Tất tần tật các thông tin về hệ thống giám sát sản xuất
Thời đại 4.0 đang ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư cho hệ thống dây chuyền sản xuất nhiều hơn. Khi nhắc đến tự động hóa, hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến robot công nghiệp, máy tự động hay dây chuyền tự động làm các hoạt động tự động hay bán tự động. Vậy bạn đã bao giờ nghĩ đến việc tự động trong quá trình giám sát sản xuất hay chưa? Quá trình tự động hóa xuyên suốt các công đoạn, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp gọi là hệ thống giám sát sản xuất . Cùng tìm hiểu khái niệm, lợi ích, ưu điểm và chức năng của hệ thống này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Những điều bạn cần biết về giám sát sản xuất
Giám sát sản xuất tự động là hoạt động xuyên suốt trong quá trình sản xuất, liên tục điều chỉnh cập nhật và quyết định năng suất, chất lượng của dây chuyền trong doanh nghiệp.
Hệ thống giám sát trong sản xuất là quy trình diễn ra tự động
1.1. Khái niệm hệ thống giám sát sản xuất là gì?
Hệ thống giám sát sản xuất là việc kiểm soát chi tiết từng công đoạn trong quá trình sản xuất tự động hóa, đây là bước tiến mới và vô cùng đột phá trong quy trình sản xuất. Nhờ hệ thống giám sát này, doanh nghiệp không cần sử dụng bảng biểu viết bằng tay hoặc các hình thức đưa thông tin thô sơ hiện có.
Quá trình giám sát thủ công đang ngày càng dễ sai sót và trở nên kém hiệu quả, phức tạp hóa dây chuyền sản xuất và tiêu tốn nhân lực, thì hệ thống giám sát tự động trong sản xuất ra đời, giúp quá trình sản xuất trở nên hiệu quả hơn, các số liệu luôn được cập nhật nhanh chóng và chính xác. Từ đó, doanh nghiệp có thể dễ dàng cập nhật và thay đổi dữ liệu, tiết kiệm chi phí và giảm thiểu được nguồn nhân lực.
Hệ thống sẽ làm việc theo thời gian thực và có thể cảnh báo được những sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất như: Thiếu nguyên vật liệu, thiết bị máy móc bỗng nhiên hỏng hóc, các thành phẩm sản xuất ra không đạt yêu cầu, công nhân thực hiện sai, phát hiện các lỗi trên sản phẩm đã hoàn thành…
Hệ thống dễ dàng cảnh báo những sự cố xảy ra bất ngờ
1.2. Hệ thống giám sát sản xuất có lợi ích ra sao?
Hệ thống giám sát trong quá trình sản xuất có rất nhiều lợi ích, giúp doanh nghiệp có thể hiển thị được các sản lượng sản xuất trên thực tế, giúp các mục tiêu trong quá trình sản xuất luôn trực quan và diễn ra liên tục theo thời gian thực, đảm bảo các kết quả luôn trung thực và chính xác.
Người quản lý và công nhân có thể chủ động hơn trong quá trình hoàn thành các mục tiêu trong quá trình sản xuất đưa ra trước đó nhờ tốc độ giám sát sản phẩm luôn diễn ra liên tục, đồng thời giúp kế hoạch sản xuất cho thể được điều chỉnh linh hoạt và chủ động hơn.
Người quản lý chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất
Các hệ thống này cũng giúp các bộ phận ở trong phòng ban cũng như dây chuyền sản xuất có thể liên lạc dễ dàng. Doanh nghiệp dễ dàng đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp để nâng cao năng suất sản xuất nhờ vào việc liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận phòng ban như: Bộ phận kinh doanh, vật tư hay kho…
Bên cạnh đó, hệ thống còn có thể hiển thị trực quan tại các vị trí quan trọng với đèn Andon, màn hình LED cùng với biển sản xuất giúp người quản lý dễ dàng nhận biết được vị trí xảy ra lỗi dễ dàng và nhanh chóng. Các thông tin trong quá trình sản xuất cũng được lưu lại trên hệ thống, dễ dàng báo cáo và in ấn. Mức độ bảo mật thông tin cao và thời gian lưu trữ lâu dài, giúp doanh nghiệp yên tâm trong quá trình sử dụng.
Đồng thời, hệ thống sản xuất qua giám sát tự động có thể được ứng dụng trên nhiều ngành sản xuất như: Gia công cơ khí, phân loại đóng gói, gia công, dây chuyền lắp ráp điện tử, lắp ráp xe máy và ô tô, điện máy, sản xuất hàng loạt, may mặc…
Hệ thống được ứng dụng trên nhiều ngành khác nhau
Ngoài ra, các hệ thống giám sát đều được kết nối từ xa thông qua mạng internet, kết nối không dây cũng giúp hệ thống hoạt động hiệu quả và bớt cồng kềnh.
1.3. Những ưu điểm của hệ thống giám sát sản xuất là gì?
1.3.1. Tiết kiệm thời gian trong việc thống kê và lưu trữ dữ liệu
So với giám sát truyền thống, thay vì phải ghi chép lại tất cả các thông tin bằng thủ công khiến mất thời gian trong việc thống kê các sự cố và có thể dẫn đến sai số nhất định, thì giám sát hệ thống được áp dụng công nghệ tiên tiến và máy được kết nối trực tiếp đến các máy tính thông qua hệ thống thiết kế chuyên dụng, giúp quá trình lưu trữ dữ liệu, báo cáo thông tin sự cố đều được lưu trữ trong suốt quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian.
1.3.2. Dễ dàng kiểm soát sự cố
Hệ thống giám sát trong quá trình sản xuất xử lý thông tin cũng như truyền tải các dữ liệu đến máy tính nhanh chóng qua mạng LAN nhờ sever, người quản lý sẽ dễ dàng nắm và kiểm soát được những sự cố diễn ra trong quá trình sản xuất thông qua màn hình máy tính.
Kiểm soát sự cố xảy ra trong quá trình sản xuất dễ dàng
Đồng thời, họ cũng có thể biết được vị trí mà dây chuyền xảy ra lỗi chính xác nhờ hệ thống được đặt tại dây chuyền sản xuất. Mặt khác, hệ thống giám sát trong quá trình sản xuất giúp doanh nghiệp có thể tổng hợp được các báo cáo chi tiết và tổng thể về thời gian hoạt động trong ngày hoặc ca làm việc và những sự cố đã xảy ra trong thời gian đó.
Người quản lý cũng có thể sử dụng những thông số đã được lưu trữ trên hệ thống giúp họ có thể phân tích được các khả năng có thể xảy ra sự cố và vị trí hoạt động của những dây chuyền đó, giúp công tác xử lý số liệu thống kê hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nguyên nhân chính xác của sự cố dễ dàng tìm ra được và khắc phục nhanh chóng.
Do vậy, hệ thống giám sát sản xuất là một thiết bị không thể thiếu trong các doanh nghiệp sản xuất, giúp người quản lý dễ dàng kiểm soát số lượng và phân tích quá trình sản xuất để dễ dàng chủ động hơn. Nếu doanh nghiệp chưa biết nên dùng phần mềm nào, vậy thì có thể tham khảo phần mềm quản lý sản phẩm hay phần mềm quản lý sản xuất 365 – một phần mềm quản lý quá trình sản xuất hiệu quả, giúp doanh nghiệp có thể đạt chất lượng cao trong quá trình sản xuất, giảm thiểu sự cố và tiết kiệm tối đa thời gian.
2. Hệ thống giám sát sản xuất có chức năng gì?
2.1. Hiển thị thông tin sản xuất
Hệ thống giúp doanh nghiệp biết được toàn bộ những thông tin về sản lượng trong kế hoạch cho đến những giá trị thực tế đến thời gian hiện tại, giúp doanh nghiệp có thể so sánh và điều chỉnh kịp thời giá trị sản lượng khi sản xuất. Các nhân viên và người quản lý cũng có thể biết được công suất mà mình thực hiện, qua đó có cách thức điều chỉnh sao cho phù hợp, tiết kiệm tối đa về chi phí.
Các thông tin trong quá trình sản xuất đều được hiển thị
2.2. Lưu trữ các thông tin nhanh và in ấn báo cáo
Các thông tin và dữ liệu qua hệ thống giám sát đều có thể lưu trữ nhanh chóng, giúp quá trình báo cáo in ấn thêm hiệu quả hơn. Đồng thời, hệ thống có thể ứng dụng các mẫu báo cáo trong nhiều ngành khác nhau như: Hóa chất, sản xuất thực phẩm, dệt may, mỹ phẩm, điện tử…
2.3. Luôn thông báo tức thời
Các công đoạn quan trọng luôn được hiển thị trên hệ thống theo cách trực quan nhất, giúp doanh nghiệp có thể phát hiện nhanh chóng các công đoạn trục trặc hay gặp vấn đề nhờ báo cáo qua hệ thống, doanh nghiệp có thể nhanh chóng cho dừng dây chuyền sản xuất để chất lượng sản phẩm không bị ảnh hưởng.
Thông báo sự cố tức thời
2.4. Quản lý chất lượng sản phẩm
Vì nắm được chi tiết các công đoạn trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp có thể phát hiện ra vấn đề nhanh chóng và kịp thời, chất lượng sản phẩm được cải thiện hơn và tránh sai sót trong quá trình sản xuất. Các sai sót của sản phẩm cũng được hệ thống lưu lại để những nhân viên không mắc phải trong quá trình sản xuất.
2.5. Hỗ trợ quản lý từ xa
Trong thời đại công nghệ số phát triển, nhiều giải pháp và giám sát trong doanh nghiệp đều được cải tiến nhanh chóng, bao gồm cả hệ thống giám sát trong quá trình sản xuất. Nhờ chức năng quản lý từ xa, nhà quản lý có thể sử dụng phần mềm ở bất cứ đâu mà vẫn theo dõi được quá trình sản xuất, nhân viên cũng dễ dàng tương tác và liên lạc với nhà quản lý để báo cáo tình trạng sản xuất. Đồng thời, nhà quản lý dễ dàng đưa ra quyết định chỉ nhờ một số thao tác đơn giản.
Quản lý từ xa dễ dàng
Ngoài ra, các nguyên vật liệu cũng được hệ thống giám sát chi tiết. Bởi nếu kho hàng không đáp ứng đủ những mặt hàng cần thiết và nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, quy trình sản xuất có thể bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, hệ thống sản xuất sẽ dựa theo sản lượng thực tế và định mức trước đó để thông báo khi các nguyên vật liệu sắp đến mức quy định.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được những thông tin cần thiết về hệ thống giám sát sản xuất. Đây là một hệ thống giám sát chi tiết các công đoạn của quá trình sản xuất, giúp doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng và tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời, nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc quản lý và theo dõi chất lượng của sản phẩm, dễ dàng phát hiện những sự cố xảy ra bất ngờ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Kế hoạch sản xuất bằng Excel
Bạn đã biết cách lập kế hoạch sản xuất chỉ nhờ phần mềm Excel hoàn toàn miễn phí? Nhanh tay truy cập bài viết dưới đây để biết cách kế hoạch sản xuất bằng Excel nhé!
Kế hoạch sản xuất bằng Excel
Chia sẻ: