Tất tần tật các bước trồng “thần dược” chùm ngây của mẹ 9x ở Thủ đô
Đó là thông điệp mà bà mẹ trẻ 9x Nguyễn Bích Huệ (Đống Đa, Hà Nội) muốn chia sẻ với các nông dân phố.
Đặc biệt là khi nắng nóng của mùa hè đang giảm dần thì đây được xem là thời điểm “vàng” để bạn có thể bắt tay vào trồng và chăm bón cho những chậu, khóm rau chùm ngây được trưởng thành, tươi tốt ngay tại nhà mình.
Chùm ngây, hay còn gọi là ba đậu dạị, có xuất xứ từ vùng Nam Á và được trồng nhiều ở cả châu Á và châu Phi với lịch sử hơn 4 ngàn năm. Trong tiếng Anh, cây chùm ngây còn nhiều tên gọi khác nhau vì giá trị dinh dưỡng cao của nó như “cây thần diệu”, “cây kỳ quan”, “cây vạn năng”… Với đặc điểm vô cùng dễ trồng và lợi thế giúp cung cấp loại rau giàu dinh dưỡng cho cả gia đình, thì không có lý do gì để bạn từ chối việc trồng một vài cây chùm ngây chăm sóc từng bữa ăn cho cả nhà.
Để có được những bụi chùm ngây tốt um ngay tại nhà mình, chị Bích Huệ chia sẻ: “Trồng chùm ngây không khó, chỉ cần bớt chút thời gian cuối tuần là bạn đã có thể trồng tại nhà mình những cây chùm ngây rồi đấy”.
Theo chị Huệ, để trồng được chùm ngây thì tất tần tật cần có 3 bước như sau:
Bước 1: Chọn ngâm giống
Nếu bạn mua hạt giống, sau khi mua về bạn cần ngâm hạt giống cây chùm ngây trong nước ấm 24 giờ.
Sau khi ngâm hạt cây chùm ngây xong thì vớt ra trộn với cát và ủ trong bao tải, hoặc rơm rạ mỗi ngày tưới một lần, 3 – 6 ngày sau hạt nẩy mầm.
Kế tiếp, bạn đem hạt chùm ngây ươm vào bao nhựa hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp có khoét lỗ rút nước, tưới nước vừa đủ ẩm và tránh sũng nước, 3 – 5 ngày sau đó cây sẽ nhú lên
Cứ thế đợi sau khi nhú mầm, hệ thống rễ cây cũng lớn dần tạo độ bám giúp cây vững chãi hơn.
Cũng trong giai đoạn đầu tiên này, mẹ 9x Bích Huệ lưu ý tới các nông dân phố khác, “trong giai đoạn nay bạn nên đào lỗ rộng gấp đôi và sâu gấp đôi trong chậu nhựa, mỗi lỗ đào cách nhau từ 1,5m – 2m. Sau đó, bạn tiến hành cắt đáy, rạch hai bên, nếu được xé toạc lấy chậu và bao ra khỏi lỗ, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Đổ một lớp đất xốp trước khi đặt chậu hoặc bao nilon xuống, cuối cùng là phủ, nén lớp đất xốp xung quanh và mặt trên, giữ ẩm 2 – 3 tuần cây sẽ sống khoẻ, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước”.
Bước 2: Chăm sóc cây con
Cây chùm ngây chuộng đất ráo nước, nhiều cát, dù là đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn hán, ưa nắng. Cây hầu như không bị sâu bệnh hại do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước tưới. Tuy nhiên cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được thoát nước tốt.
Ở giai đoạn này, khi cây non mọc lên, bạn cần tiếp tục tưới nước hằng ngày và cắm một que tre cao 5 tấc cạnh cây chùm ngây con, cột dây (mục đích giữ cho cây không bị ngã trong quá trình tưới).
Cây giống phát triển rất nhanh, sau 1 tháng cây cao tầm khoảng 25 – 30 cm, rễ ăn đầy bầu thì có thể mang ra đất hoặc tách từng cây vào chậu cỡ lớn để trồng.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý, gỗ chùm ngây khá mềm, giòn nên thân cành dễ bị gãy trong mưa bão. Do đó nếu trồng cây để khai thác, người trồng nên cắt tỉa ngọn cây khi đạt độ cao nhất định, vừa tiện thu hái; vừa kích thích cây đâm tược, nảy cành theo cấp số nhân như tán dù; vừa hạn chế thiệt hại do gãy đổ.
Cây chùm ngây chuộng đất ráo nước, nhiều cát, dù là đất xấu cũng dễ mọc, chịu được hạn hán, ưa nắng. Cây hầu như không bị sâu bệnh hại do đó chăm sóc cây không cần điều kiện gì đặc biệt về phân bón và nước tưới. Tuy nhiên cây không chịu được úng ngập và dễ chết nếu không được thoát nước tốt.
Nếu bạn muốn bón thúc thì cần đào rãnh xung quanh gốc cây, sâu 15 – 20cm, rộng 20 – 25cm, bón phân xuống rồi lấp đất và tưới nước. Ngoài ra cần sử dụng phân bón lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây. Trong đó, chị Huệ khuyên, |”tốt nhất, bạn nên tìm mua phân hữu cơ để bón cho cây chùm ngây. Các loại phân bón này, bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán giống cây trồng.
Ngoài ra có một lưu ý nhỏ bạn cần nhớ đó là, bạn phải thường xuyên quan sát cây trong quá trình sinh trưởng, chú ý ốc sên gây hại, và các loại sâu xanh ăn lá. diệt sâu hại và ốc sên bằng biện pháp thủ công, bắt bằng tay vào buổi tối.
Bước 3: Chuẩn bị thu hoạch
Khi chùm ngây đã được 3 tháng tuổi thì sẽ bắt đầu cho thu hoạch.
Cây cao 60cm bắt đầu cắt ngọn và mỗi tháng tiến hành tỉa cành thúc đẩy cây đâm chồi, chăm sóc bón phân, sau 6 tháng tuổi, cây cao khoảng 2 mét, là thời gian bắt đầu thu hoạch chính, trung bình cây đã có thể cho 600g lá tươi /cây /tháng.
Nếu trồng trong chậu hoặc thùng xốp, bạn lưu ý nên thường xuyên cắt lá, tỉa ngọn để hạn chế độ cao cho cây, giúp cây tạo tán rộng để dễ dàng đặt ở các vị trí như hiên nhà, ban công, sân thượng và tiện lợi hơn cho việc thu hái.
Mặc dù cây chùm ngây là một món ăn dinh dưỡng rất tốt đặc biệt cho phụ nữ mới sinh và con nhỏ. Tuy nhiên khi có thai, hormon thai nghén là progesterone bài tiết làm mềm tử cung khiến cơ tử cung không co bóp. Còn alpha-sitosterol trong rau chùm ngây gây co cơ trơn tử cung và làm sẩy thai. Vì thế các nhà khoa học nhắc nhở “phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây”.