[Tất tần tật] Lớp học vui nhộn cùng những trò chơi tập thể!

Ngày nay, giáo dục ngày càng ngày càng được chú trọng và ngày càng có nhiều phương pháp hơn để nâng cao chất lượng học tập. Một trong những phương pháp đó là kết hợp học tập cùng những trò chơi tạo nên một lớp học vui nhộn, kích thích hứng thú học của học sinh.

Lớp học vui nhộn là lớp học như thế nào?

Lớp học vui nhộn là lớp học mà ở đó học sinh không những được tiếp thu kiến thức trong sách vở mà còn có thêm những kiến thức xã hội, kỹ năng sống với không khí luôn luôn sôi nổi, chủ động trong học tập. Học sinh được tham gia vào những trò chơi vui vẻ nhưng bổ ích và củng cố kiến thức đã được học.

lớp học vui nhộn

 

Mục đích của những trò chơi đó là giúp học sinh nâng cao sự tự tin, tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập, ghi nhớ bài học dễ dàng hơn và nâng cao tính đoàn kết của lớp học.

Vậy làm cách nào để tổ chức được những trò chơi cho lớp học vui nhộn?

Thứ nhất đó chính là phương pháp dạy học mới mẻ, kích thích hứng thú học của học sinh, kết hợp giữa việc học tập và các trò chơi phù hợp với từng đối tượng học sinh khác nhau. Giáo viên và học sinh cùng nhau chủ động, sáng tạo trong học tập.

Thứ hai là học sinh cần có thái độ nghiêm túc trong việc học tập cũng như chơi trò chơi, có tinh thần học tập và tích cực tham gia các hoạt động dạy và học.

lớp học vui nhộn

Để làm được như vậy, chúng ta cần có một quá trình từ từ thay đổi, thoát ra khỏi việc dạy – học theo kiểu truyền thống. Học sinh đến lớp không chỉ còn việc nghe giảng – ghi chép nữa mà cũng tham gia đóng góp bài dạy và cùng tạo ra không khí giúp lớp học vui nhộn.

Một số trò chơi giúp lớp học vui nhộn

Trò chơi dành cho lớp học vui nhộn bậc tiểu học

Ở bậc tiểu học, học sinh vẫn còn nhỏ tuổi và khá ham chơi nên dễ cuốn theo việc chơi hơn là học. Do đó, cần có những trò chơi cuốn hút nhưng có nhiều kiến thức bài học để học sinh có thể nhớ và nắm bài nhanh và kỹ hơn.

  • Hái hoa dân chủ

“Hái hoa dân chủ” là một trò chơi “kinh điển” của bậc tiểu học. Trò chơi này có cách chơi và luật chơi khá đơn giản, phù hợp mọi môn học.

Chuẩn bị: 1 chậu hoa hoặc cây giả có nhiều bông hoa khác nhau. Mỗi bông hoa treo 1 đến 2 tờ giấy có câu hỏi của môn học.

hái hoa dân chủ

Luật chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ, từng nhóm cử đại diện lên “hái hoa”, mỗi lượt chỉ được hái một bông hoa, ai nhanh nhất sẽ giành được. Nếu học sinh không trả lời được phải chuyển nhượng cho bạn nhanh thứ hai và lần lượt bạn thứ ba,… 

Kết thúc trò chơi, nhóm nào trả lời được nhiều nhất sẽ chiến thắng, các nhóm còn lại bị phạt (hát hoặc nhảy lò cò,…)

Mục đích: trò chơi giúp học sinh rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo, ghi nhớ được kiến thức bài học.

  • Trả lời hay bị phạt

Chuẩn bị: Cho học sinh chuẩn bị các câu hỏi liên quan đến kiến thức bài đã học.

Luật chơi: Chia học sinh thành các nhóm nhỏ. Lần lượt từng nhóm sẽ cử đại diện đặt câu hỏi cho các nhóm khác trả lời. Nếu giơ tay xin trả lời mà trả lời sai sẽ bị phạt.

Mục đích: Củng cố bài dạy, nhắc lại kiến thức, tăng sự linh hoạt, nhanh nhạy cho học sinh

  • Tìm từ láy theo chủ đề

Luật chơi: Giáo viên đưa ra 1 chủ đề (ví dụ: màu sắc, con vật, cây cối,…) để học sinh tìm từ láy và học sinh lần lượt trả lời từ trái qua phải, từ đầu lớp đến cuối lớp,… bạn nào không nghĩ ra từ mà các bạn khác vẫn nghĩ ra được sẽ bị phạt.

Mục đích: Mở rộng vốn từ, giúp học sinh linh hoạt hơn khi sử dụng từ ngữ, tăng sự nhạy bén

Trò chơi dành cho lớp học vui nhộn bậc trung học cơ sở

Bước lên bậc trung học cơ sở, học sinh đã có sự trưởng thành. Vì vậy, những trò chơi sẽ mang nhiều kiến thức và nghiêm túc hơn nhưng vẫn giữ được sự sôi động, vui nhộn.

  • Đúng hay sai?

đúng hay sai

Luật chơi: Giáo viên chuẩn bị các câu hỏi về kiến thức của bài đã học theo dạng đúng/sai. Học sinh có cho mình mỗi người có riêng cho mình 1 tấm thẻ 2 mặt: 1 mặt ghi “Đúng” và 1 mặt ghi “Sai”. Giáo viên đọc câu hỏi và học sinh giơ thẻ ngay lập tức. Học sinh nào giơ thẻ sai hay chậm hơn cả lớp sẽ bị phạt. (hát, nhảy,…)

Mục đích: Củng cố kiến thức bài học, tăng sự nhanh nhẹn, nhạy bén

  • Nối thơ

Luật chơi: Giáo viên nêu tên một bài thơ bất kỳ đã học từ đầu học kỳ có trong sách, học sinh lần lượt đọc, mỗi học sinh đọc ít nhất 3 từ trong bài thơ và có thể ngắt nghỉ tùy vị trí. Học sinh đầu tiên đọc xong sẽ chỉ định một bạn bất kì đọc tiếp, cứ thế đến hết bài.

Mục đích: Giúp học sinh ghi nhớ bài thơ nhanh hơn và dễ dàng hơn, tăng sự nhạy bén

  • Ai nhanh hơn?

ai nhanh hơn

Luật chơi: Chia lớp học thành 2 – 3 nhóm nhỏ. Giáo viên đưa ra chủ đề và học sinh phải di chuyển thật nhanh lên bảng viết những từ khóa có liên quan, mỗi bạn viết xong về đập tay với bạn tiếp theo của nhóm mình thì bạn tiếp theo mới có thể di chuyển. Trong thời gian quy định, nhóm nào viết được nhiều hơn là chiến thắng.

Mục đích: Củng cố kiến thức bài học, tăng sự nhanh nhẹn, nhạy bén

Trò chơi dành cho lớp học vui nhộn bậc trung học phổ thông 

Lên đến bậc trung học phổ thông, học sinh đã gần trưởng thành, lượng kiến thức cần tiếp thu mỗi ngày cũng khá lớn. Tuy nhiên các trò chơi vẫn cần mang tính vui nhộn để học sinh có thể thoải mái, giảm áp lực học hành mà vẫn có thể ghi nhớ bài tốt.

  • Tác giả tác phẩm

Chuẩn bị: 4 loại thẻ tên: Tên tác giả, tên tác phẩm, ngày sinh của tác giả, quê quán của tác giả. Làm thành 2 -3 bộ, tùy theo số lượng nhóm của lớp học

Luật chơi: Mỗi đội nhận được 1 bộ 4 loại thẻ trên và phải sắp xếp sao cho tên tác phẩm – tên tác giả – ngày sinh tác giả và quê quán phải chính xác. Đội nào có nhiều tác phẩm đúng hơn là chiến thắng.

Mục đích: Củng cố bài học, giúp học sinh ghi nhớ kiến thức, tăng sự đoàn kết cho lớp học

  • Tam sao thất bản

Luật chơi: Chia lớp học thành 2-3 nhóm có số lượng bằng nhau, mỗi nhóm xếp theo hàng dọc. Các nhóm lần lượt thi. Giáo viên hoặc quản trò sẽ đọc một câu kiến thức bài học cho bạn đầu tiên. Các bạn truyền lần lượt từng người và người cuối cùng phải viết câu đó vào tờ giấy.

tam sao thất bản

Và trong khi 1 nhóm thi thì các nhóm khác có thể làm những hành động làm nhiễu loạn việc truyền thông tin. Nhóm nào có số câu trả lời đúng nhiều hơn là chiến thắng.

Mục đích: Củng cố bài học, giúp học sinh đoàn kết, rèn luyện sự tập trung và  biết lắng nghe

  • Chọn đâu cho đúng

Luật chơi: Chia lớp học thành 2-3 nhóm nhỏ, số lượng bằng nhau. Các nhóm cử 1 đại diện mỗi lượt chơi. Giáo viên đưa ra câu hỏi trắc nghiệm có sẵn đáp án để chọn. Học sinh sẽ viết phương án lựa chọn lên bảng. Lần lượt như thế đến hết thành viên. Nhóm nào trả lời đúng nhiều nhất là chiến thắng. 

chọn đâu cho đúng

Mục đích: củng cố bài học, tăng sự nhanh nhẹn, nhạy bén

Nhóm thắng cuộc trong những trò chơi trên có thể tích lũy điểm, mỗi lần thắng sẽ được 1 điểm và tích lũy dần qua từng tiết học, và 10 lần thắng có thể được điểm 10 kiểm tra miệng.

Trên đây là một số trò chơi Giupviectot.vn cung cấp giúp lớp học vui nhộn để có thể nâng cao chất lượng và khuấy động không khí học tập của học sinh. Việc tạo không khí vui vẻ, thoải mái rất quan trọng trong việc học tập, giúp học sinh tiếp thu bài học tốt hơn, có thêm các phương pháp để ghi nhớ bài học.

Chúc thầy cô và các bạn học sinh đạt được kết quả tốt trong việc dạy và học!

🌎 Kết nối với GiupViecTot.vn

👉Website: https://giupviectot.vn/

👉Địa chỉ: Số 7, Ngõ 1 Nhân Hòa, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.

👉Hotline: 0397 898 670                   

👉Email: [email protected]

👉Facebook: https://www.facebook.com/giupviectothanoi/

👉Twitter: https://twitter.com/giupviectotvn

👉Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC4DQgLULiU3Zot_50fMFjhQ?view_as=subscriber