Tất cả những điều về Pi Network là gì? | Hướng dẫn cơ bản dành cho bạn
Pi Network muốn đưa hoạt động khai thác đến với công chúng. Họ có thể thành công không?
Mục Lục
Nội dung
Pi Network gần đây đã tạo ra tiếng vang cũng như những tranh cãi. Vậy, Pi Network (PI) là gì? Pi Network được sử dụng để làm gì? Và Pi Network hoạt động như thế nào?
Giải thích về Pi Network
Pi Network hướng tới mục tiêu trở thành tiền điện tử đưa được hoạt động khai thác đến với công chúng một cách cơ bản. Trong khi phương pháp bằng chứng công việc-proof-of-work (PoW) truyền thống để mint tiền điện tử mới đã thu hút được rất nhiều sự chú ý không mong muốn do tiêu thụ nhiều năng lượng, PI lại sử dụng một thứ gọi là giao thức đồng thuận stellar. Điều này cho phép một số người dùng nhất định trên network, được gọi là các node (nút), xác thực các giao dịch trên một sổ cái phân tán và đạt được sự đồng thuận về thứ tự của các giao dịch mới được ghi lại trên sổ cái.
Các node tạo thành các nhóm từ ba đến năm người đáng tin cậy mà từng người dùng của network biết đến. Sau đó, về lý thuyết, họ xây dựng một mạng lưới, ngăn chặn các giao dịch gian lận, bởi vì các giao dịch chỉ có thể được xác thực nếu các node được tin cậy chấp thuận.
Một điểm khác biệt nữa là tiền tệ được khai thác thông qua một ứng dụng điện thoại di động. Mặc dù có vẻ như điều này tốn rất nhiều năng lượng, nhưng những người đứng sau Pi Network lập luận phủ nhận rằng: “Pi đảm bảo an toàn cho sổ cái của mình khi các thành viên xác nhận tính đáng tin cậy của nhau. Điều này tạo thành một network các ‘vòng tròn bảo mật’ lồng vào nhau để xác định ai có thể thực hiện các giao dịch. Cách tiếp cận mới này cho phép khai thác tiền điện tử trên điện thoại bằng cách tận dụng các kết nối xã hội hiện có của bạn, không cần chi phí, không hao pin và có ít để lại dấu ấn trên hành tinh. ”
Trong Pi Network, có bốn kiểu người dùng:
- Người tiên phong. Những người này sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động của Pi Network hàng ngày, xác nhận rằng họ không phải là rô bốt và khai thác tiền điện tử của Pi Network. Họ cũng có thể yêu cầu giao dịch từ những người tiên phong khác.
- Cộng tác viên. Những người này sử dụng ứng dụng và lập danh sách những người tiên phong mà họ biết và tin tưởng.
- Đại sứ. Họ giới thiệu người dùng mới với ứng dụng Pi.
- Node (nút). Những người này vừa là người tiên phong vừa là cộng tác viên, nhưng họ cũng chạy phần mềm nút PI trên máy tính của mình. Như chúng ta đã thấy, họ chịu trách nhiệm xác thực các giao dịch và tạo ra network đáng tin cậy giúp thực hiện điều đó.
Lịch sử của Pi
PI được thành lập bởi Nicolas Kokkalis và Chengdiao Fan. Cả Kokkalis và Fan đều có bằng tiến sĩ từ Đại học Stanford ở Hoa Kỳ, trong đó Kokkalis có bằng khoa học máy tính và Fang có bằng tiến sĩ nhân học điện toán. Khái niệm về Pi Network xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2019 khi ứng dụng ra mắt. Năm 2020 là năm ra mắt testnet của network và số lượng người tiên phong đang hoạt động đạt con số một triệu.
Từ cuối tháng 6 năm 2021 đến cuối tháng 9 năm đó, Pi tổ chức hackathon đầu tiên, #BuildPi2gether, “một sự kiện hợp tác nơi những người tiên phong và nhà phát triển cùng tham gia để xây dựng tương lai cho Pi”. Họ đã trao tổng cộng 100.000 USD và 100.000 PI cho các dự án hàng đầu trong các hạng mục ứng dụng dành cho doanh nghiệp và hệ sinh thái.
Vào ngày 25/11, Pi Network cho biết họ đã vượt qua 29 triệu người dùng. Con số đó có nghĩa là có 61.120 người tiên phong tham gia mạng lưới mỗi ngày. Vào cuối tháng 12, mainnet (mạng chính) đã được khởi chạy, mặc dù tại thời điểm viết bài (ngày 31/01/2022), không có sàn giao dịch nào niêm yết đồng coin này.
Tiền điện tử PI
Bởi vì nó không có sẵn để giao dịch công khai, tiền điện tử Pi Network (PI) có mức ứng dụng hạn chế. Nếu mọi người không thể mua, bán hoặc trao đổi đồng PI thì đồng coin này đã không thực hiện được ứng dụng phổ biến nhất đối với bất kỳ loại tiền điện tử nào. Tuy nhiên, mọi người sẽ có thể mua và bán mọi thứ trên thị trường peer-to-peer (ngang hàng) của Pi Network, vì vậy, ứng dụng nên có một số tiện ích, dù cho các tiện ích này còn hạn chế.
Về nguồn cung của đồng coin, tốc độ khai thác của PI giảm một nửa từ 1,6 Pi mỗi giờ khi đạt 100.000 người dùng, giảm một nửa xuống 0,4 Pi Network (PI) một giờ khi đạt một triệu, sau đó giảm một nửa xuống 0,2 PI khi đạt 10 triệu. Tốc độ này sẽ tiếp tục giảm một nửa, đạt con số 0 khi chạm một tỷ người dùng. Việc giảm một nửa này được thực hiện để tăng sự khan hiếm và nâng cao giá trị của token. Những người dùng sớm có khả năng tiếp cận với nguồn PI lớn hơn những người đến sau. Ngoài ra còn có phần thưởng cho người giới thiệu và nhà phát triển.
PI vẫn chưa được niêm yết trên các sàn giao dịch – Ảnh: Shutterstock
Tính khả dụng của PI
Pi Network vẫn chưa được niêm yết trên các sàn giao dịch, mặc dù mainnet (mạng chính) đã hoạt động vào ngày 28/12/2021. Điều này có nghĩa là trên thực tế, đồng coin này chưa xuất hiện trên thị trường mở. Hơn nữa chúng tôi hoàn toàn không biết giá của PI hiện tại cũng như trong tương lai, cách PI sẽ phản ứng với các sự kiện nhất định trong thị trường tiền điện tử. Chúng tôi không biết liệu đây có phải là một loại tiền điện tử đi theo xu hướng hay sẽ đi ngược lại nó.
Mặc dù đã có một số dự đoán về giá PI, vẫn còn nhiều điều không chắc chắn, các dự báo dựa trên thuật toán thường nhất quán nhưng không phải luôn chính xác được thay thế bằng cái suy đoán. Ví dụ: WalletInvestor đã từ gỡ dự đoán giá PI của mình và nói rằng: “Đơn vị tiền tệ này không được cập nhật kể từ ngày 24/12/2017 vì một số lý do: thiếu dữ liệu hoặc tiền điện tử bị thu hồi.” Tuy nhiên, họ gợi ý rằng giá của PI nên là 0,007077, đây cũng có thể là phỏng đoán giống mọi khi.
Nhóm nghiên cứu đằng sau PI thừa nhận rằng, hiện tại thì đồng coin này không có bất kỳ giá trị nào, họ cho biết: “Hiện nay PI có giá trị xấp xỉ 0 USD/euro, v.v. tương tự như bitcoin vào năm 2008. Giá trị của Pi sẽ được hỗ trợ bởi thời gian, sự chú ý, hàng hóa và các dịch vụ do các thành viên khác trong network cung cấp. Bằng cách tập hợp sự chú ý của chúng ta, hàng hóa và dịch vụ xung quanh một loại tiền tệ chung, các thành viên của Pi tìm cách thu được nhiều hơn các giá trị thường dành cho các ngân hàng, những gã khổng lồ công nghệ (ví dụ: Facebook, Amazon) và các trung gian khác.
“Lúc này, chúng tôi đang đặt cơ sở hạ tầng cho thị trường và tiền tệ kỹ thuật số này bằng cách phân phối tiền tệ, xây dựng cộng đồng và phát triển công nghệ để đảm bảo tính bảo mật của nó”.
Công nghệ và bảo mật
Pi Network chưa tổ chức ICO – Ảnh: Shutterstock
Một trong những tuyên bố lớn nhất – rằng ứng dụng Pi Network không làm tiêu hao quá mức pin của điện thoại di động – dường như chưa được kiểm tra đúng cách. Tuy nhiên, mining thường được sử dụng như một thuật ngữ để chỉ việc khai thác tiền điện tử thông qua giao thức đồng thuận bằng chứng công việc-proof-of-work (PoW), như chúng ta đã biết là không áp dụng cho Pi. Mặc dù có rất ít tuyên bố trên internet về các vấn đề liên quan đến pin điện thoại do ứng dụng Pi gây ra, không đồng nghĩa là các vấn đề này không xảy ra hoặc sẽ không xảy ra. Việc nâng cấp hệ điều hành di động diễn ra thường xuyên và không có gì lạ khi các ứng dụng gặp sự cố trên một hệ thống mới. Đây không phải muốn nói rằng ứng dụng Pi sẽ gặp vấn đề như vậy, nhưng đó là một điều cần lưu ý.
Pi Network cho biết họ sẽ không tổ chức đợt phát hành tiền điện tử lần đầu (ICO) cho token của mình,vì vậy mà mọi thứ mang tên ICO PI đều là lừa đảo. Họ đã đăng dòng tweet: “Pi được khai thác tự do bằng cách đóng góp vào hệ sinh thái. Tất cả số Pi đã khai thác chỉ có thể được xác nhận từ bên trong ứng dụng của Pi. Bất kỳ trang web nào yêu cầu bạn xác nhận Pi bằng các cách khác đều là giả mạo. Pi chạy trên blockchain của riêng nó (giai đoạn khép kín), do đó, các nhóm bán hàng hoặc thanh khoản trên các chuỗi khác nhau cũng là lừa đảo”.
Lo ngại về lừa đảo
Đã có những lo ngại bày tỏ rằng Pi Network là một trò lừa đảo. Trang web của network này muốn phủ nhận điều này, họ nói rằng: “Pi không phải là một trò lừa đảo. Đó là một nỗ lực thực sự của một nhóm sinh viên tốt nghiệp Stanford nhằm cung cấp cho mọi người khả năng tiếp cận nhiều hơn với tiền điện tử hàng ngày .
“Nhóm chủ lực của Pi được lãnh đạo bởi hai Tiến sĩ Stanford và một Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Stanford, tất cả đều đã giúp xây dựng cộng đồng blockchain của Stanford. Chúng tôi không thể đảm bảo rằng dự án sẽ thành công. Tuy nhiên, chúng tôi hứa sẽ nỗ lực nhất để biến ước mơ chung của chúng tôi thành hiện thực, đồng thời duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về sự minh bạch. ”
Phản bác lại điều này, chuyên gia tiền điện tử Việt Nam Đặng Minh Tuấn cho biết ông cảm thấy có khả năng người dùng sẽ “mất thông tin cá nhân, mất thời gian, mất tài nguyên điện thoại và có thể mất thêm các thông tin khác trên thiết bị”, trong khi người dùng phải mất công sức để lôi kéo người khác vào cái gọi là vòng tròn “Niềm tin” khá giống đa cấp.
“Nếu dự án đã có ứng dụng di động và máy chủ back-end (máy chủ thực hiện quá trình xử lý thực tế), tại sao không mở mã nguồn cho cộng đồng xem?” Tuấn nói.
Gần đây, quảng cáo cũng đã được thêm vào ứng dụng của Pi Network, điều này có thể cho thấy rằng mục đích chính của phần mềm có thể là kiếm tiền từ người dùng. Mọi người cũng phải cung cấp cho ứng dụng họ tên đầy đủ, số điện thoại và thông tin chi tiết về Facebook. Việc người dùng mới chỉ có thể đăng ký bằng mã giới thiệu từ người dùng PI hiện tại cũng có thể dẫn đến lo ngại đây là một mô hình đa cấp. Mặt khác, người dùng chỉ có thể kiếm được PI từ network trực tiếp của họ chứ không phải từ network kết nối của họ, đó là cách các kế hoạch tiếp thị đa cấp như kế hoạch kim tự tháp thường hoạt động.
Sau những lưu ý, chúng tôi nhắc rằng không chắc Pi Network là một trò lừa đảo. Tuy nhiên, giống như với bất kỳ loại tiền điện tử mới nào, điều quan trọng là phải thận trọng. Hoàn toàn có khả năng một loại tiền điện tử, chẳng hạn như PI, có thể được tung với những mục đích tốt đẹp nhất, nhưng vẫn thất bại và cuối cùng mang lại cho các nhà đầu tư kết quả giống như thể họ đã đầu tư vào một đồng coin lừa đảo – tức là mất tất cả tiền của họ. Chúng tôi sẽ cần phải xem điều gì xảy ra khi đồng coin này bắt đầu được giao dịch trên các sàn giao dịch.
Các câu hỏi chưa được trả lời
Chúng tôi đã hỏi Pi Network những câu hỏi sau:
- Pi Network coin được sử dụng để làm gì?
- Ông/bà có biết PI có thể có giá trị gì không?
- Ông/bà có thể trấn an các nhà đầu tư tiềm năng rằng PI không phải là một trò lừa đảo?
- Ông/bà có kế hoạch nào để mở một sàn giao dịch cho phép mọi người mua và bán PI không?
- Khi nào các sàn giao dịch sẽ bắt đầu niêm yết PI?
- Tại sao người dùng cần giới thiệu để tham gia?
- Dữ liệu của người dùng có được giữ an toàn không? Bằng cách nào?
- Tại sao có quảng cáo trên ứng dụng Pi Network?
Chúng tôi vẫn chưa nhận được trả lời. Chúng tôi sẽ cho bạn biết khi nhận được chúng.
Câu hỏi thường gặp
Pi Network được bắt đầu khi nào?
Pi Network bắt đầu vào năm 2019, nhưng mainnet (mạng chính) của nó ra mắt vào tháng 12 năm 2021. Đồng coin vẫn chưa có sẵn trên bất kỳ sàn giao dịch nào.
Ai đã tạo ra Pi Network?
Pi Network được tạo ra bởi các tiến sĩ Nicolas Kokkalis và Chengdiao Fan của Đại học Stanford.
Ai sở hữu Pi Network?
Có thể là những người sở hữu token thông qua khai thác nó trên ứng dụng hoặc những người sáng lập hệ thống, Nicolas Kokkalis và Chengdiao Fan.
Pi Network có an toàn không?
Theo trang web của network “vòng kết nối bảo mật duy trì bảo mật tiền tệ bằng cách xây dựng sơ đồ niềm tin toàn cầu để ngăn chặn những kẻ xấu thực hiện các giao dịch gian lận”. Tuy nhiên, nếu bạn đang giữ PI, bạn cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa thông thường, chẳng hạn như đảm bảo không ai có được thông tin chi tiết về khóa bảo mật của bạn. Một lần nữa, cần lưu ý rằng bạn cần cung cấp một số thông tin nhất định, chẳng hạn như tên, số điện thoại và thông tin Facebook, điều này có thể đáng lo ngại.
PI coin có tương lai không?
Có lẽ là có. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta không thể nói trước được điều gì cho đến khi đồng coin bắt đầu được giao dịch trên thị trường mở. Vẫn có khả năng đây là một trò lừa đảo, hoặc nếu không thì cũng có khả năng dự án sẽ thất bại. Mặt khác, PI có thể là một loại tiền điện tử hợp pháp và có thể trở nên rất phổ biến. Chúng ta phải chờ xem, nhưng trong thời gian chờ đợi, cần phải thận trọng.
Đọc thêm