Tất Tần Tật Về Chức Năng Nhiệm Vụ Của Phòng Nhân Sự
Phòng nhân sự là một trong những phòng ban chức năng không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Vậy, phòng nhân sự là gì? Chức năng nhiệm vụ của phòng nhân sự trong một doanh nghiệp là gì? Vai trò của phòng nhân sự như thế nào trong doanh nghiệp?
Mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Phòng nhân sự trong công ty đóng vai trò gì?
Trong một doanh nghiệp, phòng nhân sự có vai trò tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phòng nhân sự còn phụ trách việc quan tâm và chăm lo đời sống tinh thần của của nhân viên.
Phòng nhân sự đại diện công ty tham gia vào việc xử lý các tranh chấp tại công sở, xây dựng và quản lý chế độ đãi ngộ cho nhân sự.
Có thể thấy, phòng nhân sự có vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả và ngày càng phát triển thông qua việc xây dựng, quản lý, đào tạo phát triển chất lượng nguồn nhân lực.
Phòng nhân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp
Chức năng nhiệm vụ của phòng nhân sự công ty
Cùng Glints tìm hiểu các chức năng nhiệm vụ của phòng nhân sự trong một doanh nghiệp sẽ như thế nào nhé.
Chức năng của phòng nhân sự trong doanh nghiệp
Dưới đây là 4 chức năng phổ biến của phòng nhân sự.
Chức năng tuyển dụng
Đây là chức năng chính và trọng tâm của phòng nhân sự.
Tuyển dụng được hiểu là quá trình tìm kiếm và lựa chọn ứng viên phù hợp với vị trí công việc mà công ty đang tìm kiếm. Để đạt được thành công, một doanh nghiệp cần biết cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực của mình, trong đó không thể không nhắc tới nguồn lực nhân sự.
Phòng nhân sự có chức năng đảm bảo lượng nhân sự để hoạt động của công ty diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhân sự này cũng cần được bảo đảm chất lượng để làm việc hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu của công việc.
Hiện nay, thị trường đang không ngừng biến động, do đó cách duy nhất để giúp doanh nghiệp tồn tại và tiếp tục phát triển là có một chiến lược kinh doanh xuất sắc. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc rất lớn vào đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp.
Do vậy, phòng nhân sự cần thực hiện tốt chức năng tuyển dụng đảm bảo chất lượng nguồn nhân sự để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và từng bước đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Đọc thêm: Quy trình làm việc của Headhunter
Chức năng đào tạo
Bên cạnh việc hướng dẫn và giúp nhân sự mới hòa nhập với môi trường làm việc nhanh nhất thì phòng nhân sự còn tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ, cũng như các kỹ năng cần thiết cho công việc.
Đọc thêm: Top 7 Tố Chất Cần Có Của Người Làm Nhân Sự
Chức năng truyền thông
Phòng nhân sự sẽ có chức năng truyền đạt các thông tin đến toàn thể nhân viên một cách nhanh nhất. Đó có thể là thông tin về luật lao động, các quy định lao động, hay thông báo nội bộ của công ty.
Chức năng quản lý
Một hệ thống các quy định và tiêu chuẩn sẽ được phòng nhân sự thực hiện nhằm quản lý công việc của tất cả nhân viên trong công ty. Thực hiện đánh giá hiệu quả định kỳ để đưa ra các quyết định khen thưởng để đốc thúc tinh thần làm việc hoặc có giải pháp cải thiện nếu hiệu quả công việc không đảm bảo.
Song song với đó, phòng nhân sự cũng xây dựng và duy trì một môi trường làm việc năng động, tích cực để thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
Nhiệm vụ của phòng nhân sự công ty
Dưới đây là những nhiệm vụ của phòng nhân sự đảm nhận, cùng Glints tìm hiểu chi tiết những nhiệm vụ này là gì nhé.
Lập kế hoạch và triển khai hoạt động tuyển dụng
Đây được xem là một nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ phận nhân sự. Các nhân viên phòng nhân sự sẽ cùng các bộ phận khác trong công ty xác định nhu cầu tuyển dụng và xây dựng bảng mô tả công việc cho các vị trí này. Từ đó, xây dựng kế hoạch tuyển dụng phù hợp.
Bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với các phòng ban liên quan để tổ chức kế hoạch tuyển dụng, chịu trách nhiệm tư vấn và kiểm soát toàn bộ hoạt động của quá trình tuyển dụng.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Thông qua các buổi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp đội ngũ nhân viên cải thiện và nâng cao trình độ nghiệp vụ, qua đó giúp nâng cao hiệu suất làm việc.
Mục tiêu của các chương trình đào tạo giúp nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc trước mắt của công ty.
Bên cạnh đó, các chương trình phát triển chất lượng nguồn nhân sự đáp ứng các nhu cầu dài hạn của đơn vị.
Duy trì và quản lý hoạt động của nhân sự
Bộ phận nhân sự phối hợp với các phòng ban liên quan trong việc sắp xếp, điều động nhân sự sao cho phù hợp nhất, hướng dẫn, phổ biến các quy định và chính sách nhân sự cho các bộ phận, và đảm nhiệm việc kiểm soát, nhắc nhở mọi người thực hiện.
Hệ thống bảng lương, chính sách khen thưởng hay kỷ luật, chế độ đãi ngộ, phúc lợi, v.v sẽ được phòng nhân sự thực hiện. Đồng thời, phòng cũng thực hiện đánh giá năng lực của nhân viên làm việc xuất sắc để khích lệ tinh thần làm việc của họ.
Phòng nhân sự có nhiệm vụ ban hành các văn bản, quy định và các vấn đề khác nhằm đảm bảo các quy định về luật lao động được thực hiện đúng.
Quản lý và lưu trữ hồ sơ nhân sự
Khi doanh nghiệp có thêm thành viên gia nhập, phòng nhân sự sẽ có nhiệm vụ cập nhật các thông tin của nhân sự này lên hệ thống quản lý nhân sự của công ty.
Điều này giúp công ty quản lý, sắp xếp công việc cho nhân sự này một cách thuận tiện nhất.
Đọc thêm: CHRO Là Gì? Vai Trò Và Kỹ Năng Của Giám Đốc Nhân Sự
Học ngành gì để trở làm trong ngành nhân sự
Học ngành gì để làm trong ngành nhân sự? Đây là một câu hỏi khá phổ biến mà các bạn học sinh đặt ra. Hãy để Glints mách bạn 4 ngành học giúp bạn có cơ hội làm việc trong ngành nhân sự nhé.
Ngành quản trị nhân lực
Không thể không nhắc tới ngành quản trị nhân sự, đây là một trong những ngành học được rất nhiều bạn yêu thích công việc trong ngành nhân sự lựa chọn.
Sinh viên sau tốt nghiệp ngành này, có thể ứng tuyển vào vị trí công việc khác nhau trong phòng nhân sự như: chuyên viên nhân sự, chuyên viên tuyển dụng, trưởng phòng nhân sự, v.v.
Ngành quản lý nhân sự
Sau tốt nghiệp sinh viên học ngành quản lý nhân sự có nhiều cơ hội làm việc trong ngành nhân sự tại các doanh nghiệp và tập đoàn lớn.
Ngành quản lý nguồn nhân lực
Tốt nghiệp ngành quản lý nguồn nhân lực, các bạn sinh viên có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí và chức danh trong phòng nhân sự tại các công ty. Cơ hội, cũng như triển vọng làm việc của ngành này rất lớn, vậy nên bạn cứ yên tâm học tập nhé.
Ngành quản trị hành chính nhân sự
Sinh viên sau khi ra trường với tấm bằng cử nhân hành chính nhân sự có cơ hội làm việc tại nhiều vị trí trong phòng nhân sự của doanh nghiệp như hành chính nhân sự, quản lý nhân sự, v.v.
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ của phòng nhân sự
Đọc thêm: C-level Là Gì? Nhân Sự Cấp Cao Giữ Vai Trò Gì Trong Công Ty?
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về chức năng nhiệm vụ của phòng nhân sự – một trong những phòng ban có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp từng bước phát triển. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho các bạn đang mong muốn trở thành một nhân sự trong ngành này nhiều thông tin giá trị và hữu ích.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề này, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé. Đừng quên theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
Bài viết có hữu ích đối với bạn?
Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn
Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!
Tác Giả