Tập huấn “Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm: Hiện trạng và giải pháp” tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương

Tập huấn “Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm: Hiện trạng và giải pháp” tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương

28/06/2017 (GMT+7)

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các Bệnh viện trong ngành Y tế Hải Dương, chiều ngày 27 tháng 6 năm 2017 tại hội trường lớn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương

Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các Bệnh viện trong ngành Y tế Hải Dương, chiều ngày 27 tháng 6 năm 2017 tại hội trường lớn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, Hội Điều dưỡng tỉnh Hải Dương phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Hải Dương tổ chức tập huấn chuyên môn với nội dung “Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm: Hiện trạng và giải pháp” (Patient Centered Care –PCC: Situationnal Analysis & Solutions)  do giảng viên TTƯT-Ths. Phạm Đức Mục – Nguyên Phó Cục Trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh- Bộ Y tế, Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, Giám đốc Trung tâm tư vấn dịch vụ Điều dưỡng hỗ trợ cộng đồng – trực tiếp giảng dạy.

 

Tới dự buổi tập huấn, có đồng chí Phạm Văn Tám – Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Dương, đồng chí Nguyễn Anh Quốc – Phó Chủ tịch Liên Hiệp Hội khoa học Kỹ thuật tỉnh, đồng chí Phạm Đức Hiệp Chủ tịch Công đoàn ngành, đồng chí Nguyễn Thị Ly Chủ tịch Hội Điều dưỡng Tỉnh. Về phía Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương có đồng chí Vũ Quang Sản – Phó giám đốc bệnh viện.

          Thành phần tham dự tập huấn: Gồm Lãnh đạo phụ trách công tác điều dưỡng (Chủ tịch Hội đồng ĐD), các Bệnh viện trong tỉnh; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trường trung cấp Y tế Hải Dương; các Ủy viên Ban chấp hành Hội Điều dưỡng tỉnh, Điều dưỡng trưởng bệnh viện; riêng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương,Giám đốc bệnh viện quyết định 47 đồng chí tham gia gồm có trưởng, phó phòng, điều dưỡng trưởng khối phòng điều dưỡng, trưởng khoa KSNK, cùng  Điều dưỡng, KTV trưởng các khoa phòng bộ phận của Bệnh Viện.

 

Đồng chí Phạm Văn Tám – Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Dương phát biểu khai mạc

Mở đầu buổi tập huấn, đồng chí Phạm Văn Tám – Phó Giám đốc Sở Y tế Hải Dương phát biểu khai mạc, khái quát tình hình ngành Y tế tỉnh, những thành tựu đã đạt được, các thế hệ cán bộ y tế tỉnh đã không ngừng lỗ lực, trau dồi chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, đổi mới phong cách phục vụ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.Đồng chí nhấn mạnh về việc thực hiện đánh giá chất lượng của các Bệnh viện trong tỉnh dựa trên bộ tiêu chí 2.0 do Bộ Y Tế ban hành năm 2016 với quan điểm chủ đạo“Lấy người bệnh là trung tâm” của mọi hoạt động điều trị và chăm sóc, nhân viên y tế là then chốt. Đồng chí nhấn mạnh vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh, chỉ ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.

Sau ý kiến phát biểu khai mạc của đồng chí Phó Giám đốc Sở Y tế, buổi tập huấn chuyển sang nội dung chuyên môn với bài giảng của TTƯT.Ths Phạm Đức Mục -Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam.

 

TTƯT.Ths Phạm Đức Mục -Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam

 

Với khái niệm của“Chăm sóc lấy người bệnh làm trung tâm” (PCC) về mối quan hệ tương tác của thầy thuốc và cán bộ y tế khác với người bệnh và gia đình người bệnh, trong đó người bệnh, gia đình người bệnh được hướng dẫn, được hỗ trợ đưa ra các quyết định và tham gia chăm sóc cho chính họ, cung cấp thông tin giúp bác sĩ chẩn đoán, giúp giảm tải công việc cho điều dưỡng, giúp giảm sai sót y tế.

Tôn trọng các giá trị và nhân phẩm của người bệnh trong đó người bệnh là khách hàng có quyền lực nhất, người bệnh là nền tảng thực hành y khoa, người bệnh là nền tảng tài chính Bệnh viện, Bệnh viện phải đóng cửa nếu không có người bệnh.

Người bệnh, gia đình người bệnh cùng đưa ra quyết định điều trị (khi thích hợp) và tham gia vào các hoạt động chăm sóc cho họ, cán bộ y tế tôn trọng quyền người bệnh. Người bệnh được nhận thông tin về lợi ích và nguy cơ của mỗi phương pháp điều trị. Người bệnh được đào tạo hướng dẫn để tham gia và phối hợp các hoạt động với cán bộ y tế.

Người bệnh được hỗ trợ chăm sóc thể chất tinh thần đặc biệt vấn đề giảm đau bởi đây là vấn đề mang đậm tính nhân văn, bản thân người bệnh khi đến viện điều họ lo sợ nhất đó là đau đớn, đau đớn do bệnh tật, đau đớn do phẫu thuật, thủ thuật…đặc biệt những người bệnh mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối điều sợ hãi nhất đối vớihọ về cả thể xác lẫn tâm hồn là những cơn đau dữ dội triền miên. Do vậy cán bộ y tế cần trú trọng tới việc đánh giá mức độ đautheo thang điểm Vas và sử dụng các liệu pháp hỗ trợ giảm đau như biện pháp tâm lý hay thuốc cho người bệnh. Điều dưỡng ngoài việc vừa phải tuân thủ “làm đúng quy trình” vừa phải “quan tâm tới cảm xúc của người bệnh”, bởi người bệnh đến viện mang trong mình với biết bao diễn biến của cảm xúc. Ngoài việc lo lắng về bệnh tật và các lỗi lo về gia đình, kinh tế họ còn cần được sự quan tâm chia sẻ. Một sự cảm thông, một lời động viên, giải thích cặn kẽ, một nụ cười, ánh mắt trìu mến cũng khiến người bệnh yên tâm tin tưởng và niềm tin ấy giúp người bệnh có nghị lực vượt qua bệnh tật, sớm hồi phục sức khỏe trở về với gia đình và cộng đồng.

Để đáp ứng được nhu cầu của người bệnh, PCC đòi hỏi cơ quan lập chính sách vào cuộc. Lãnh đạo Bệnh viện ban hành quy định cụ thể thực hiện PCC làm sao để người bệnh, gia đình người bệnh được thông tin hai chiều đầy đủ,đồng thời mọi nhân viên y tế hợp tác thực hiện PCC.

Những đổi mới quan trọng của ngành Y tế như ban hành bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh việncó định hướng “Người bệnh làm trung tâm”, BHYT thông tuyến … đổi mới tinh thần thái độ, phong cách phục vụ và thành lập tổ chăm sóc khách hàng.

Tuy nhiên người bệnh, gia đình người bệnh chưa được tham gia chủ động vào các quy định điều trị và chăm sóc. Chính sách chi trả BHYT định hướng kỹ thuật chưa khuyến khích dịch vụ chăm sóc điều dưỡng phát triển…Do đó cần đổi mới nhận thức về vai trò Điều dưỡng trong y học và y tế; cần bổ sung danh mục BHYT chi trả ngày chăm sóc người bệnh nặng, khôi phục nghề hỗ trợ chăm sóc…

Sau 2 giờ thuyết trình, cuối buổi tập huấn là ý kiến phát biểu của đại diện các cơ sở y tế trong tỉnh, của đồng chí Chủ tịch Công đoàn Ngành Y tế tỉnh. Tất cả đều đánh giá cao bài thuyết trình đồng thời đều có chung quan điểm cần sớm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong quá trình điều trị cũng như chăm sóc, nhằm từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, hướng tới đáp ứng nhu cầu điều trị, chăm sóccủa người bệnh với quan điểm xuyên suốt của ngành Y tế Hải Dương là “Lấy người bệnh làm trung tâm”, từ đó các Bệnh viện trong tỉnh trở thành địa chỉ đỏ tin cậy,là điểm đến an toàn phục vụ người bệnh.

 

                 CN Nguyễn Đình Vinh (Phòng điều dưỡng)