Tăng trưởng kinh tế là gì? Các nhân tố ảnh hưởng và ý nghĩa?
Tăng trưởng kinh tế là gì? Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế? Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế?
Hiện nay, trên thế giới có hơn 200 quốc gia vậy làm cách nào các nhà nghiên cứu có thể biết được đầu là quốc gia đang phát triển và đâu là quốc gia còn kém phát triển, tất nhiên là các nhà nghiên cứu không thể tự mình đi đến từng quốc gia để tham do mà hiện nay việc đánh giá tình hình kinh tế của một quốc gia sẽ dựa trên tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vậy tăng trưởng kinh tế là gì ?
1. Tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế trong tiếng anh có tên gọi là Economic Growth. Đây là là thuật ngữ dùng để chỉ sự biến đổi kinh tế theo chiều hướng tích cực. Đó là sự mở rộng quy mô về lượng kết quả đầu ra của nền kinh tế, là sự gia tăng về mặt tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong một thời kỳ nhất định.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP): là chỉ số tổng sản phẩm quốc dân đo lường tổng giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng do công dân 1 nước làm ra (trong và cả ngoài nước) trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Tổng sản phẩm quốc dân (GDP): là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
Một mức độ tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian tương đối dài (ít nhất từ 20 – 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế:
Có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nhưng chủ yếu hiện nay đến từ các nhân tố sau:
Thứ nhất, quan trọng nhất là yếu tố con người.
Chắc hẳn ai cũng ngỡ ngàng trước sự phát triển thần tốc của nền kinh tế Nhật Bản mặc dù là một quốc gia thua trận trong thế chiến thứ hai phải thực hiện nhiều chính sách hà khắc từ các quốc gia thắng trận đặc biệt là Mỹ. Bên cạnh đó đất nước đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề mà tiềm lực phát triển kinh tế rất nhỏ khi là một quốc gia quốc đảo có nguồn tài nguyên hạn hẹp; chưa kể đến các yếu tố khí hậu, thiên tai,…
Nhìn chung Nhật Bản là một quốc gia theo đánh giá ban đầu không có chút lợi thế nào trong việc phát triển kinh tế; nhưng hiện này Nhật bản vẫn là quốc gia vươn lên vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới. Tại sao Nhật bản có thể làm được như vậy? Đó chính là yếu tố con người của người Nhật.
Đội ngũ người lao động Nhật Bản có trình độ chuyên môn cao và có tác phong, thái độ làm việc nghiêm túc làm ra làm và chơi ra chơi, tuân thủ các nội quy của cơ quan, công sở làm việc; chính vì vậy thị trường lao động Nhật luôn được đánh giá là khắt khe với nhiều tiêu chuẩn. Nhưng với các yếu tố trên giúp hoạt động sản xuất đạt được nhiều doanh số về sản phẩm, doanh thu qua các hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ trong nước giúp nền kinh tế Nhật bản tăng trưởng mạnh mẽ.
Chính vì vậy yếu tố con người đóng một vai trò quyết định đến sự tăng trưởng trưởng kinh tế.
Thứ hai, vốn
Một doanh nghiệp có thể mở rộng kinh doanh và tăng cường dây chuyền sản xuất, cải tiến trang thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất đòi hỏi phải có một nguồn vốn lớn.Thông qua các yếu tố mở rộng quy mô sản xuất, trang thiết bị hiện đại đem lại sự gia tăng năng suất lao động và đồng thời giúp gia tăng chất lượng của sản phẩm tiêu thị trên thị trường.
Số lượng sản phẩm trên thị trường càng lớn thì cơ hội bán được càng nhiều qua đó giúp gia tăng doanh số, doanh thu của doanh nghiệp; doanh nghiệp trả lương cho người lao động, cải thiện mức sống của người lao động. Bên cạnh đó doanh nghiệp tiến hành tái sản xuất sản phẩm theo một tru kỳ tuần hoàn doanh nghiệp lại tiếp tục cung cấp sản phẩm cho thị trường tiêu thụ.
Doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, người lao động có công ăn việc làm được trả lương đúng hạn, ngoài ra được thưởng thêm từ doanh số sản phẩm bán ra từ đó giúp tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, số lượng người lao động
Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp. Lao động là một nguồn lực sản xuất chính và không thể thiếu được trong các hoạt động kinh tế.
Việc nâng cao vốn nhân lực sẽ giúp công việc sản xuất hiệu quả hơn bởi lẽ một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn mà không có người vận hành thì cũng bằng không. Do đó với số lượng lớn người lao động sẽ giúp cho dây chuyền sản xuất được vận hành hiệu quả, năng suất lao động tăng và giúp tăng hiệu quả sản xuất.
Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp nhiều bởi quy mô, số lượng lao động, yếu tố vốn nhân lực còn có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng lao động ở các nước này còn thấp. Vì vậy bên cạnh việc có nguồn nhân lực lớn thì nên có các chương trình triển khai, đào tạo nâng cao trình độ của người lao động để bên cạnh có một số lượng người lao động đông đảo quốc gia còn có một đội ngũ lao động chất lượng.
Thứ tư, tài nguyên
Một trong các nhân tố đánh giá đầu là một quốc gia giàu mạnh, có tiềm lực kinh tế lớn đó là tài nguyên. Một quốc gia có phạm vi lãnh thổ rộng và nguồn lực về tài nguyên phong phú thì quốc gia đó có thể tận dụng ngày chính nguồn tài nguyên này để dùng cho dây chuyền sản xuất, không phải nhập khẩu từ các quốc gia khác qua đó tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất từ giúp gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp; đồng thời gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế cho quốc gia đó.
Thứ năm, công nghệ kỹ thuật
Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động mà nó còn là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ sản xuất cho phép cùng một lượng lao động nhưng doanh nghiệp này có thể tạo ra sản lượng cao hơn do có máy móc, trang thiết bị hiện đại từ đó sản phẩm được sản xuất ra nhanh hơn tốn ít công sức hơn, nghĩa là quá trình sản xuất hiệu quả hơn.
Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng như về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới…có những bước tiến như vũ bão góp phần gia tăng hiệu quả của sản xuất.
Thứ sáu, Chính sách quản lý của nhà nước.
Nhà nước đóng vai trò quan lý đồng thời xây dựng các chính sách pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội trong mọi lĩnh vực. Do đó trong lĩnh vực kinh tế nhà nước sẽ tiến hành xây dựng các chính sách, quy định pháp luật tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra một cách an toàn và hiệu quả như các quy định về thuế, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; quy định về cạnh tranh lành mạnh,… Các quy định của nhà nước càng phù hợp và hiệu quả thì hoạt động sản xuất càng diễn ra một cách hiệu quả và ngược lại chính sách của nhà nước không phù hợp sẽ khiến cho hoạt động sản xuất bị trì trệ, kém hiệu quả từ đó doanh thu nhận lại ít khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải có cách chính sách điều chỉnh sách phù hợp và tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.
3. Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia trên thế giới, là một trong những vấn đề cốt lõi về lý luận và phát triển kinh tế, là thước đo về tình hình kinh tế của một quốc gia. Vì vậy tăng trưởng kinh tế giữ một vai trò quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế hiện nay và đối với sự vững mạnh, ổn định của một quốc gia.
Lợi ích mà tăng trưởng kinh tế mang lại đối với một quốc gia:
– Tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trưởng kinh tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Với tốc độ tăng trưởng ngày càng cao thì đời sống của người dân sẽ càng được cải thiện và tiến bộ.
– Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: tăng tuổi thọ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, tăng khả năng trẻ em được giáo dục tại trường học cũng như giảm tỷ lệ mắc các căn bệnh hiểm nghèo, ung thư,…
– Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, tăng tỷ lệ có việc làm đồng thời qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp ở người lao động hiện nay đặc biệt là những người trẻ tuổi. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên nhân quan trọng là đã sử dụng tốt hơn lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm
– Tăng trưởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để cung cấp nguồn lực để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.
– Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đang phát triển và phát triển. Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.
Tóm lại tăng trưởng kinh tế giữ một vị thế quan trọng đối với mỗi quốc gia trọng việc cải tiến xã hội, phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc gia.