Tản mạn chuyện viết lách | Huy’s Blog
<- Quay về trang chủ
Chuyện sợ viết là một điều bình thường và phổ biến ở rất rất nhiều người, nhất là dân học IT, vốn không biết từ đâu bị gắn cho cái mác khô khan. Mấy ngày gần đây mình lại thấy nhiều người than vãn là không dám viết, không có khả năng viết.
Cũng là người hay viết linh tinh trên mạng nên mình cũng muốn chia sẽ một chút về chuyện này, hy vọng đọc xong các bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn một tí.
Thú thực là trong suốt những năm học phổ thông, chưa bao giờ mình tự tin về khả năng viết lách của mình. Điểm kiểm tra môn văn của mình chưa bao giờ quá con số 7 cả. Còn mấy con số ở dưới mức đó thì nhiều vô kể. Đó cũng là một phần nguyên nhân khiến cho mình từ bỏ con đường nghệ thuật =)) để theo ngành IT. Nếu không thì giờ mình đã là một anh họa sĩ,lang thang đâu đó ở cầu cảng Sydney ha bên bờ sông Seine hành nghề vẽ dạo cho mấy cặp tình nhân rồi cũng nên. Thiệt là biết ơn thầy cô quá xá…
Thế rồi không biết sao mà mình cũng đâm đầu vào viết lách, thật may là chỉ viết cho vui chớ không phải viết kiếm cơm, không thì có lẽ đã trở thành thảm họa cấp quốc gia rồi nổi tiếng luôn không biết chừng :v Và cũng may mắn là bài mình viết ra cũng được một vài người đón nhận nên ít nhiều mình cũng cảm thấy những điều mình viết ra có thể giúp ích được cho một ai đó ở đâu đó.
Quay trở lại câu chuyện tại sao một thằng dốt văn lại dám đi viết, thì ngay cả mình cũng không hiểu tại sao những bài mình viết được nhiều người ủng hộ. Nếu có thì theo mình, đó là nhờ giọng điệu trong bài viết nó không quá xa lạ hoặc khuông phép, gọi là formal quá, và mình hay bỏ thêm vài hình linh tinh zô đó, chắc nhìn nó hài hài. Về kinh nghiệm viết lách chủ quan của mình, thì cũng đã có một bài viết nói về chuyện này, các bạn có thể tham khảo bài Làm thế nào để viết blog kĩ thuật?.
Vì là bài chia sẽ kinh nghiệm cá nhân nên có thể nó sẽ chủ quan một tí, hôm nay mình muốn chia sẽ với các bạn một bài viết khác cũng bàn về chuyện viết lách của tác giả Paul Graham, nếu các bạn chưa biết thì ông này là một trong những đồng sáng lập của tổ chức Y Combinator, nơi sỡ hữu trang tin tức Hacker News nổi tiếng, và cũng là investor danh giá của các công ty lớn như Dropbox, Airbnb, Reddit,…
Bài ông này viết thì phải nói là cực kì dài dòng =.= nhưng mà được cái là rất bổ.
Về chuyện viết lách của anh Paul, ảnh có viết một bài có tựa đề là Write like you talk – Viết như khi bạn nói. Đây cũng là một ý trong bài “Làm thế nào để viết blog kĩ thuật” của mình =)) nhưng không phải là anh Paul bắt chước mình đâu nhé :v
Bài này cũng không dài lắm, các bạn có thể tự đọc để cho thấm và tự tin hơn khi viết, vì bất cứ ai cũng có thể viết như vậy được. Mình chỉ tóm tắt sơ một vài ý trong bài, còn phần đọc thì để dành cho các bạn.
Thì đại khái trong bài này Paul chia sẽ cách để viết làm sao để bài viết của bạn có được nhiều người đọc hơn, tức là không phải cách PR hay giật tít kiểu lá cải như một số trang tin điện tử ngày nay, mà là viết làm sao để nhiều người hiểu được điều bạn đang viết hơn. Và cách làm thì nghe có vẻ khá là đơn giản:
Viết bằng ngôn ngữ nói. Và để thuyết phục chúng ta tại sao nên viết bằng ngôn ngữ nói, ảnh đưa ra một vài ví dụ, các bạn có thể tự đọc, nhưng mình kết câu chốt của ảnh:
Ngôn ngữ informal (đại khái là không trịnh trọng, không cầu kì) thì giống như là bộ quần áo thể thao dành cho các ý tưởng bạn muốn truyền đạt vậy. “athletic clothing” là thứ quần áo mỏng và nhẹ, thích hợp khi vận động nên ở đây Paul muốn so sánh một ý tưởng được khoác lên mình bộ đồ thể thao giống như một thứ ý tưởng được truyền đạt một cách gọn gàng, nhanh chóng và dễ hiểu với người đọc.
Nhưng mình thích cách nghĩ bậy hơn nên mình sẽ diễn giải câu nói trên là, quần áo thể thao thì mặc vào rất là sexy, trông sẽ bắt mắt và sẽ thu hút được sự chú ý của mọi người hơn =)))))
Bạn không cần dùng những câu từ phức tạp để diễn đạt các ý tưởng phức tạp. Chắc chắn chẳng có ai đủ kiên nhẫn đẻ đọc những lời giải thích rườm rà lủng củng hoặc dùng toàn những từ ngữ đao to búa lớn, để rồi sau khi căng mắt đọc xong thì không hiểu cái đoạn mình vừa đọc nói về cái gì =)) Ý này làm mình nhớ tới câu nói của Einstein:
If you can’t explain it simply, you don’t understand it well enough
Nếu bạn không thể diễn đạt một điều gì đó một cách đơn giản thì bạn không hiểu vấn đề đó đủ rõ rồi. Vậy cho nên để viết tốt thì bạn nên hiểu rõ vấn đề mình đang muốn viết trước.
Đọc lại và sửa lỗi cùng là một điều quan trọng khi bạn viết xong, anh Paul chia sẽ cách hoàn thiện bài viết của mình:
Before I publish a new essay, I read it out loud and fix everything that doesn’t sound like conversation.
Trước khi publish bài viết thì ảnh sẽ đọc lại toàn bộ, đọc to ra =)) và nếu thấy chỗ nào không informal, không nghe giống như khi đang nói thì ảnh sẽ sửa ngay.
Một kinh nghiệm nữa đó là diễn đạt bài viết của mình cho bạn bè nghe trước, sau đó dùng luôn những lời lẽ khi mình diễn đạt (spoken language) để đưa vào bài viết luôn.
After writing the first draft, try explaining to a friend what you just wrote. Then replace the draft with what you said to your friend.