Tâm sự nhà giáo: Áp lực và khó khăn luôn hiện diện
Ngày đăng: 24-02-2020 | Lượt xem: 1168
Nghề giáo có khó khăn không? Hãy cùng tìm hiểu tâm sự nhà giáo về áp lực và khó khăn mà chỉ những người trong nghề mới biết để hiểu được mỗi người thầy, người cô luôn phải cố gắng và nỗ lực rất nhiều mới có thể hoàn thành được trọng trách của mình với mỗi học sinh, với phụ huynh và với xã hội.
Nhà giáo luôn có những áp lực và khó khăn mà chỉ những người trong nghề mới hiểu.
Nhiều người thường nói rằng làm giáo viên rất khỏe, thời gian làm việc không bị bó buộc, không bị áp lực nhiều như làm ở các công ty, một năm còn được nghỉ hè 2 – 3 tháng, hơn nữa giáo viên còn có thể dạy thêm, kiếm thêm thu nhập ngoài giờ,… Đó là những điều mà những người ngoài ngành nhận xét về nghề giáo viên. Nhưng thật sự chỉ những ai trong nghề mới hiểu được nỗi niềm người nhà giáo là như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ hiểu được hết tâm sự nhà giáo mà bấy lâu nay chưa mấy ai hiểu rõ.
Tâm sự nhà giáo không biết giải bày cùng ai
Là một giáo viên, hơn ai hết tôi hiểu được những vất vả của nghề. Người ngoài không thể hiểu được những việc mà một giáo viên phải làm thật sự rất nhiều và hầu hết đó toàn là những công việc không tên, nếu ai đó hiểu và có thể giúp giải bày tâm tư người giáo viên thì thật sự là nguồn động viên rất lớn. Trong tư tưởng bất kỳ ai thì nhà giáo phải là người hết sức mẫu mực, có tấm lòng yêu thương vô bờ đối với học trò, với tất cả mọi người, nhưng không phải ai cũng biết chính cái tư tưởng ấy đã vô hình chung đặt giáo viên vào thế khó, họ không thể xử sự theo cảm tính, có tức giận đến đâu thì cũng phải tỏ vẻ vui vẻ và ân cần dù cho học sinh nghịch ngợm ra sao và cuối cùng, những điều trăn trở của một nhà giáo lại ngày càng lớn dần.
Nhà giáo luôn có những tâm tư mà không biết phải giải bày cùng ai.
Ngày xưa hay ngày nay thì tâm sự nhà giáo vẫn luôn mang nhiều trăn trở. Giáo viên bây giờ khác xưa nhiều lắm, không phải bản thân giáo viên tự thay đổi mà vì xã hội mỗi thời mỗi khác, phải thay đổi theo để thích ứng với môi trường.
Không nói đâu xa, ví dụ về sự thay đổi trong chính môi trường dạy học theo mô hình giáo dục VNEN trong thời gian qua, giáo viên phải thay đổi cách dạy học, học sinh cũng phải thay đổi cách nhận thức học tập, nhưng điều quan trọng ở đây là nền giáo dục của các quốc gia đều khác, nếu học tập theo mô hình mới này thì đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đảm bảo, lực lượng giáo viên dồi dào, triển khai từng bước một và giáo viên chính là người chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất.
Chính vì sự nóng vội và áp đặt nên mô hình này không cho thấy được hiệu quả, và kết quả là mô hình chỉ có thể áp dụng đối với một số lớp, không thể áp dụng rộng rãi và lâu dài. Nói như vậy không nhằm mục đích phê phán, chỉ là muốn nhấn mạnh rằng gánh nặng của người giáo viên phải mang trên người thật sự rất lớn.
Áp lực và khó khăn của nhà giáo
Mỗi nghề đều có áp lực và khó khăn đặc thù riêng, đối với giáo viên thì lại có vô vàn áp lực mà người nhà giáo phải trải qua, do vậy mà tâm sự nhà giáo càng nhiều thêm. Trước khi bắt đầu 45 phút cho mỗi buổi học, giáo viên phải chuẩn bị giáo án, chuẩn bị công cụ hỗ trợ giảng dạy, khi lên lớp phải làm sao truyền tải được hết tất cả các nội dung trong một tiết học ngắn ngủi do đó giáo viên phải làm việc liên tục, vừa dạy kiến thức sao cho đảm bảo đủ các mục tiêu cần đạt được, vừa dạy đạo đức cho các em thông qua những bài học thực tế để tiết học không bị nhàm chán.
Tâm sự nhà giáo ngày càng nhiều do những áp lực, khó khăn trong công việc.
Ngoài giờ lên lớp, giáo viên còn phải chấm bài, soạn bài, soạn đề thi vừa là đề trắc nghiệm, vừa là đề tự luận, đôi lúc kết hợp cả hai. Áp lực của giáo viên rất lớn mỗi khi bị dự giờ, phải hoàn thành báo cáo thành tích, đăng ký thi đua,… Thêm vào đó, việc soạn giáo án cũng phải đổi mới liên tục do chương trình giảng dạy liên tục thay đổi theo yêu cầu từng giai đoạn của ngành giáo dục.
Phương pháp giảng dạy cũng phải luôn luôn được cập nhật mới do sự phát triển không ngừng của xã hội hiện đại buộc giáo viên phải luôn học tập và trau dồi thêm kiến thức và hoàn thiện kỹ năng của mình… Nói đến đây chắc hẳn mọi người cũng sẽ phần nào có sự đồng cảm với người nhà giáo, sẽ càng trân trọng hơn nữa với nghề cao quý này.
Mỗi khi nhà trường, học sinh gặp vấn đề khiến dư luận xôn xao thì ngay lập tức mọi trách nhiệm luôn quy chụp cho giáo viên, những lúc như thế tâm sự nhà giáo biết giải bày cùng ai, trong khi giáo viên không thể luôn luôn chăm sóc, quản lý từng em toàn thời gian của mình được. Chính vì đặt kỳ vọng quá lớn từ xã hội lên vai của giáo viên nên giáo viên phải nỗ lực thật nhiều hơn nữa để vừa dạy kiến thức, vừa dạy làm người, vừa giúp các em định hướng bản thân, vừa giúp các em giải đáp thắc mắc trong cuộc sống,… Dù khó khăn đến đâu thì mỗi nhà giáo luôn tâm niệm phải cố gắng giữ vững những phẩm chất cần có của người giáo viên, cố gắng thích nghi với hoàn cảnh, với sự thay đổi để cốt yếu là gắn bó với nghề giáo viên.
Động lực cho nhà giáo vượt qua khó khăn, tâm sự của mình
Khó khăn càng nhiều sẽ giúp người ta càng mạnh mẽ hơn, tâm sự nhà giáo có nhiều đến đâu thì họ vẫn sẽ phải luôn là người thầy đáng kính trước mặt học sinh, luôn chứng tỏ bản lĩnh của mình với xã hội, dám đương đầu với khó khăn và vượt qua mọi thử thách. Và động lực cho mỗi nhà giáo chính là học sinh, là niềm đam mê với nghề, là trách nhiệm mà họ đã lựa chọn khi bước vào đời.
Học sinh và niềm đam mê với nghề chính là động lực cho nhà giáo.
Được gặp học sinh mỗi khi đến lớp dần lâu đã trở thành thói quen và niềm vui đối với người giáo viên, được thỏa sức sáng tạo, mang kiến thức vốn có truyền dạy cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ và cũng là niềm tự hào mà người giáo viên có được, thấy các em trưởng thành và tiến bộ từng ngày là niềm an ủi lớn nhất cho người nhà giáo. Dù không làm gì quá nhiều nhưng từng thế hệ học sinh trưởng thành qua chiếc ghế nhà trường là cả một công trình to lớn mà người giáo viên đóng góp cho xã hội, chính những điều đó phần nào giúp vơi đi những tâm sự nhà giáo, giúp các thầy, cô có thêm động lực và yên tâm công tác tốt.
Nhà giáo từ lâu đã là một nghề được cả xã hội tôn trọng và yêu quý, chính vì sự yêu quý to lớn như thế mà áp lực của nghề này cũng vì thế mà ngày càng nhiều. Với bài viết này phần nào đã giải bày được tâm sự nhà giáo, giúp người đọc có cái nhìn rõ hơn với nghề từ đó thêm yêu thương người giáo viên hơn, và giúp các bạn trẻ muốn theo nghề giáo viên có thêm cái nhìn đa chiều hơn để có thể lựa chọn đúng đắn cho tương lai của mình./.
Bài viết: Tâm sự nhà giáo
Tác giả: Quỳnh Như
Ngày đăng: 24/02/2020
—
Trung tâm gia sư Myteacher chuyên dịch vụ dạy kèm tại nhà và trực tuyến – online. Quý thầy/ cô có nhu cầu đăng ký làm gia sư để có cơ hội nhận được lớp dạy kèm, giúp gia tăng thu nhập ngoài giờ, vui lòng đăng ký dạy tại website.
>> ĐĂNG KÝ LÀM GIA SƯ
>> HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ LÀM GIA SƯ
>> ĐĂNG KÝ LÀM GIA SƯ ONLINE