Tầm quan trọng của xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp – GoSELL
-
Google Analytics: Xây dựng bức tranh toàn cảnh về các hoạt động của cửa hàng online (trên cả website và app).
-
Google Tag Manager: Giúp doanh nghiệp đo lường và theo dõi hiệu suất hoạt động của cửa hàng online (Website và App) một cách dễ dàng.
-
Facebook Pixel: Theo dõi hành vi và thu thập dữ liệu người dùng, đồng thời đo lường hiệu suất trong quá trình chạy Facebook Ads.
-
Google Smart Shopping: Cho phép thiết lập quảng cáo mua sắm trên Google dễ dàng và nhanh chóng với Google Smart Shopping.
-
Phân tích báo cáo: Dễ dàng theo dõi và đo lường được hiệu quả kinh doanh của mình trong từng khoảng thời gian nhất định.
Trong bối cảnh tình hình kinh tế như hiện nay, việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước là điều không thể tránh khỏi. Giữa những doanh nghiệp cùng ngành và có nét tương đồng lẫn nhau, làm thế nào để họ trở thành sự lựa chọn trung thành của khách hàng? Đó chính là nhờ vào xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp – chủ đề chính của bài viết hôm nay mà GoSELL muốn gửi đến bạn.
Thương hiệu luôn là một phần quan trọng trong các kế hoạch kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp. Người tiêu dùng tiếp xúc với các thương hiệu mới mỗi ngày, so sánh và đánh giá chúng để tìm ra sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, khái niệm này không chỉ đơn giản bao gồm hình ảnh hoặc logo như những gì bạn vẫn nghĩ.
Một thương hiệu là sự kết hợp của nhiều thứ tạo nên nét độc đáo cho mỗi doanh nghiệp. Sản phẩm / dịch vụ, cách bạn giao tiếp, giọng điệu, biểu trưng, tên, màu sắc và phông chữ chỉ là một vài yếu tố chính ảnh hưởng đến nhận thức của khách hàng về doanh nghiệp của bạn. Các doanh nghiệp muốn xây dựng một thương hiệu mạnh trước hết phải hiểu tầm quan trọng của nó và làm thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đây là một quá trình chiến lược nhằm tạo ra và phân biệt hình ảnh, sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp bạn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này bao gồm cả hoạt động liên kết thương hiệu với các mục tiêu kinh doanh, củng cố vị thế trên thị trường ngách và liên tục cập nhật thương hiệu khi cần thiết nhằm thu hút khách hàng.
Xây dựng và phát triển thương hiệu phải diễn ra liên tục không ngừng nghỉ, vì cách mà doanh nghiệp bạn tiếp cận thị trường cũng như những xu hướng mới sẽ thay đổi theo thời gian.
Đã đến lúc hiểu đối tượng mục tiêu của bạn là ai, những gì bạn đang cung cấp và cách tạo ra một thông điệp kết nối cả hai. Thương hiệu cũng cần có sự nhất quán và rõ ràng. Nếu không làm được điều này thì rất dễ gây ra những cản trở cho doanh nghiệp của bạn khi thiết lập một thương hiệu đủ gây tiếng vang với khách hàng tiềm năng lẫn khách hàng trung thành.
Khi doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu vững chắc cho riêng mình thì đó là minh chứng cho sự công nhận của khách hàng. Cơ hội để khách hàng chọn một thương hiệu mà họ quen thuộc là cao hơn so với việc chọn một cái tên mà họ chưa bao giờ nghe nói đến.
Một biểu tượng hoặc thông điệp độc đáo cũng có thể đóng vai trò như bộ nhận diện thương hiệu chính. Nó giúp khách hàng nhớ đến doanh nghiệp của bạn lâu hơn trong suốt vòng đời mua sắm của họ.
Bạn đã từng nghe qua câu nói “Mỗi doanh nghiệp chỉ có một cơ hội để tạo ấn tượng đầu tiên” chưa?. Thật vậy, mặc dù nhiều doanh nghiệp thường xuyên tái cơ cấu lại thương hiệu của mình. Tuy nhiên, điều này tốn kém khá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời làm giảm mức độ thành công trong quá trình xây dựng thương hiệu khi nó đã có một vị trí nhất định trong lòng khách hàng.
Một thương hiệu tuyệt vời với thông điệp mạnh mẽ có thể giúp cho doanh nghiệp trở nên nổi bật trong mắt người tiêu dùng. Việc nâng cao nhận thức và địa vị thương hiệu sẽ giúp nâng tầm và gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Khi thương hiệu của doanh nghiệp đã được thiết lập vững chắc, khách hàng bắt đầu tin tưởng và trải nghiệm sản phẩm / dịch vụ mà bạn cung cấp. Một thương hiệu được định vị cao trên thị trường sẽ tạo ra lượng khách hàng trung thành nhất định và thúc đẩy khách hàng cũ quay trở lại mua hàng.
Người dùng thường bị thu hút bởi những thương hiệu được phổ biến rộng rãi và đánh giá cao bởi những khách hàng khác.
Một thương hiệu có thông điệp rõ ràng và khác biệt sẽ góp phần nâng cao uy tín doanh nghiệp của bạn đến khách hàng, nhà đầu tư và các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực liên quan.
Một cách khác để xây dựng độ tin cậy của thương hiệu là nhờ khách hàng trước đây đưa ra lời chứng thực. Cùng với sự phát triển của mạng internet, những lời chứng thực này thường có đa dạng nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng, bình luận qua các kênh social, đưa ra hình ảnh, video review,…
Mặc dù xây dựng thành công thương hiệu ở những bước đầu tiên là vô cùng khó khăn nhưng đây có thể là điều kiện tiên quyết giúp các nhà đầu tư đánh giá về tiềm năng của mỗi doanh nghiệp.
Và ngay cả khi thương hiệu đang ở giai đoạn ổn định, các nhà đầu tư vẫn sẽ rót vốn để tiếp tục phát triển các thương hiệu có giá trị cao và những chiến lược định hướng rõ ràng.
Không thiếu các công cụ tiếp thị giúp hỗ trợ quảng bá thương hiệu của bạn, bao gồm cả các công cụ truyền thống và kỹ thuật số.
Website bán hàng TMĐT được xem là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng. Cung cấp trải nghiệm người dùng trên trang web là một phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.
Thông qua website, khách hàng có thể tự do tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp, thực hiện hành vi mua sắm hay phản hồi những chứng thực sau khi đã sử dụng sản phẩm / dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.
Logo là một biểu tượng tổng thể mô tả quá trình khách hàng trải nghiệm thương hiệu của bạn. Vì thế, thiết kế logo doanh nghiệp phải thật sự thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ và thiết lập nền tảng nhận dạng thương hiệu của bạn.
Logo nên mang những dấu ấn đặc trưng và nhất quán của doanh nghiệp, từ lúc bắt đầu xây dựng cho đến khi phát triển vững mạnh. Khách hàng của bạn luôn mong đợi nhìn thấy biểu tượng của bạn ở khắp mọi nơi.
Tài liệu tiếp thị có thể bao gồm tài liệu quảng cáo, tờ rơi, bưu phẩm, danh thiếp, bảng hiệu và màn hình. Mặc dù với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, các hoạt động marketing đã dần nghiêng sang hướng kỹ thuật số. Song suy cho cùng, các tài liệu tiếp thị vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến khách hàng.
Những tài liệu này giúp nâng cao uy tín và cho phép bạn kết nối hiệu quả với các đối tượng mục tiêu của mình.
Một chiến lược tiếp thị nội dung mạnh mẽ bao gồm việc tạo và phân phối các nội dung có giá trị, nhất quán và phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng. Mục tiêu chính của tiếp thị nội dung là thúc đẩy hành vi và chuyển đổi người dùng thành khách hàng thực của doanh nghiệp.
Nội dung chất lượng là cốt lõi của tất cả các kênh tiếp thị, kể cả kỹ thuật số và truyền thống. Để tiếp cận đối tượng của mình, bạn cần có một chiến lược marketing hiệu quả, thông qua nhiều hình thức như ebook, blog, email marketing, các kênh social,…
Đừng cho rằng thương hiệu của bạn chỉ cần giậm chân tại chỗ mà vẫn có thể tiếp tục thu hút khách hàng. Với một thị trường luôn thay đổi, quản lý thương hiệu có thể giúp bạn xây dựng và duy trì khách hàng trung thành thông qua sự liên kết tích cực bất kể xu hướng sắp tới hoặc những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.
Một chiến lược vững chắc có thể giúp bạn quản lý tài sản thương hiệu và chuẩn bị cho những biến động bất ngờ trên thị trường. Hơn thế nữa, nó còn giúp vị thế doanh nghiệp của bạn được nâng lên một tầm cao mới.
Việc ứng dụng công nghệ vào quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp là vô cùng cần thiết, đặc biệt khi nền kinh tế thị trường có những bước chuyển dịch mạnh mẽ sang kỹ thuật số.
Đến với GoSELL – một trong những nền tảng bán hàng đa kênh, bạn sẽ được cung cấp hàng loạt những tính năng hỗ trợ marketing thương hiệu, giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường đồng thời nhắm đến những khách hàng mục tiêu, bao gồm: