Tầm quan trọng của mô hình 7P trong marketing với doanh nghiệp

Mô hình 7P là một trong số các mô hình marketing phổ biến nhất. Mô hình marketing giúp truyền đạt giá trị của sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Kết hợp các hoạt động nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, phân phối và quảng cáo để một doanh nghiệp đạt được thành công. Nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Mô hình 7P trong marketing nổi tiếng giúp phát triển và thực hiện các chiến lược tiếp thị theo yêu cầu kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. 

Mô hình 7P trong marketing là gì?

Mô hình 7P là một phương pháp bao gồm bảy yếu tố riêng biệt. Bạn có thể áp dụng mô hình 7P để tạo các chiến lược marketing thu hút, thúc đẩy doanh số bán hàng. Người tạo ra mô hình 7P là E. Jerome McCarthy vào năm 1960. Ban đầu, mô hình chỉ gồm bốn yếu tố chính: Sản phẩm (Product) – Giá cả (Price) – Địa điểm (Place) – Quảng cáo (Promotion), được gọi là mô hình 4P. Sau đó mô hình phát triển và bổ sung thêm ba yếu tố khác: People (Con người), Process (Quy trình), Physical Evidence (Cơ sở hạ tầng) để hoàn thiện hơn.

Tầm quan trọng của mô hình 7P

Mô hình 7P trong marketing rất quan trọng. Nó đảm bảo các chiến lược đang sử dụng các kỹ thuật tối ưu và dự đoán những thách thức cần giải quyết trong tương lai. Ngoài ra, việc áp dụng mô hình 7P vào các hoạt động thương mại của doanh nghiệp có thể giúp bạn:

  • Thu hút người tiêu dùng và duy trì kết nối. 

  • Giúp bạn xác định điểm bán hàng độc nhất 

  • Luôn cập nhật các xu hướng hiện tại để tiếp tục đáp ứng nhu cầu của khách hàng

  • Tăng doanh thu, doanh số bán hàng

  • Tăng khả năng tiếp cận thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng mới

  • Xây dựng mối quan tâm đến các thị trường mới và tăng nhận thức về thương hiệu

  • Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh 

  • Cho phép bạn linh hoạt, thử sức với nhiều chiến dịch marketing khác nhau

  • Tăng cường liên kết trong bộ phận công ty 

  • Thông báo về hiệu suất của các chiến dịch đang chạy và dự báo hiệu suất các chiến dịch chuẩn bị chạy.

7 yếu tố trong mô hình marketing 7P

Khi sản phẩm, thị trường và nhu cầu khách hàng thay đổi nhanh chóng, cuộc chiến tiếp thị trở nên ngày càng khó khăn. Vì vậy, bạn phải xem xét chiến lược tiếp thị của mình có đang đi đúng hướng không. Dưới đây là 7 yếu tố bạn cần xem xét, áp dụng vào chiến lược tiếp thị để đạt kết quả tốt nhất:

Sản phẩm (Product) 

Sản phẩm của bạn là yếu tố cốt lõi của hoạt động kinh doanh. Sản phẩm tốt là điều khách hàng quan tâm nhất. Vì vậy, hãy ưu tiên cải tiến để sản phẩm tốt nhất có thể và tối ưu hóa các dòng sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, khách hàng mua sản phẩm của bạn không chỉ vì chất lượng. Các thành phần khác cũng có thể tác động vào giác quan khách hàng và thúc đẩy họ mua hàng bao gồm:

  • Thiết kế

  • Bao bì đóng gói

  • Đặc điểm

  • Tính năng

  • Tính độc đáo

Một sản phẩm có đầy đủ các thành phần tốt gần như có thể tự marketing và bán chính nó mà không cần đến bất kỳ chiến dịch marketing nào. Để đánh giá sản phẩm của mình có tốt hay không, bạn nên suy xét, trải nghiệm như một người ngoài cuộc. Hãy hỏi bản thân xem sản phẩm có còn phù hợp với thị trường hiện nay hay không, sản phẩm có phải là những gì khách hàng của bạn cần, …? Bạn cũng có thể so sánh sản phẩm với đối thủ cạnh tranh, nếu bạn chưa làm đủ tốt, bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

  • Phát triển tư duy về sản phẩm, tập trung đầu tư phát triển chất lượng sản phẩm

  • Hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và áp dụng vào việc tiếp thị sản phẩm 

  • Tạo các nội dung tiếp thị có giá trị liên quan đến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng

  • Tạo các chương trình tiếp thị dùng thử sản phẩm để cung cấp cho họ trải nghiệm và giá trị của sản phẩm

  • Khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm của họ để người khác biết lý do tại sao họ đánh giá cao thương hiệu của bạn

Giá cả (Price) 

Cách bạn xác định giá sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như giá trên thị trường, mức độ cạnh tranh, … Sau khi đặt giá, bạn cần đánh giá lại định kỳ để xem liệu nó có còn phù hợp với thị trường hiện tại hay không. Giá có thể tăng hoặc giảm tương ứng. Bạn có thể cần thay đổi giá cả, điều khoản bán hàng, giảm giá, .. hoặc kết hợp nhiều thứ với nhau để mang lại sự mới lạ cho sản phẩm. Bạn luôn cần chiến lược giá cả dài hạn để tiếp cận khách hàng mục tiêu. 

Mục tiêu chiến lược đặt giá 

  • Tạo ra lợi nhuận mục tiêu để duy trì, phát triển sản phẩm

  • Phù hợp với sự cạnh tranh trên thị trường

  • Đáp ứng khả năng chi trả của khách hàng

Chiến lược đặt giá:

  • Đặt giá sản phẩm phù hợp với chi phí vận hành và nhu cầu thị trường để duy trì hiệu quả hoạt động.

  • Đặt giá theo định hướng lợi nhuận: đạt lợi nhuận tối đa hoặc chỉ cần bù đắp đủ chi phí và vượt qua điểm hòa vốn

  • Đặt giá theo định hướng khách hàng: tối đa hóa và tăng cơ sở khách hàng hiện tại hoặc tìm kiếm khách hàng mới

  • Đặt giá theo uy tín, giá trị: chiến lược định vị và hình ảnh chỉn chu, sang trọng để doanh nghiệp thực thi đặt giá cho các mặt hàng sang trọng và cao cấp. 

  • Đặt giá theo tâm lý: tác động sinh lý đến tâm trí khách hàng, trong đó giá sản phẩm không vượt qua giới hạn giá mà khách hàng sẵn sàng trả

Các chiến lược đặt giá có thể thay đổi linh hoạt tùy theo các điều kiện. Vì vậy, việc đặt giá không nhất thiết phải cố định, nó cần được đo lường và tính toán linh hoạt để phù hợp với điều kiện thị trường, cơ cấu ngành sản phẩm, phân lúc khách hàng, nhu cầu hiện tại của khách hàng,…

Địa điểm (Place)

Bạn sẽ bán sản phẩm của mình ở đâu? Bạn cần có kế hoạch rõ ràng về nơi sẽ bán sản phẩm. Nó không chỉ là địa điểm bán hàng, nó còn là nơi bạn tiếp thị và đón nhận phản hồi của khách hàng. Bạn có thể quyết định về địa điểm bán hàng sau khi trả lời các câu hỏi sau:

  • Mọi người hay tìm kiếm sản phẩm của bạn ở đâu?

  • Sản phẩm của bạn có cần đến xem trực tiếp không?

  • Bạn muốn trò chuyện trực tiếp với khách hàng khi họ mua hàng hay bạn muốn giải quyết qua các kênh trực tuyến?

  • Doanh số của bạn có bị ảnh hưởng nếu bạn thuê một địa điểm thực tế hay không?

  • Giá bán sản phẩm của bạn tối ưu khi bạn bán hàng trực tuyến hay trực tiếp?

Các địa điểm mà các thương hiệu lựa chọn bán hàng bao gồm cửa hàng bán lẻ, trang web, ứng dụng điện thoại … Những yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm bao gồm trải nghiệm của khách hàng khi nhìn sản phẩm trực tiếp và mức độ tương tác của khách hàng thông qua địa điểm.

Quảng cáo (Promotion)

Quảng cáo là cách tốt nhất để sản phẩm của bạn được chú ý. Nó bao gồm mọi hoạt động bạn làm để giới thiệu với khách hàng về doanh nghiệp của mình. Từ truyền hình, đài phát thanh, báo in đến tiếp thị nội dung, truyền thông xã hội, tiếp thị qua email, quảng cáo, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quan hệ công chúng, v.v. 

Chiến lược quảng bá tốt nhất là liên kết tất cả các hoạt động và xây dựng quảng bá đa kênh nhằm tạo ra hành trình trải nghiệm thương hiệu đối với khách hàng. Sau đây là một số cách bạn có thể sử dụng để xây dựng tiếp thị đa kênh:

  • Đồng bộ nội dung trên tất cả các kênh 

  • Tận dụng tối đa các kênh để tiếp cận khán giả mục tiêu của mình.

  • Tạo quảng cáo cá nhân hóa dựa trên hành vi của khách hàng

  • Tiếp thu, đón nhận các ý kiến về chương trình quảng bá trên các kênh để có sự điều chỉnh phù hợp

Quảng cáo không phải là con đường một chiều, khách hàng thường mong đợi bạn chú ý đến sở thích của họ và đưa ra giải pháp khi họ cần. Vì vậy, bạn nên cá nhân hóa các hoạt động tiếp thị. Hãy sử dụng các công cụ phân đoạn và tự động hóa, đồng thời thử nghiệm các phương pháp tiếp cận khác để xem xét phản hồi của khách hàng.

People (Con người)

Con người là bất kỳ ai liên quan đến sản phẩm và tiếp xúc với khách hàng. Nghĩa là yếu tố này bao gồm nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ kinh doanh, nhân viên hoạt động, … Các doanh nghiệp thường quên đi khía cạnh này của tiếp thị, nhưng những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng mới chính là đại diện của công ty. 

Hành động và cách cư xử của nhân viên sẽ phản ánh chất lượng phục vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, thái độ phục vụ của nhân viên cũng ảnh hưởng tới cái nhìn của khách hàng với doanh nghiệp và sản phẩm. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đang tuyển dụng những nhân tài tốt nhất. Dưới đây là những tiêu chí bạn có thể áp dụng để đảm bảo nhân viên của bạn đang cư xử đúng mực với khách hàng:

  • Phát triển các kỹ năng mềm của nhân viên để họ có thể thực hiện chiến lược tiếp thị tốt nhất

  • Đào tạo nghiệp vụ về sản phẩm, quy trình, dịch vụ chăm sóc khách hàng, …

  • Tập trung xây dựng mối quan hệ nhân viên và công ty, tạo ra các kết nối đúng với văn hóa công ty và truyền cảm hứng gắn bó với công việc.

Process (Quy trình)

Quy trình là quá trình đưa sản phẩm đến tay khách hàng được thiết kế để tối đa hóa hiệu quả và độ tin cậy. Quá trình cung cấp sản phẩm là một yếu tố quan trọng đối với sự hài lòng của khách hàng. Một quy trình tốt cần đảm bảo hai điều:

  • Cung cấp liên tục, thường xuyên sản phẩm, dịch vụ với chất lượng ổn định, đồng đều

  • Tiết kiệm thời gian và tiền bạc 

Quy trình của bạn càng liền mạch thì trải nghiệm của khách hàng sẽ càng được nâng cao. Nếu bạn nhận được nhiều hơn một lời phản hồi không tốt về bất kỳ quy trình nào, hãy kiểm tra lại để xác định vấn đề đang xảy ra và tìm cách khắc phục nhanh chóng. Đảm bảo thường xuyên xem xét lại quy trình để đánh giá, cải tiến, nâng cao chất lượng.

Physical Evidence (Cơ sở hạ tầng)

Yếu tố cuối cùng cho biết cơ sở vật chất tác động đến trải nghiệm của khách hàng. Cơ sở vật chất là mọi thứ mà khách hàng nhìn thấy và cảm nhận được khi tương tác với doanh nghiệp gồm:

  • Cơ sở hạ tầng nơi bạn cung cấp sản phẩm 

  • Cách bố trí hoặc thiết kế nội thất địa điểm bày bán sản phẩm

  • Bao bì, thiệp cảm ơn, ..

Cơ sở hạ tầng không chỉ thu hút sự chú ý mà còn tăng trải nghiệm của khách hàng với dịch vụ sản phẩm. Bạn có thể tham khảo một vài cách sau để tăng chất lượng cơ sở hạ tầng hỗ trợ:

  • Khu vực chờ, thử đồ, nhà vệ sinh trong cửa hàng thoải mái

  • Cửa hàng có tông màu chủ đạo và được bày trí theo phong cách thương hiệu

  • Cửa hàng, nhân viên sạch mẽ

  • Thiết kế bao bì tạo sự khác biệt, giúp mọi người nhận ra thương hiệu của bạn trong nháy mắt 

  • Bao bì có thể làm nổi bật các tính năng cụ thể của sản phẩm

  • Bao bì cung cấp thông tin có giá trị, gồm các hướng dẫn rõ ràng hoặc một câu chuyện bất ngờ về thương hiệu để làm khách hàng nhớ đến thương hiệu nhiều hơn

Bất kể bạn đang cung cấp loại sản phẩm gì, bạn đều có thể sử dụng mô hình 7P để phân tích các chiến lược tiếp thị nổi tiếng. Điều quan trọng là hãy xem xét từng yếu tố ảnh hưởng để tạo ra hệ thống doanh nghiệp đồng bộ, thống nhất cho khách hàng từ trải nghiệm đến cảm nhận giá trị của sản phẩm. Nhờ có mô hình 7P, việc xây dựng chiến lược tiếp thị phát triển doanh nghiệp diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.