Tầm quan trọng của kiểm soát chất lượng đối với doanh nghiệp

Kiểm soát chất lượng đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, góp phần tối ưu chi phí và nâng cao hiệu quả trong sản xuất. Kiểm soát chất lượng là gì? Làm thế nào để cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường lợi ích cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp? Hãy cùng 3D Smart Solutions theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn.

1. Đôi nét về kiểm soát chất lượng

1.1. Kiểm soát chất lượng là gì?

Kiểm soát chất lượng (QC) trong sản xuất là quá trình nỗ lực đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm xác định để loại bỏ sản phẩm / dịch vụ lỗi trước khi đến tay người tiêu dùng. Nếu trường hợp sai sót được phát hiện, nhà quản lý có thể đưa ra quyết định thu hồi hoặc đề xuất các giải pháp khắc phục sự cố để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

QC

1.2. Vai trò của kiểm soát chất lượng

Thông qua quá trình kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, phát huy các nguồn lực sẵn có và nâng cao hiệu quả. Sau đây 3D Smart Solutions liệt kê một số vai trò quan trọng như: 

  • Tránh lãng phí nguyên liệu: Hạn chế các vấn đề trong sản xuất ngay từ đầu cho phép doanh nghiệp giảm thiểu lượng sản phẩm bị lỗi.

  • Đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn tốt hơn: Nhiều ngành bị ràng buộc về mặt pháp lý để duy trì các tiêu chuẩn trong quy trình sản xuất. Các biện pháp kiểm soát chất lượng mạnh mẽ đảm bảo các quy tắc này được tuân thủ.

  • Tăng mức độ trung thành của khách hàng: Khách hàng có nhiều khả năng sẽ mua hàng nhiều lần sản phẩm / dịch vụ của công ty, nếu họ tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm / dịch vụ.

  • Tăng mức độ giới thiệu và nhận biết thương hiệu: Những khách hàng hài lòng thường nói tốt về thương hiệu và khuyên những người bạn của họ nên dùng thử sản phẩm / dịch vụ này.

  • Trao quyền cho nhân viên: Kiểm soát chất lượng tốt là trách nhiệm của mỗi cá nhân và phải làm tốt phần việc của mình. Cải thiện tốt tinh thần của nhân viên để thúc đẩy tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm.

  • Đảm bảo cung cấp sản phẩm / dịch vụ tốt cho người tiêu dùng: Quá trình kiểm soát chất lượng được thực hiện tốt giúp quá trình sản xuất ít sản phẩm bị lỗi hơn, hạn chế các vụ kiện tụng và ít tốn chi phí để giải quyết về PR cho doanh nghiệp.

  • Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp uy tín và tin cậy hơn: Xây dựng danh tiếng cho các sản phẩm chất lượng có thể giúp doanh nghiệp nhận được sự đánh giá cao của người tiêu dùng và tạo lợi thế cạnh tranh mạnh trong ngành.

  • Lợi nhuận cao hơn: Kiểm soát chất lượng tốt hạn chế thu hồi sản phẩm bị lỗi và giảm tỷ lệ khách hàng rời bỏ, mang đến doanh thu cao cho doanh nghiệp.

1.3.

Một số yếu tố của kiểm soát chất lượng

Để tồn tại với năng lực cạnh tranh mạnh, doanh nghiệp phải chú trọng kiểm soát chất lượng sản phẩm / dịch vụ. Muốn kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp phải kiểm soát được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm bị lỗi. 

Kiểm soát chất lượng nhấn mạnh vào ba khía cạnh được quy định theo các tiêu chuẩn ISO 9001, bao gồm:

  • Các tiêu chí: hiệu suất, tính toàn vẹn và tính đồng hóa

  • Năng lực: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và bằng cấp

  • Các yếu tố mềm: nhân sự, lòng chính trực, tin tưởng, văn hóa của tổ chức, động lực, xây dựng đội ngũ và các mối quan hệ chất lượng.

2. Các bước để xây dựng quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm

2.1. Tiêu chí chất lượng

Đối với một số lĩnh vực thì tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

QC

  • Các tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực áp dụng bao gồm: JIS, ASME, DIN, ISO, NEMA, ASTM, EN, TEMA, FDA…

  • Những quy định của Việt Nam về chất lượng của sản phẩm / dịch vụ doanh nghiệp đang áp dụng như Thông tư, Nghị định do Chính phủ ban hành, các tiêu chuẩn TCVN, các quy chuẩn QCVN…

  • Các yêu cầu chung của nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp hướng đến

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một tiêu chí, tiêu chuẩn riêng về chất lượng sản phẩm trong sản xuất, nhưng phải đảm bảo sự đồng bộ để thống nhất sản phẩm đầu ra. Tuy nhiên, để đánh giá các tiêu chuẩn, trước hết cần được đo lường một cách khách quan. Sau đây là một số tiêu chuẩn về đo lường sản phẩm như sau:

  • Nguyên vật liệu sản xuất

  • Tiêu chuẩn về thiết kế

  • Đánh giá lựa chọn các nhà cung cấp, mua hàng

  • Tiêu chuẩn về hoạt động sản xuất, thi công, chế tạo

  • Kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm

2.2. Tiêu chuẩn và quy trình kiểm soát tập trung

Để hoạt động kiểm soát chất lượng được diễn ra hiệu quả theo một trình tự hợp lý thì doanh nghiệp cần tập trung vào các quy trình sản xuất. Vì vậy, khi tiến hành xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng, doanh nghiệp cần nắm được mỗi nhóm đối tượng khách hàng chiếm bao nhiêu tổng phần trăm doanh thu, lợi nhuận để xây dựng phương hướng phù hợp.

2.3. Kiểm tra và đánh giá kết quả

Để có thể đảm bảo được quy trình kiểm soát chất lượng luôn thực sự phù hợp với tiến trình hoạt động sản xuất. Doanh nghiệp phải thường xuyên đo lường và đánh giá kết quả qua các số liệu:

QC

  • Ghi nhận các đánh giá không tốt từ nội bộ và bên ngoài

  • Ghi nhận điều không phù hợp trong suốt quá trình vận hành

  • Các khiếu nại từ phía khách hàng, người tiêu dùng

  • Khách hàng phản hồi về chất lượng sản phẩm

2.4. Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các nguồn bên ngoài

Sau quá trình giám sát, điều chỉnh, cải thiện và đưa ra kết quả đảm bảo chất lượng sản phẩm / dịch vụ thì doanh nghiệp cần thu thập và tiếp nhận ý kiến phản hồi. Dựa vào các ý kiến phản hồi bên ngoài, doanh nghiệp sẽ biết được những vấn đề vẫn còn tồn đọng khiến khách hàng hoặc người tiêu dùng chưa thực sự hài lòng về sản phẩm. Từ đó phân tích thông tin có sẵn để tìm hướng giải quyết cụ thể.

3. Cải thiện kiểm soát chất lượng

Cải thiện kiểm soát chất lượng vừa là mục tiêu quan trọng vừa là mục tiêu có thể đạt được. Tất cả nhân viên và nhà quản lý phải sẵn sàng khi doanh nghiệp tiến tới mục tiêu chung là cải thiện chất lượng. Mọi sản phẩm, văn hóa và quy trình phải phản ánh các bước mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được điều này. 

Lưu ý rằng những điều chỉnh nhỏ đối với quy trình vận hành trong một thời gian dài có thể mang lại những cải tiến rõ rệt về chất lượng ngay lập tức. Sau đây 3D Smart Solutions gợi ý một số cách để cải thiện việc kiểm soát chất lượng tại doanh nghiệp sản xuất:

3.1. Làm rõ tiêu chuẩn chất lượng của doanh nghiệp

“Chất lượng” có ý nghĩa gì trong hoạt động chuỗi cung ứng? Xác định sớm điều này sẽ cung cấp cơ sở để triển khai các phương pháp kiểm soát quy trình hoạt động. Doanh nghiệp cần xác định rõ ý nghĩa, tính chất quan trọng của chuỗi cung ứng để triển khai các phương pháp kiểm soát chất lượng. Đưa ra các mục tiêu, xác định rõ ràng về số lượng các lỗi có thể khắc phục và kế hoạch hành động của doanh nghiệp là gì để tối ưu hóa việc giám sát. Sau đó đưa ra các giải pháp cần thiết muốn cải thiện những bước nào trong quy trình.

Sẽ rất hữu ích nếu doanh nghiệp lập một danh sách kiểm tra bao gồm nhiều tiêu chí để đánh giá một sản phẩm chất lượng, đảm bảo rằng tất cả các sản phẩm rời khỏi đơn vị sản xuất đều đảm bảo chất lượng tốt nhất. Doanh nghiệp cần lưu ý cố gắng giữ ở mức chi phí tối thiểu và sử dụng thời gian hiệu quả hơn.

3.2.

Đào tạo nhân viên

Đào tạo nhân viên rất quan trọng giúp thúc đẩy các hoạt động kiểm tra chất lượng. Điều cần thiết là xây dựng các phương pháp kiểm soát chất lượng trên phạm vi toàn doanh nghiệp chứ không chỉ xung quanh quản lý kiểm soát chất lượng. Các nhân viên được đào tạo chéo cũng có thể đóng góp vào việc phát triển các ý tưởng giúp nâng cao hiệu quả và kiểm soát chất lượng. Cách tiếp cận này thúc đẩy văn hóa phát triển tâm lý sở hữu để trao quyền cho họ và có giá trị đối với toàn bộ doanh nghiệp. Những nhân viên được đào tạo có thể nhận thấy các vấn đề trước khi các vấn đề đó phát sinh. Điều này sẽ làm giảm đáng kể sự xuất hiện của các sản phẩm bị lỗi.

QC

3.3.

Sử dụng công nghệ để xây dựng kiểm soát chất lượng

Công nghệ ảnh hưởng tích cực đến mọi hoạt động của quá trình cung cấp sản phẩm / dịch vụ. Chẳng hạn như: Công nghệ đám mây có thể làm cho hoạt động sản xuất hiệu quả và kiểm soát chất lượng tốt hơn. Hãy tưởng tượng rằng nếu doanh nghiệp muốn cài đặt cảm biến thời gian thực để theo dõi sản phẩm. Các cảm biến này giao tiếp với phần mềm gửi thông báo cho nhà quản lý. Trong trường hợp có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất, giúp dễ dàng để ngăn một sản phẩm rời khỏi dây chuyền hoặc chuyển sản phẩm sang lô hàng. 

Quá trình kiểm soát chất lượng tận dụng hiệu quả một số hoạt động tự động hóa thông qua việc tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy (ML) và Internet vạn vật (IoT)… Trong toàn bộ doanh nghiệp, cho phép quy trình tìm hiểu về các sự cố kiểm soát chất lượng và khắc phục chúng mà không cần sự tham gia hoặc hỗ trợ của con người. Chi phí đầu tư khá lớn nhưng nâng cao năng suất của nhân viên và chất lượng tổng thể.

QC

3.4.

Thực hiện các bài kiểm tra sử dụng thiết bị ngẫu nhiên

Trong sản xuất, các bài kiểm tra phổ biến về an toàn như bài kiểm tra sử dụng thiết bị đột xuất sẽ giúp đánh giá chính xác hơn. Cách tiến hành rất đơn giản: Chọn một nhóm nhân viên ngẫu nhiên và hỏi về cách họ sử dụng tất cả các máy liên quan. Trong quá trình này, hãy chú ý tuân thủ các biện pháp an toàn. Thử nghiệm ngẫu nhiên nhưng rất cần thiết nếu doanh nghiệp quan tâm đến việc cải thiện kiểm soát chất lượng và muốn tất cả nhân viên được an toàn trong công việc.

3.5. Nâng cấp thiết bị sản xuất

Nâng cấp thiết bị có thể giúp nâng cao chất lượng, cải thiện hiệu quả, tốc độ sản xuất và giao hàng đúng hạn. Nâng cấp không có nghĩa là mua thiết bị kỹ thuật số mới nhất mà doanh nghiệp có thể thay thế các thiết bị lỗi thời thường xuyên bị hỏng hoặc sản xuất ra các sản phẩm bị lỗi. Tuy nhiên, khi mua thiết bị mới đồng nghĩa phải đào tạo, nâng cấp kỹ thuật cho nhân viên để tránh tình trạng mắc lỗi do không biết cách sử dụng.

3.6. Đưa ra kế hoạch ứng phó

Phát triển kế hoạch ứng phó cũng là một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất. Chuyên viên kiểm soát chất lượng tại mỗi công đoạn phải linh hoạt xử lý các lỗi chất lượng bằng cách thực hiện tất cả các cuộc kiểm tra AQL. Bước này là một phần mở rộng của quy trình tại cửa hàng.

4. Tổng kết

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều nhận ra rằng việc cải thiện kiểm soát chất lượng giúp doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro không đáng có. Việc kiểm soát chất lượng tốt giúp tăng lợi nhuận, nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên và khách hàng. Các công ty đang tìm kiếm một cách tiếp cận chủ động đối với nhân viên, khách hàng và người quản lý bằng cách cải thiện kiểm soát chất lượng.

Nếu doanh nghiệp đang gặp thách thức trong việc tối ưu chi phí và cải thiện hiệu quả trong quy trình sản xuất, hãy tìm đến 3D Smart Solutions để được tư vấn giải pháp công nghệ phù hợp với lĩnh vực kinh doanh. Chúng tôi là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp công nghệ 3D toàn diện như máy in 3D, máy quét 3D, phần mềm CAD / CAM và dịch vụ 3D về kiểm soát chất lượng trong quá trình phát triển sản phẩm mới. Với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực 3D, 3DS luôn sẵn sàng lắng nghe tư vấn, giải đáp và cam kết sẽ mang đến những giải pháp phù hợp nhất cho doanh nghiệp. 

Để biết thêm thông tin về dịch vụ 3D của 3DS, doanh nghiệp vui lòng truy cập tại đây hoặc liên hệ đến hotline 0345.699.777 để được hỗ trợ tốt nhất.