Tầm nhìn của doanh nghiệp là gì? Ý nghĩa trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tầm nhìn của doanh nghiệp mô tả những gì bạn mong muốn đạt được trong dài hạn, năm đến mười năm hoặc lâu hơn. Hơn cả một lời tuyên bố hoa mỹ trên giấy, nó cho thấy hình ảnh doanh nghiệp trong tương lai và vạch ra đường hướng rõ ràng cho việc lên chiến lược và kế hoạch của tổ chức. Tìm hiểu cụ thể khái niệm tầm nhìn của doanh nghiệp và ý nghĩa của chúng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp qua chia sẻ từ Brandson (Interloka) sau đây.
Khái niệm tầm nhìn của doanh nghiệp (vision)
Một tổ chức đi về đâu, cơ cấu nguồn lực, mô hình vận hành hay văn hoá doanh nghiệp, đều bắt đầu từ tầm nhìn và mục tiêu tầm nhìn. Tầm nhìn của doanh nghiệp liên quan đến mục tiêu.
Viện Công nghệ Massachusetts (Massachusetts Institute of Technology – MIT) đã thể hiện Vision của họ thật hay:
“Cộng đồng MIT được thúc đẩy bởi một mục đích chung: tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn thông qua giáo dục, nghiên cứu và đổi mới. Chúng tôi vui vẻ và kỳ quặc, ưu tú nhưng không theo thuyết tinh hoa, sáng tạo và nghệ thuật, bị ám ảnh bởi những con số và luôn chào đón những người tài năng bất kể họ đến từ đâu.”
Tầm nhìn của doanh nghiệp có ý nghĩa gì trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp?
Tầm nhìn của doanh nghiệp thể hiện khát vọng (aspiration) của lãnh đạo. Do vậy tầm nhìn trở thành động lực dẫn dắt các hoạt động quản trị khác. Một trong số đó là văn hoá doanh nghiệp.
Các lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay ngày càng quan tâm đến việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Với những lãnh đạo có tư duy quản trị theo mục tiêu, tiêu chí để chọn ra các giá trị quan trọng với văn hoá doanh nghiệp luôn thường bám vào mục tiêu tầm nhìn. Thiếu sự kết nối này, văn hoá doanh nghiệp chưa thật sự làm đúng chức năng của mình.
Ví dụ về tầm nhìn của doanh nghiệp Interloka
Đồng cảm với quan điểm của các nhà quản trị và các doanh nghiệp quốc tế, tôi xin chia sẻ topic quản trị quan trọng này của Interloka như sau.
Tầm nhìn của doanh nghiệp
“Trở thành agency dẫn đầu về chiến lược thương hiệu dành cho các doanh nghiệp tư nhân tầm trung, lớn, các doanh nghiệp có cơ hội hiệu theo đuổi chiến lược đại dương xanh.”
Giá trị cốt lõi
Đam mê khám phá tri thức – Passion for exploring knowledge
“Khám phá bản chất các trường phái khác nhau về xây dựng thương hiệu & hành trình với doanh nghiệp là không có điểm dừng. Càng được khai mở chúng tôi càng cảm nhận rõ hơn cảm giác tuyệt vời của tự do. Chúng tôi hồi hộp nhưng không lo lắng, khao khát nhưng không lệ thuộc, vui mừng nhưng không quá phấn khích, có thể buồn nhưng không bi quan. Tri thức đã mang đến cảm giác của tự do & trách nhiệm.”
Tinh thông làm nên khác biệt – Power of mastership
“Chúng tôi chỉ tập trung vào lĩnh vực chuyên môn mình thực sự hiểu sâu sắc & nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi hiểu sâu sắc giá trị khác biệt của kiến thức chuyên sâu. Chúng tôi cũng ý thức rằng những gì mình biết còn quá nhỏ bé so với trí tuệ những người đi trước đã khám phá. Chúng tôi không ngừng lao động bồi đắp học hỏi mỗi ngày, sẵn sàng chia sẻ & sáng tạo theo cách riêng để tăng thêm giá trị ứng dụng.”
Mỗi thành viên tổ chức đến văn phòng hàng ngày không chỉ làm công việc theo nghĩa vụ trách nhiệm thông thường. Họ háo hức với từng dự án, say mê tìm tòi giải pháp và họ thấy bản thân mình lớn lên sau mỗi thách thức. Để dẫn đầu không thể dàn trải năng lượng cho nhiều thứ. Sự tinh thông (mastership) chỉ đến khi bạn chuyên tâm, rất chuyên tâm cho nó.
Việc lựa chọn giá trị cốt lõi (core value) thực sự là bài toán thách thức để đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp có thực sự hiểu bản chất con người, tổ chức đội ngũ nội bộ và khát vọng tầm nhìn của doanh nghiệp họ chịu trách nhiệm dẫn dắt.
Cách giải thích sau về lựa chọn giá trị cốt lõi “Chuyên nghiệp” của phó chủ tịch tập đoàn Alstom Power khá thú vị:
“Trong ngành của chúng ta không có mục tiêu nào khác là lên hàng đầu thế giới. Mỗi lúc, mỗi nơi chúng ta hãy tự hỏi xem đã làm hết sức chưa, chúng ta có professional (chuyên nghiệp) không? Chúng ta chỉ nên tự mãn khi vượt hết mọi người, không những thế chúng ta phải đi đến tận cùng con đường để vượt luôn cả chính mình nữa. Có thế thì mới professional”.
Khái niệm “chuyên nghiệp” nơi đây được hiểu là “khát vọng vượt qua bản thân”. Đây cũng là giá trị cốt lõi (core value) chúng tôi theo đuổi. Có điều chúng tôi ghi thành lời khác đi: “đam mê khám phá tri thức”.
Mục tiêu chiến lược
Bộ giá trị cốt lõi là kim chỉ nam để Interloka hướng tới 3 mục tiêu chiến lược: Impact (Tác động), Focus (Tập trung) và Change (Thay đổi).
- Impact: Tác động để doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh thông qua đề xuất thương hiệu. Tác động tư duy quản trị thương hiệu của lãnh đạo theo chuẩn quốc tế.
- Focus: Tập trung nguồn lực vào những mục tiêu quan trọng, những người quan trọng và đặc biệt là lĩnh vực tư vấn quan trọng (chiến lược thương hiệu).
- Change: Học tập, đổi mới, thay đổi, cập nhật liên tục vì mục tiêu tầm nhìn của doanh nghiệp
Một tổ chức đi về đâu, cơ cấu nguồn lực, mô hình vận hành hay văn hoá doanh nghiệp, đều bắt đầu từ mục tiêu tầm nhìn của doanh nghiệp.
“The value of vision is not in the vision itself but in the directions and movement that it gives the organization.” (Richard Jones, Journal of Innovative Marketing)
Mặc dù các doanh nghiệp không nên quá tham vọng trong việc xác định mục tiêu dài hạn, điều quan trọng là phải đặt ra mục tiêu lớn hơn và xa hơn trong một tuyên bố tầm nhìn của doanh nghiệp. Các yếu tố chính của một tuyên bố tầm nhìn doanh nghiệp hiệu quả bao gồm:
- Hướng về phía trước
- Tạo động lực và truyền cảm hứng
- Phản ánh văn hóa doanh nghiệp và giá trị cốt lõi của công ty
- Nhằm mang lại lợi ích và cải tiến cho doanh nghiệp trong tương lai
- Xác định lý do tồn tại của doanh nghiệp và nơi họ đang hướng tới.
Lời kết
Một tuyên bố về tầm nhìn của doanh nghiệp không phải là thứ bạn viết ra rồi quên lãng. Khi công ty phát triển, bạn cần liên tục xem xét lại tuyên bố tầm nhìn của doanh nghiệp để đo lường sự tiến bộ và thành công chung. Giống như bản kế hoạch kinh doanh, nó là một tài liệu sống có thể giúp bạn đưa ra các quyết định quan trọng, bởi vì nó đại diện cho trái tim và linh hồn của doanh nghiệp.
Nguồn tham khảo: BrandSon – Brand strategist