Tạm biệt chứng khô miệng chỉ với những mẹo đơn giản

Bệnh khô miệng xảy ra khi các tuyến sản xuất nước bọt không đủ để làm ẩm miệng. Vào mùa lạnh, khí hậu hanh khô hơn, các triệu chứng khô miệng cũng vì vậy mà rõ ràng hơn.

Tại sao dễ cảm thấy khô miệng vào mùa đông? 

Nguyên nhân chính là do khí hậu trở nên khô hơn và nước bốc hơi quá nhanh, điều này làm trầm trọng thêm tình trạng khô miệng ban đầu và làm cho các triệu chứng rõ ràng hơn. Khô miệng không phải là một bệnh độc lập mà là một nhóm các triệu chứng bao gồm nguyên nhân sinh lý và bệnh lý. 

Nguyên nhân sinh lý: Hàng ngày uống ít nước, ăn mặn hoặc nhiều đồ khô. Người cao tuổi, các chức năng suy giảm, các tuyến tiết dịch teo lại, nước bọt giảm, khô miệng xuất hiện ở các mức độ khác nhau; không bổ sung nước kịp thời sau khi vận động…

Nguyên nhân bệnh lý: 

– Thường gặp nhất là khô miệng do nhiễm virus; sốt cao, tiêu chảy, thở bằng miệng… gây khô miệng do cơ thể mất nước

– Lo âu kéo dài, trầm cảm, mất ngủ, đắng miệng lâu ngày… 

– Khô miệng do các loại thuốc gây ra

– Khô miệng do các bệnh toàn thân như bệnh nhân mắc hội chứng Sjogren, do hệ thống miễn dịch trong cơ thể bất thường, phá hủy cấu trúc của tuyến nước bọt và tuyến lệ dẫn đến khô miệng và khô mắt, tăng đường huyết do thâm nhiễm huyết tương ở bệnh nhân tiểu đường. Tăng huyết áp làm mất nước các mô gây khô miệng.

Có thể thấy, khô miệng có rất nhiều nguyên nhân gây ra. Một số do chế độ ăn uống, thói quen sinh lý và tâm lý không tốt, một số do bệnh tật. Để giảm khô miệng, tăng lượng nước uống chỉ có tác dụng đối với những người uống quá ít nước hoặc mất nước quá nhiều, còn khô miệng do các bệnh lý khác nhau thường khó có hiệu quả. Nếu tình trạng khô miệng không thể thuyên giảm trong thời gian ngắn, đặc biệt là nếu các triệu chứng kéo dài hơn ba tháng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện.

Tạm biệt chứng khô miệng chỉ với những mẹo đơn giản-1

Phòng ngừa khô miệng hàng ngày có các phương pháp sau:

– Giữ miệng sạch sẽ và súc miệng thường xuyên để giảm khả năng sâu răng và nhiễm trùng răng miệng thứ cấp.

– Phòng ngừa cảm lạnh, duy trì tinh thần lạc quan, giải tỏa căng thẳng trong công việc, tránh nóng giận, cáu gắt.

– Mùa đông hanh khô, chú ý đến chế độ ăn uống, ăn nhiều thức ăn bổ phổi dưỡng âm như nước mật ong, quả nhân sâm, ô mai, nho, v.v., không những có thể giảm khô miệng mà còn ngăn ngừa táo bón.

– Tuân thủ ngủ sớm dậy sớm, tham gia vận động ngoài trời, ăn uống điều độ, bỏ thuốc lá, tránh uống rượu quá độ.

Một số cách làm giảm khô miệng

– Nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo cứng không đường để kích thích tiết nước bọt. 

Tạm biệt chứng khô miệng chỉ với những mẹo đơn giản-2

– Hạn chế uống cà phê vì caffein có thể khiến miệng bạn khô hơn.

– Ngừng hút thuốc lá.

– Không sử dụng nước súc miệng có chứa cồn vì chúng có thể làm khô miệng.

– Uống nước thường xuyên. Mất nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến khô miệng thoáng qua. Do đó, việc uống đủ nước mỗi ngày là cách chữa khô miệng hiệu quả, đồng thời giúp điều trị tình trạng mất nước nhẹ.

– Tránh thức ăn và đồ uống có đường hoặc axit vì chúng làm tăng nguy cơ khô miệng.

– Dùng các sản phẩm thay thế nước bọt không kê đơn, tìm kiếm các sản phẩm có chứa xylitol, carboxymethylcellulose hoặc hydroxyethyl cellulose.

– Dùng nước súc miệng được thiết kế cho khô miệng, đặc biệt là loại có chứa xylitol cũng có tác dụng bảo vệ chống sâu răng.

– Tránh sử dụng thuốc kháng histamine không kê đơn và thuốc thông mũi vì chúng có thể làm cho triệu chứng khô miệng của bạn tồi tệ hơn.

– Thở bằng mũi chứ không phải bằng miệng.

– Bổ sung độ ẩm cho không khí vào ban đêm bằng máy làm ẩm phòng.

Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng khô miệng

– Đồ uống hạt sen: long nhãn, hạt sen, nhân sâm Mỹ, táo tàu, nước đun sôi, thích hợp để dưỡng khí, dưỡng âm.

Tạm biệt chứng khô miệng chỉ với những mẹo đơn giản-3

– Long nhãn nhân sâm Hoa Kỳ: Sắc thịt quả nhãn và nhân sâm Hoa Kỳ trong nước, uống trước khi đi ngủ, thích hợp cho chứng khô miệng do tâm âm hư.

– Nấm tuyết, hột trứng cút ngâm siro: có tác dụng bổ phổi, tư âm bổ phế, thích hợp với chứng khô miệng do phế âm hư.

– Cháo hoàng thảo: rửa sạch hoàng thảo cho vào nồi, thêm nước đun sôi, chắt lấy nước cốt nấu cháo với gạo. Phương pháp này thích hợp cho người tỳ vị hư hàn, miệng khô.

– Canh nấm tuyết thịt nạc táo: Lấy nấm tuyết và táo (bỏ lõi) nấu canh thịt nạc, có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm bổ phổi, thích hợp cho người khô miệng do phổi âm hư.

– Trà Nhân sâm Hoa hòe: Nhân sâm, Hoa hòe, Hoàng kỳ, trứng cút, nước đun với đường phèn, có tác dụng bổ phổi, dưỡng âm, thăng tân dịch cơ thể.

Theo An Nhiên – Vietnamnet