Tái tạo da là gì?
Ngày nay, hầu hết các chị em luôn có nhu cầu làm đẹp da, thúc đẩy tái tạo da nhanh chóng để giữ cho da luôn hồng hào, trẻ đẹp, nhất là trong việc tái tạo da mặt. Vậy tái tạo da là gì? Tái tạo da có tốt không? Có rất nhiều phương pháp tái tạo da từ đơn giản đến phức tạp, nhưng cách thực hiện nào phù hợp với bạn? Đọc thêm bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.
Mục Lục
1. Tái tạo da là gì?
Tái tạo da là phương pháp lột đi các lớp tế bào xỉn màu, hư tổn bên ngoài nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng các tế bào da mới tự nhiên, khỏe mạnh, từ đó giúp cho bề mặt da hấp thu các dưỡng chất tốt hơn, cải thiện làn da săn chắc, mịn màng.
Quy trình tái tạo da tự nhiên cần khoảng từ 25-28 ngày, khi đó tế bào da chết được đẩy lên trên bề mặt da và bong tróc. Lúc này các tế bào da mới cũng sản sinh ra để thay thế lớp tế bào da cũ. Thế nhưng, việc tế bào chết ở trên da quá lâu có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây mụn. Chính vì thế mà chúng ta cần phải thúc đẩy quá trình tái tạo da. Đây cũng là một trong phương pháp trẻ hóa da đang được nhiều chị em ngày nay mách nhau thực hiện.
2. Loại da nào cần được tái tạo?
Những loại da cần phải được thực hiện tái tạo da gồm có:
- Làn da bị xỉn màu, sạm nám do các tác nhân xấu từ môi trường (tia UV, khói bụi,..): Việc tiếp xúc với những tác nhân này trong thời gian này khiến da bị bít tắc lỗ chân lông, sần sùi, kém mịn màng, tái tạo da giúp cho việc chăm sóc trở nên hiệu quả hơn.
- Làn da sau mụn: Sau khi trị mụn xong thì da sẽ còn vết thâm, lỗ chân lông to khiến cho da của bạn kém mịn màng và bị xỉn màu, cần tái tạo da nhằm thúc đẩy sản sinh tế bào da mới và tạo điều kiện tốt cho các sản phẩm đặc trị thẩm thấu tốt hơn.
- Làn da hư tổn do sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Việc sử dụng mỹ phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc và có chứa nhiều chất gây hại khiến da bị hư tổn nghiêm trọng sẽ trở nên mỏng manh và sức đề kháng yếu đi. Tái tạo da sẽ giúp loại bỏ độc tố, mang lại làn da mịn màng và tràn đầy sức sống.
- Làn da lão hóa: Sau tuổi 30 da bạn bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, xuất hiện các nếp nhăn, vết chân chim, nám, tàn nhang,… khiến da không đều màu và hạn chế được khả năng thẩm thấu dưỡng chất. Tái tạo da sẽ giúp làm sạch lỗ chân lông, tẩy tế bào chết giúp quá trình dưỡng da hiệu quả hơn.
3. Có các phương pháp tái tạo da nào?
3.1. Mặt nạ hóa học
Mặt nạ hóa học là một phương pháp trị liệu thẩm mỹ các vấn đề da như sẹo thâm, lão hóa, rối loạn tăng sắc tố. Cơ chế khoa học của mặt nạ hóa học là dùng các alpha hydroxy acid (AHA) gồm acid citric, acid glycolic, acid lactic hay beta hydroxy acid (BHA), acid salicylic để làm bong vảy các lớp biểu bì, kích thích được quá trình tái tạo bề mặt da, cho da một “lớp giáp” mới tươi sắc và rạng ngời hơn. Ngoài AHA, BHA thì bạn còn có thể sử dụng vitamin C, retinoids, tretinoin để thực hiện tái tạo da.
Khi lựa chọn phương pháp này, bạn cần phải lưu ý thực hiện tại cơ sở uy tín, được cấp phép hoạt động và đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, tay nghề cao để đảm bảo quá trình tái tạo da mặt được chuẩn mực, an toàn, đồng thời, giảm thiểu tai biến nghiêm trọng cho da như nhiễm trùng, lở loét, tạo sẹo, da mỏng đỏ, lộ chỉ máu hay tăng sắc tố sau viêm…
3.2. Liệu pháp bào mòn da
Siêu bào mòn da chính là liệu pháp tái tạo bề mặt da phổ biến hiện nay. Theo đó, bác sĩ da liễu sẽ sử dụng thiết bị có gắn tinh thể thạch anh hoặc mũi kim cương để tẩy hoặc bong vẩy các lớp sừng chết trên da nhằm thúc đẩy tế bào da mới được phát triển. Sau khi thực hiện, giải pháp này sẽ tạo cảm giác làn da được căng mịn, tươi trẻ hơn cho khách hàng.
Vì là phương pháp thâm nhập sâu vào trong da nên sau khi trị liệu, da bạn có thể gặp phải một số phản ứng không mong muốn như khô và bong tróc, có dấu hiệu mưng mủ và bị tiết dịch lỏng. Do đó, trước khi thực hiện liệu pháp bào mòn da này thì bạn cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ da liễu để được tư vấn một cách chi tiết, hạn chế được những rủi ro, biến chứng và các tác dụng phụ.
3.3. Tái tạo da bằng tia laser
Tái tạo da bằng tia laser là phương pháp hỗ trợ điều trị sẹo mụn, nếp nhăn và những vấn đề về da khác. Cơ chế khoa học của liệu pháp này là sử dụng nhiều loại tia laser có bước sóng khác nhau nhằm loại bỏ các lớp da, từ đó thúc đẩy sản sinh collagen, tạo cảm giác da săn chắc và mịn màng hơn.
Phương pháp laser sẽ giúp tiết kiệm thời gian phục hồi, an toàn cho mọi loại da, có thể điều trị các nhược điểm của da như nám, đồi mồi, tàn nhang, sẹo mụn.
Các phản ứng thường gặp sau quá trình điều trị tái tạo da bằng tia laser thường là sưng và viêm đỏ. Do đó, bạn cần chăm sóc da theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với thoa kem chống nắng thường xuyên để hạn chế tối ưu những nguy cơ và biến chứng nguy hiểm.
3.4. Tái tạo da bằng phương pháp tự nhiên
Bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, sữa chua, bột yến mạch, sữa tươi,.. để làm mặt nạ tái tạo da, đồng thời bổ sung dưỡng chất để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, dễ tìm nguyên liệu tại siêu thị hoặc chợ, chủ động về thời gian và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên bạn cần kiên nhẫn thực hiện trong một thời gian dài để thấy tác dụng, hơn nữa hiệu quả mà phương pháp này mang lại chỉ mang tính chất tạm thời chứ không trị dứt điểm được vấn đề.
4. Hiệu quả của tái tạo bề mặt da như thế nào?
Với bản chất là tác động bên ngoài, các phương pháp tái tạo da mặt chỉ giải quyết được phần ngọn là loại bỏ tế bào hư tổn, tạo cảm giác da sáng, mịn màng, chứ không mang đến hiệu quả bền vững trong việc trẻ hóa làn da. Cùng với đó, giải pháp này vẫn chưa giải quyết từ gốc 3 nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nhăn da, tối màu, thiếu sức sống như:
Độc tố AGEs* do cơ thể sản sinh ra từ chế độ ăn nhiều bột đường, làm bẻ gãy cấu trúc phân tử Collagen, khiến da mất tính đàn hồi, chảy xệ và nhăn nheo.
Tuổi tác, nội tiết tố và ánh nắng mặt trời tăng cường hoạt động của men tiêu hủy cấu trúc nền của da MMPs. Loại men này hoạt động như máy cắt, gây tiêu hủy các protein dạng sợi và phân tử giữ nước, dẫn đến da khô sạm và lão hóa.
Gốc tự do ROS sinh ra do nhiều nguyên nhân như: quá trình chuyển hóa của cơ thể, stress, ô nhiễm môi trường… cũng góp phần phá vỡ cấu trúc nền của da, khiến da nhiễm độc, mỏng yếu và dễ kích ứng.
Chưa kể, chi phí cho mỗi liệu trình thường khá đắt đỏ và tốn kém do hầu hết đều là thủ thuật thẩm mỹ bằng công nghệ hiện đại, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ chuyên môn. Do đó, để cải tạo và duy trì vẻ đẹp tươi trẻ cho làn da, chị em cần kết hợp thêm giải pháp tác động trực tiếp đến tác nhân gây lão hóa từ bên trong.
5. Tái tạo da có nguy hiểm không và tái tạo da có tốt không?
Tái tạo bề mặt da có thể loại bỏ đi một lớp mỏng trên da. Do đó, nhiều chị em luôn cảm thấy băn khoăn không biết tái tạo da có thật sự tốt không? Theo các chuyên gia, khi thực hiện liệu pháp thẩm mỹ này, bạn có thể đối mặt với những biến chứng chung thường gặp như sau:
- Kích ứng da: Vùng da được tái tạo có thể bị ngứa, sưng tấy và đau rát trong quá trình điều trị.
- Phát ban: Các mẩn đỏ thường xuất hiện trên khuôn mặt trong khoảng 6-12 tuần. Đối với trường hợp nặng hơn, tình trạng phát ban có thể kéo dài từ 6 – 12 tháng
- Thay đổi màu da: Tái tạo da mặt có thể khiến vùng da điều trị trở nên tối màu hoặc sáng màu hơn bình thường, nhưng hiện tượng này có thể giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu như không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Nhiễm trùng da: Nếu dụng cụ tái tạo da không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, làn da của bạn rất dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm.
- Tạo sẹo: Phương pháp này có nguy cơ để lại sẹo vĩnh viễn trên da mặt nếu như kỹ thuật viên thiếu kinh nghiệm.
- Dễ bị bắt nắng: Sau khi thực hiện phương pháp tái tạo da, làn da của bạn trở nên mỏng yếu, nhạy cảm và dễ bị bắt nắng hơn. Do đó, bạn cần bảo vệ da kỹ càng dưới ánh nắng mặt trời trong trường hợp bắt buộc phải đi ra ngoài.
Trong thời gian gần đây, vì nôn nóng trẻ hóa làn da, cải thiện khuyết điểm trên khuôn mặt nên nhiều chị em đã đua nhau thực hiện phương pháp tái tạo da mặt bằng hóa chất. Hầu hết các phương pháp này sử dụng dung dịch tự chế như rễ cây, thuốc rượu, củ huệ tây… nhằm tiêu hủy tế bào sừng hư tổn, kích thích sản sinh tế bào khỏe đẹp. Do là sản phẩm tự điều chế, trôi nổi, không rõ ràng về nguồn gốc và xuất xứ nên rất nhiều chị em sau khi dùng đã gặp phải tình trạng da tấy đỏ, đau rát, bong tróc và đóng mài.
Việc sử dụng các dung dịch hóa chất tự chế để lột da sẽ khiến cho da bị tàn phá nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, lợi dụng tâm lý muốn đạt được làn da căng trẻ, sáng đẹp của phụ nữ, những dòng kem lột trắng da cấp tốc đã xuất hiện. Ngụy trang tinh vi bằng những lời quảng cáo xuôi tai rằng sản phẩm là được chiết xuất từ thiên nhiên, đảm bảo tái tạo da hoàn hảo chỉ sau một tuần sử dụng và các kem lột này đã thành công trong việc lôi kéo các khách hàng.
Tuy nhiên, họ không biết được rằng, các dòng kem lột này lại có chứa lượng lớn hóa chất cấm như corticoid, hydroquinone, thủy ngân, aspirin… Không chỉ bức tử lớp thượng bì tróc hết, để lộ lớp da non chưa trưởng thành, mỏng yếu, mà lại phá hủy sắc tố melanin, gây nên hiện tượng bạch biến, mưng mủ, phù nề, teo da và thậm chí dẫn đến ung thư.
6. Nếu chọn liệu pháp tái tạo bề mặt da, cần phải chú ý điều gì?
6.1. Tham vấn bác sĩ
Trước những tác dụng phụ do phương pháp tái tạo da gây nên, nhiều chị em vẫn chưa thể quyết định liệu có nên tái tạo da mặt hay không. Theo đó, bạn có thể thực hiện phương pháp này, nhưng với điều kiện là bạ cần phải tham vấn kỹ càng từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Lúc này, các bác sĩ sẽ hỗ trợ kiểm tra thật cẩn thận tình trạng da của bạn. Nếu như da của bạn được xác nhận có thể áp dụng phương pháp này, chuyên gia tiếp tục kiểm nghiệm về tính chất da, mức độ tổn hại, phạm vi của những vùng da kém mịn màng cũng như độ sâu của khuyết điểm trên khuôn mặt, để từ đó xác định được liệu bạn có thể thực hiện phương pháp này hay không.
6.2. Quan sát tình trạng da
Mặc dù là liệu pháp thẩm mỹ thường mang lại sự thay đổi nhanh chóng cho da, song các phương pháp điều trị tái tạo da hiện nay KHÔNG thích hợp đối với phụ nữ đang gặp các vấn đề như sau:
- Tình trạng mụn trứng cá chi chít, còn hoành hành nhiều trên khuôn mặt
- Sẹo mụn sâu, khó lành.
- Da mỏng đỏ, yếu, nhạy cảm, da khô hoặc bị bong tróc
- Da có nếp nhăn cố định hoặc là biến đổi theo cử động mặt
- Da bị tàn nhang, tối màu
Nếu như làn da của bạn gặp phải các vấn đề trên, bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi ứng dụng cách thức làm đẹp này.
6.3. Giữ cho da luôn sạch sẽ
Việc làm sạch da hằng ngày sẽ giúp giảm thiểu tế bào chết, vi khuẩn, bụi bẩn trên da, từ đó hạn chế được tình trạng nhiễm trùng và các biến chứng khác như sẹo thâm. Theo đó, bạn nên vệ sinh bằng một miếng gạc ngâm trong dung dịch muối pha loãng với tần suất từ 3 đến 4 giờ/ lần để đảm bảo da sạch và đủ độ ẩm.
6.4. Cấp ẩm cho da
Trong suốt thời gian phục hồi, các vùng da được điều trị nhằm tăng cường độ ẩm tự nhiên, hạn chế tình trạng da khô ráp bong tróc. Cụ thể, bạn nên dùng thuốc mỡ theo chỉ định của bác sĩ để bôi lên các mảng da hoặc có thể sử dụng miếng gạc ngâm trong nước muối loãng để vừa cấp ẩm và vừa bảo vệ da bạn khỏi bụi bẩn.
Để hạn chế tình trạng khô và bong tróc thì bạn nên cấp ẩm cho đều đặn cho da trong quá trình phục hồi
6.5. Thường xuyên chống nắng cho da
Để ngăn ngừa sẹo thâm và tổn thương da do tia cực tím gây nên thì bạn cần hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khung giờ 10h-16h. Trường hợp buộc phải đi ra ngoài, bạn hãy sử dụng kem chống nắng và mang theo các phụ kiện chống nắng như mũ, kính râm để giảm thiểu tác hại của tia UV đến làn da mới được tái tạo.
Lão hóa da là quy luật tất yếu tự nhiên trong cuộc đời của mỗi con người. Bằng cách thực hiện phương pháp tái tạo da, làn da của chúng ta cũng chỉ được cải thiện bên ngoài. Phần còn lại sẽ được nằm ở phương pháp triệt tiêu 3 tác nhân gây lão hóa từ bên trong thông qua sản phẩm đường uống.
Đó cũng là lý do vì sao mà các liệu pháp tái tạo da hiện nay rất được chị em ưa chuộng. Tuy nhiên, chỉ điều trị da liễu thẩm mỹ thôi là chưa đủ, vì phương pháp này còn tác động từ bên ngoài là chính và có phần rủi ro nếu như thực hiện không đúng cách. Do đó, chị em nên kết sử dụng phương pháp tác động từ bên trong bằng đường uống với phương pháp tái tạo da bên ngoài để đảm bảo đạt hiệu quả tối đa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.