Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt? Vòng đời của một cây rêu ở Việt Nam – Tài Liệu Kế Toán
Cùng ôn tập lại kiến thức bộ môn Sinh học về cây rêu ở Việt Nam cũng như là vòng đời của nó. Câu hỏi thường được đặt ra là tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt? Đây là điều mà chúng ta có thể quan sát hằng ngày nhưng lại chưa thực sự hiểu về cơ cấu cũng như cách một cây rêu phát triển ra sao.
Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt?
Để trả lời cho câu hỏi này, đầu tiên phải nói về hình dáng cũng như là cấu tạo của cây rêu. Thứ nhất, cây rêu không có rễ chính thức. Rễ của cây rêu được gọi là rễ giả. Cây rêu tuy có nhiều phân loại, một số đã có lá và thân nhưng nhìn chung vẫn chung một cấu tạo đơn giản bao gồm thân nhưng không phân nhánh, lá và rễ. Một số loại mang cả túi bào tử. Đặc biệt, ở cây rêu chưa có mạch dẫn, chưa có hoa cũng như chưa có rễ chính thức. Rễ giả hấp thụ nước bằng hành động mao dẫn, trong đó nước di chuyển lên giữa các sợi của rễ giả và không qua từng cái như trong rễ chính thức.
Bởi vì thân và lá chưa có mạch dẫn nên cây rêu cần tiếp xúc với chỗ ẩm ướt cũng như nước mới có thể giúp cây sinh sống được. Cuối cùng là vì cây rêu được sinh sản bởi nước.
Do bị thiếu rễ chính thức cùng các mạch dẫn trên thân nên cây rêu không thể hấp thụ nước và các chất khoáng từ rễ để lưu thông khắp thân. Vì vậy nó phải hấp thụ bằng cách tiếp xúc qua bề mặt. Do đó nó cần sống ở nơi ẩm ướt dù ở trên cạn và sinh sống thành từng đám. Cấu tạo đơn giản này cũng bởi vì kích thước của cây rêu khá nhỏ, chỉ khoảng 1cm.
Vòng đời của cây rêu diễn ra như thế nào?
Sau khi tìm hiểu về cấu tạo của cây rêu cũng như lý do tại sao cây rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt chúng ta sẽ cùng xem qua về vòng đời phát triển của cây rêu.
Cũng tương tự như các loại cây thực vật, cây rêu có tiến trình phát triển tương đối đơn giản như sau. Cây rêu đực sẽ mang túi tinh và cây rêu cái sẽ mang túi noãn. Sau khi cây rêu đực cho ra tinh trùng và cây rêu cái cho ra noãn, cả hai sẽ gặp nhau và tạo thành hợp tử. Hợp tử sẽ xảy ra ở túi bào tử trên ngọn cây rêu cái. Sau một khoảng thời gian, túi bào tử sẽ chín và cho ra các bào tử. Các hạt bào tử sẽ gặp đất ẩm và sinh ra các sợi màu lục mang nhiều chồi. Các chồi sau này sẽ phát triển trở thành cây rêu. Cứ thế một vòng tuần hoàn sẽ diễn ra.
Như vậy là bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quan nhất của kiến thức về cây rêu. Tổng kết lại, lý do cây rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt là do chưa có rễ chính thức và chưa có mạch dẫn khiến nó phải hấp thụ nước cùng các khoáng chất thông qua tiếp xúc bề mặt trực tiếp và nó chỉ sinh sản được khi có nước. Đó là tại sao nó cần ở chỗ ẩm ướt để luôn có nước. Tiếp theo là vòng đời của cây rêu, cây rêu cái và đực sau khi cho ra tinh trùng và noãn sẽ tạo thành hợp tử. Từ hợp tử sẽ cho ra bào tử và khi gặp đất ẩm, các bào tử sẽ trở thành chồi là các sợi mà lục chúng ta hay nhìn thấy. Cứ như vậy, vòng đời của cây rêu được tiếp tục.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn tổng kết lại kiến thức về cây rêu cũng như tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt của bộ môn Sinh học. Chúc bạn ôn tập tốt, luôn tìm hiểu cho các câu hỏi của mình để khám phá được thêm nhiều điều nữa.
4.9/5 – (35 bình chọn)