Tại sao phải thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm trong sản xuất?
Tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm là việc làm hoàn toàn cần thiết và quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, bởi chất lượng sản phẩm không thể tự nhiên mà tốt.
Đối với mọi doanh nghiệp chất lượng sản phẩm có ý nghĩa then chốt. Tuy nhiên, việc hiểu sâu về chất lượng sản phẩm vẫn chưa đủ để nói lên điều gì, bởi không phải cứ sản xuất là sản phẩm sẽ có chất lượng tốt mà chúng ta còn cần phải tác động vào nó, quản lý nó theo đúng mục tiêu và quy trình quản lý chất lượng đã định.
Vậy để tìm hiểu rõ hơn về vần đề này, bạn hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của LAVAN chúng tôi!
Mục tiêu quản lý chất lượng
Mục tiêu quản lý chất lượng của sản phẩm là nghiên cứu triển khai, thiết kế, sản xuất và bảo dưỡng một sản phẩm có chất lượng, có ích nhất cho người tiêu dùng và bao giờ cũng thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng.
Để giải quyết được nhiệm vụ này, tất cả cán bộ của doanh nghiệp, những người lãnh đạo cao nhất, cán bộ tất cả các bộ phận và tất cả công nhân đều phải tham gia vào hoạt động quản lý chất lượng và bằng mọi cách tạo điều kiện cho nó phát triển.
Sự cần thiết của công tác quản lý chất lượng
1. Quản lý chất lượng là sự sống còn của doanh nghiệp
Nó cho chúng ta cách sử dụng hợp lý nhất, tiết kiệm nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm sẽ làm giảm hàng kém phẩm chất làm ra hàng có chất lượng tốt hơn, làm giảm giá thành sản phẩm.
Ta có thể nhận thấy giữa vấn đề giảm giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm là không mâu thuẫn và hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ công tác quản lý.
Ta hãy xét đến việc sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng kém thì tất phải loại bỏ, sửa chữa dẫn đến tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng nhân công… và làm cho chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm tăng cao. Vậy nên ta phải đưa ra các biện pháp quản lý vào khâu đầu đến khâu cuối của quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm làm giảm được tỷ lệ hàng hỏng, giá thành sản phẩm sẽ hạ xuống và chất lượng sản phẩm nhờ đó mà tăng lên.
Quy luật cạnh trạnh vừa là đòn bẩy để các doanh nghiệp tiến lên đà phát triển, hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới song nó cũng gây sức ép lớn cho các doanh nghiệp. Trong kinh doanh nếu như đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thì tất về lâu dài doanh nghiệp sẽ nằm ra ngoài quỹ đạo của thị trường. Đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau song chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất.
Vậy nên quản lý chất lượng của sản phẩm chính là phương thức mà doanh nghiệp cần tiếp cận và hoàn thiện hệ thống của mình. Có như vậy doanh nghiệp mới có khả năng thắng lợi trên thương trường.
2. Quản lý chất lượng là yêu cầu của xã hội
- Yêu cầu về sự uy tín đối với người tiêu dùng:
Nhu cầu con người ngày một cao nên những đòi hỏi của họ về sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú. Trong khi hàng hoá không chỉ sản xuất ra ở một quốc gia mà nó có sự giao thoa nhau mà sản phẩm nào có chất lượng cao sẽ thắng thế.
Đáp ứng nhu cầu đó, các nhà sản xuất kinh doanh phải có các biện pháp quản lý chất lượng dịch vụ, sản phẩm một cách hợp lý để sản phẩm có uy tín với người tiêu dùng, phù hợp quy định quốc gia và quốc tế.
- Yêu cầu về tính tiết kiệm:
Các nguồn lực cho sản xuất sản phẩm đều có giới hạn nếu như chúng ta không khai thác hợp lý thì sẽ gây lãng phí và những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường. Tiết kiệm trong sản xuất là một giải pháp đạt hiệu quả kinh tế cao vừa giảm tối đa chi phí sản xuất mà chất lượng vẫn đảm bảo, nhờ đó mà người sản xuất tìm ra các phương pháp tối ưu trong quản lý.
Quản lý chất lượng đúng ngay từ đầu đang được các nhà quản trị doanh nghiệp hết sức quan tâm. Đây là con đường tiết kiệm duy nhất trong kinh doanh và nó cũng là mục tiêu trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, quản lý chất lượng là phải bảo vệ môi trường, đây không chỉ là vấn đề mang tính pháp lý mà còn chứa đựng đạo đức kinh doanh trên tinh thần nghiệp chủ. Đồng thời phải được xây dựng trên cơ sở phát triển bền vững cân bằng trong mối quan hệ hữu cơ con người – sản xuất – môi trường.
Để tìm hiểu thêm về quản lý chất lượng sản phẩm, biết cách áp dụng hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả, bạn đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với LAVAN để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất!