Tại sao phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2022?

Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu khi ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm “bẩn” trà trộn hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hay tình trạng ngộ độc thực phẩm tại các nhà máy, xí nghiệp tăng đột biến? Vậy Tại sao phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? hãy cùng LSX đi tìm hiểu nhé

Căn cứ pháp lý

Kinh doanh thực phẩm như thế nào là an toàn thực phẩm?

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

c) Sơ chế nhỏ lẻ;

d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

g) Nhà hàng trong khách sạn;

h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

i) Kinh doanh thức ăn đường phố;

k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.”

Như vậy, để kinh doanh thực phẩm cần được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu không thuộc đối tượng trên thì phải tuân thủ theo điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm.

Điều kiện chung đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm

Căn cứ theo Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:

Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

1.Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2.Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm.

Tại sao phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vì một cuộc sống lành mạnh

Ai trong chúng ta cũng cần có một cuộc sống lành mạnh và những bữa cơm ngon cùng gia đình. Nhưng điều đó lại đang ngày càng bị đe dọa bởi những thực phẩm bẩn đang tràn lan trên thị trường.

Tình hình đó dẫn đến việc cần phải giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo cho người dân một cuộc sống lành mạnh nhất có thể.

Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm vì lợi ích chung

Hiện nay, vấn đề giữ vệ sinh an toàn thực phẩm không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào đó mà vấn đề này trở thành vấn đề chung của toàn xã hội. Nói như vậy để hiểu được rằng, giữ gìn vệ sinh thực phẩm chính là đảm bảo lợi ích chung của tất cả mọi người.

Khi mọi người được cung cấp những thực phẩm sạch và đảm bảo những bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thì xã hội sẽ ít có người bị bệnh hơn, cơ hội phát triển cũng nhiều hơn.

Có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự

Tại sao phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmTại sao phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩmTại sao phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?

Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bị phạt như thế nào?

Vi phạm quy định trên sẽ chịu xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 4 Nghị định 115/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 4. Vi phạm quy định về sử dụng nguyên liệu để sản xuất, chế biến, cung cấp thực phẩm

  1. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng đối với nguyên liệu thuộc diện bắt buộc phải ghi thời hạn sử dụng;
    b) Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
    c) Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà có chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp quy định pháp luật hoặc đã kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật nhưng không đạt yêu cầu.
  3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10.000.000 đồng.
  4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm để sản xuất, chế biến thực phẩm;
    b) Sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá từ 10.000.000 đồng trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  5. Phạt tiền từ 05 lần đến 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này trong trường hợp áp dụng mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt tương ứng mà vẫn còn thấp hơn 07 lần giá trị sản phẩm vi phạm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  6. Hình thức xử phạt bổ sung:
    a) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này;
    b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 10 tháng đến 12 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
    c) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
  7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Buộc tiêu hủy nguyên liệu, thực phẩm vi phạm quy định tại Điều này;
    b) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại các khoản 4 và 5 Điều này.
    Như vậy, hành vi kinh doanh thực phẩm bẩn trên vi phạm về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và tùy theo mức độ vi phạm thực tế thì sẽ chịu phạt vi phạm hành chính tương ứng. Hình phạt bổ sung có thể đình chỉ hoạt động sản xuất lên đến 12 tháng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Tại sao phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?” Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra số mã số thuế cá nhân, xin đổi tên trong giấy khai sinh, công chứng tại nhà, tra cứu thông tin quy hoạch, giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh, mã số thuế cá nhân, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của chúng tôi; LSX là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có chịu trách nhiệm hình sự không?

Kinh doanh thực phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng tùy vào mức độ tổn hại là sẽ chịu hình phạt tương ứng với mức phạt quy định Điều 317 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017. Tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có hình phạt riêng, trong trường hợp mức độ đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù lên tới 20 năm. Bạn tham khảo các quy định trên để biết thêm chi tiết.

Thời hạn của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là bao lâu?

Để xác định việc gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, cần xác định giấy chứng nhận này có giá trị trong bao lâu.
Theo khoản 1 Điều 37 Luật An toàn thực phẩm 2010, thời hạn của Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có hiệu lực trong 3 năm.
Điều kiện gia hạn Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 37 Luật An toàn thực phẩm năm 2010 như sau: “Trước 06 tháng kể từ ngày hết hạn Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật An toàn thực phẩm năm 2010”.
Như vậy, thời hạn của giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là 03 năm. Khi hết thời hạn thì phải gia hạn giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định nêu trên nếu muốn tiếp tục kinh doanh.

5/5 – (1 bình chọn)