Tại sao phải cải cách thủ tục hành chính? Giải pháp cải cách?

Tại sao phải cải cách thủ tục hành chính? Giải pháp cải cách thủ tục hành chính?

    Có thể nói cải cách thủ tục hành chính là một trong những nội dung rất quan trọng để có thể phát triển kinh tế xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và chính quyền các cấp, đây là vấn đề quan trọng và cấp thiết được đặt ra. Vậy tại sao phải cải cách thủ tục hành chính? Giải pháp cải cách thủ tục hành chính hiện nay? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

    Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

    1. Tại sao phải cải cách thủ tục hành chính?

    Hiện nay có thể nói rằng Nhà nước và pháp luật đang dần dần có những quy định và hướng đi mới để cải cách hành chính có thể hiểu là một quá trình thay đổi cơ bản, lâu dài, liên tục bao gồm cơ cấu của quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động có ý thức của bộ máy nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và các cá nhân vì mục đích chung của cộng đồng và phối hợp các nguồn lực để tạo ra hiệu lực và hiệu quả quản lý và chất lượng các sản phẩm (dịch vụ hoặc hàng hoá) phục vụ nhân dân thông qua các phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực.

    Nếu như nói như vậy thì cải cách hành chính chính là những thay đổi được thiết kế có chủ định nhằm cải tiến theo hướng hiện đại và tiên tiến hơn cho phù hợp với xã hội một cách cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước từ việc: lập kế hoạch và định thể chế; tổ chức; công tác cán bộ; tài chính; chỉ huy; phối hợp; kiểm tra; thông tin; và đánh giá.

    Như vậy có thể căn cứ dựa trên các định nghĩa như trên và cách nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau có thể tổng kết lại như sau: Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức…) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.

    Chính phủ chọn cải cách thủ tục hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách hành chính bởi các lý do sau đây:

    – Thứ nhất, Cần phải cải cách thủ tục hành chính là vì đây là nội dung chính của thực hiện các thủ tục, nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế.

    – Thứ hai, cần phải cải cách thủ tục hành chính căn cứ dựa trên các điều kiện về nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cải cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy… thì việc lựa chọn khâu cải cách thủ tục hành chính sẽ mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

    – Thứ ba, cần phải cải cách thủ tục hành chính thay vì từ việc cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc.

    – Thứ tư, Một lí do hết sức quan trọng của hoạt động cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, …

    – Thứ năm, Ngoài các lí do trên thì việc cải cách thủ tục hành chính cũng đóng vai trò để có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ những rào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục hành chính.

    – Thứ sáu, thông qua các lí do trên ta càng thấy cần phải thực hiện việc đơn giản hóa thủ tục hành chính vì điều này sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch, môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an sinh xã hội…

    Xem thêm: Khái quát về điều hành công sở và cải cách hành chính nhà nước

    2. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính?

    Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các quy định của Chính phủ, của tỉnh về tổ chức bộ máy được thực hiện nghiêm túc, kịp thời. Việc sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập được triển khai thực hiện theo đúng quy định. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn phải rà soát, bổ sung quy chế làm việc, trong đó cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác bằng các quy chế cụ thể.

    Thực hiện tốt mối quan hệ công tác với các ngành cấp trên và cơ sở; từ đó phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị đề ra, cũng như những vấn đề hành chính tại địa phương, đơn vị mình. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thông qua việc thường xuyên rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện nghiêm việc bố trí công chức, viên chức theo Bản mô tả công việc và khung năng lực theo vị trí việc làm được phê duyệt. Thường xuyên xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, đăng ký nhu cầu tuyển dụng công chức…

    Làm tốt công tác cải cách tài chính công của huyện cả ở phạm vi rộng và phạm vi hẹp. Để thực hiện nhiệm vụ này, hàng năm UBND huyện ban hành các Quyết định về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan QLNN, Đảng, Đoàn thể, đối với các xã, thị trấn và đối với  các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn huyện. Việc thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm được huyện thực hiện vừa đảm bảo đúng theo các Nghị định của Chính phủ, vừa phù hợp với nhu cầu thực tiễn của địa phương, đơn vị.

    Qua đó càng nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị, tăng cường sự giám sát của cán bộ, công chức, viên chức trong việc sử dụng biên chế, kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong khâu phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước.

    Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, địa phương về công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện, góp phần hạn chế các thiếu sót, chậm trễ trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Thông qua kiểm tra, đã kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện, từng bước thiết lập kỷ luật, kỷ cương hành chính; từ đó, đã nâng cao ý thức trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ công vụ trong các cơ quan hành chính Nhà nước, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp xã khi tiếp nhận và giải quyết công việc cho tổ chức, công dân đã được quan tâm đúng mức. Vì vậy, đã tạo được lòng tin trong nhân dân vào bộ máy công quyền các cấp tại địa phương.

    Nâng cao chỉ số hài lòng của người dân về thực hiện một số nội dung PAPI của huyện; chỉ số hài lòng về tiếp cận dịch vụ, giải quyết TTHC, kết quả giải quyết TTHC; tiếp nhận và xử lý phản ánh kiến nghị liên quan đến TTHC. Lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức doanh nghiệp làm thước đo của hiệu quả chất lượng công tác cải cách hành chính; đến nay, các hoạt động về cải cách hành chính của huyện đã vào nề nếp, góp phần phục vụ ngày càng tốt hơn người dân và doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Quy trình giải quyết các thủ tục được rút gọn, thời gian giải quyết nhanh hơn; các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính được niêm yết công khai, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch, giảm thời gian và chi phí khiến người dân, tổ chức hài lòng.

    Như vậy thông qua các nội dung đã phân tích như trên ta thấy việc cải cách hành chính không chỉ đơn giản nhằm giảm phiền hà, tinh giản thủ tục hành chính mà còn tạo môi trường thông thoáng, tạo đà cho sự phát triển nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau của địa phương. Trong đó, thể hiện ở việc góp phần không nhỏ vào phát triển mạnh mẽ nền kinh tế, thu hút vốn đầu tư.