Tại sao nhìn thấy ma khi bị bóng đè?

Một số người trải qua cơn bóng đè cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng họ, hoặc đang đè lên ngực họ. Họ cố gắng động đậy chân tay nhưng không thể. Có phải lúc đó họ đã nhìn thấy ma?

Sau đó, cô gái kể lại chuyện này cho các nhà nghiên cứu, những người đang thực hiện cuộc khảo sát về hiện tượng bóng đè – một hiện tượng phổ biến nhưng lại chưa giải thích nổi, khi một người thức giấc nhưng cảm giác không thể di chuyển, nhấc nổi chân tay. Có đến 40% người tham gia khảo sát cho biết họ đã bị bóng đè, và một số người, như Salma, còn cảm thấy có ai đó đứng bên giường họ.

Các nhà nghiên cứu nói rằng bóng đè xuất hiện khi một người thức giấc vào chu kì REM.

“Bóng đè có thể là một cảm giác vô cùng đáng sợ với một số người, và hiểu rõ ràng điều gì gây ra bóng đè sẽ có tác dụng lớn với những người phải chịu cơn bóng đè”, Baland Jalal, nhà khoa học thần kinh tại Đại học California ở San Diego (Mỹ) nói.

Các nhà nghiên cứu nói rằng bóng đè xuất hiện khi một người thức giấc vào chu kì REM (cử động mắt nhanh) của giấc ngủ [Giấc ngủ có hai chu kì: NREM và REM trong đó REM chính là chu kì giấc mơ xuất hiện]. Trong giai đoạn giấc ngủ này, mọi người thường mơ, nhưng có người có lúc chân tay, cơ bắp của họ gần như bị tê liệt – đây có thể là một sự thích nghi của cơ thể giúp con người không hành động gì khi đang mơ.

Rất khó giải thích tại sao một số người trải qua cơn bóng đè lại cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng họ, hoặc đang đè lên ngực họ.

Có một cách giải thích khả quan cho rằng đó là ảo giác, khi một vùng não có sự xáo trộn nhất định. “Có lẽ, trong não của con người tồn tại hình ảnh về một khuôn mẫu, hình tượng nào đó”, Jalal nói. Những nghiên cứu trước đây đoán rằng vùng não đó có thể nằm ở một phần của thùy đỉnh – nằm ở phía trên và giữa não.

Có thể là trong khi bóng đè, thùy đỉnh kiểm soát tế bào thần kinh trong não ra lệnh cho chân tay di chuyển, nhưng thực tế chân tay lại không di chuyển, động đậy được, nên não bị xáo trộn, tạo ra ảo giác về hình ảnh một người nào đó, “một bóng đen đang đứng đầu giường”.

 

Ý kiến này dù có vẻ hấp dẫn và kích thích tò mò song lại rất khó kiểm chứng. Người ta cho rằng có thể mọi người có những trải nghiệm khác nhau về hiện tượng bóng đè là do những niềm tin văn hóa, tín ngưỡng khác nhau. Những nghiên cứu trước đây cho thấy một số niềm tin văn hóa có thể tác động đến cách con người cảm nhận các hiện tượng.

Chẳng hạn, trong nghiên cứu năm 2013 xuất bản trên tạp chí Văn hóa, Y khoa và Tâm thần học, Jalal và đồng nghiệp của ông là Devon Hinton đến từ Trường y của Đại học Harvard (Harvard Medical School), đã nghiên cứu về hiện tượng bóng đè và mức độ căng thẳng mà những người ở hai xã hội khác nhau trải qua: Ai Cập và Đan Mạch. Họ phát hiện ra rằng, so với những người Đan Mạch, người Ai Cập bị bóng đè nhiều hơn, và lo sợ bị chết nhiều hơn vì những cơn bóng đè.

Những người Đan Mạch tham gia khảo sát nói họ nghĩ bóng đè là do các yếu tố tâm lý.

“Đây là hai nền văn hóa rất khác nhau; người Ai Cập là những người rất tin tôn giáo, trong khi Đan Mạch là một trong những nước vô thần nhất trên thế giới”, Jalal nói.

Hầu hết những người Đan Mạch tham gia khảo sát nói họ nghĩ bóng đè là do các yếu tố tâm lý, sự trục trặc của bộ não hoặc do nằm ngủ sai tư thế; trong khi người Ai Cập rất dễ tin bóng đè là do một thế lực siêu nhiên gây ra.

Jalal và các đồng nghiệp của ông kết luận rằng, những người có các niềm tin siêu nhiên thường trải qua nỗi sợ hãi lớn hơn trong khi bóng đè, cũng như ám ảnh nhiều hơn. Thậm chí có thể nỗi lo sợ thực sự cũng khiến con người trải qua nhiều cơn bóng đè hơn và ngược lại.

“Nếu bạn lo sợ, nỗi sợ sẽ được kích hoạt trong các trung tâm não, nghĩa là bạn có thể bị thức giấc hoàn toàn trong cơn bóng đè, và trải qua cảm giác sợ hãi”, Jalal nói. “Trải qua cơn bóng đè, bạn sẽ càng sợ hơn – và khi đó, bạn lại có những niềm tin văn hóa, tín ngưỡng, bạn sẽ lại càng sợ hơn nữa”.

Jalal nói ông nghĩ một giải thích khoa học về bóng đè có thể giúp những người thường trải qua cảm giác sợ hãi hay căng thẳng bình tĩnh hơn, thay vì cho rằng đó là do các thế lực siêu nhiên gây ra.

Theo Vnreview, Discovery

Đó là một đêm bình thường, nhưng Salma, cô sinh viên 20 tuổi của trường Đại học American University ở Cairo (Ai Cập) đã trải qua một thời điểm khủng khiếp. Cô gái thức giấc, không thể động đậy chân tay, cảm thấy như có ai đó trong phòng. Cô nhìn thấy một sinh vật máu me, nhe nanh vuốt, giống như “một hình ảnh trong phim kinh dị” đang đứng bên cạnh giường mình.Sau đó, cô gái kể lại chuyện này cho các nhà nghiên cứu, những người đang thực hiện cuộc khảo sát về- một hiện tượng phổ biến nhưng lại chưa giải thích nổi, khi một người thức giấc nhưng cảm giác không thể di chuyển, nhấc nổi chân tay. Có đến 40% người tham gia khảo sát cho biết họ đã bị bóng đè, và một số người, như Salma, còn cảm thấy có ai đó đứng bên giường họ.”Bóng đè có thể là một cảm giác vô cùng đáng sợ với một số người, và hiểu rõ ràng điều gì gây ra bóng đè sẽ có tác dụng lớn với những người phải chịu cơn bóng đè”, Baland Jalal, nhà khoa học thần kinh tại Đại học California ở San Diego (Mỹ) nói.Các nhà nghiên cứu nói rằng bóng đè xuất hiện khi một người thức giấc vào chu kì REM (cử động mắt nhanh) của giấc ngủ [Giấc ngủ có hai chu kì: NREM và REM trong đó REM chính là chu kì giấc mơ xuất hiện]. Trong giai đoạn giấc ngủ này, mọi người thường mơ, nhưng có người có lúc chân tay, cơ bắp của họ gần như bị tê liệt – đây có thể là một sự thích nghi của cơ thể giúp con người không hành động gì khi đang mơ.Rất khó giải thích tại sao một số người trải qua cơn bóng đè lại cảm thấy như có ai đó đang đứng trong phòng họ, hoặc đang đè lên ngực họ.Có một cách giải thích khả quan cho rằng đó là ảo giác, khi một vùng não có sự xáo trộn nhất định. “Có lẽ, trong não của con người tồn tại hình ảnh về một khuôn mẫu, hình tượng nào đó”, Jalal nói. Những nghiên cứu trước đây đoán rằng vùng não đó có thể nằm ở một phần của thùy đỉnh – nằm ở phía trên và giữa não.Có thể là trong khi bóng đè, thùy đỉnh kiểm soát tế bào thần kinh trong não ra lệnh cho chân tay di chuyển, nhưng thực tế chân tay lại không di chuyển, động đậy được, nên não bị xáo trộn, tạo ra ảo giác về hình ảnh một người nào đó, “một bóng đen đang đứng đầu giường”.Ý kiến này dù có vẻ hấp dẫn và kích thích tò mò song lại rất khó kiểm chứng. Người ta cho rằng có thể mọi người có những trải nghiệm khác nhau về hiện tượng bóng đè là do những niềm tin văn hóa, tín ngưỡng khác nhau. Những nghiên cứu trước đây cho thấy một số niềm tin văn hóa có thể tác động đến cách con người cảm nhận các hiện tượng.Chẳng hạn, trong nghiên cứu năm 2013 xuất bản trên tạp chí Văn hóa, Y khoa và Tâm thần học, Jalal và đồng nghiệp của ông là Devon Hinton đến từ Trường y của Đại học Harvard (Harvard Medical School), đã nghiên cứu về hiện tượng bóng đè và mức độ căng thẳng mà những người ở hai xã hội khác nhau trải qua: Ai Cập và Đan Mạch. Họ phát hiện ra rằng, so với những người Đan Mạch, người Ai Cập bị bóng đè nhiều hơn, và lo sợ bị chết nhiều hơn vì những cơn bóng đè.”Đây là hai nền văn hóa rất khác nhau; người Ai Cập là những người rất tin tôn giáo, trong khi Đan Mạch là một trong những nước vô thần nhất trên thế giới”, Jalal nói.Hầu hết những người Đan Mạch tham gia khảo sát nói họ nghĩ bóng đè là do các yếu tố tâm lý, sự trục trặc của bộ não hoặc do nằm ngủ sai tư thế; trong khi người Ai Cập rất dễ tin bóng đè là do một thế lực siêu nhiên gây ra.Jalal và các đồng nghiệp của ông kết luận rằng, những người có các niềm tin siêu nhiên thường trải qua nỗi sợ hãi lớn hơn trong khi bóng đè, cũng như ám ảnh nhiều hơn. Thậm chí có thể nỗi lo sợ thực sự cũng khiến con người trải qua nhiều cơn bóng đè hơn và ngược lại.”Nếu bạn lo sợ, nỗi sợ sẽ được kích hoạt trong các trung tâm não, nghĩa là bạn có thể bị thức giấc hoàn toàn trong cơn bóng đè, và trải qua cảm giác sợ hãi”, Jalal nói. “Trải qua cơn bóng đè, bạn sẽ càng sợ hơn – và khi đó, bạn lại có những niềm tin văn hóa, tín ngưỡng, bạn sẽ lại càng sợ hơn nữa”.Jalal nói ông nghĩ một giải thích khoa học về bóng đè có thể giúp những người thường trải qua cảm giác sợ hãi hay căng thẳng bình tĩnh hơn, thay vì cho rằng đó là do các thế lực siêu nhiên gây ra.