Tại sao người xưa có quan niệm ‘Nam tả nữ hữu’?

Chắc hẳn nhiều người đã từng nghe câu “Nam tả nữ hữu” nhưng rất ít người có thể hiểu được nguồn gốc cũng như ý nghĩa sâu xa đằng sau câu nói này cũng như mối quan hệ của nó của nó với văn hóa truyền thống như thế nào.

Câu nói “Nam tả nữ hữu” có nghĩa là đàn ông bên trái, phụ nữ bên phải.  Đây là một quy tắc lâu đời mà  nhiều người nắm rõ và vận dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống sinh hoạt, nghi lễ, cách đặt di ảnh thờ… Hay khi xem chỉ tay thì con trai thường xem tay trái và con gái thường đưa tay phải. Bạn đã từng thắc mắc tại sao và quy tắc này lại được vận dụng hợp lý như vậy chưa?

Dưới đây là nguồn gốc và lý giải của khoa về quan niệm “Nam tả nữ hữu” sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn.

Theo truyền thuyết, quan niệm này bắt nguồn từ câu chuyện thủy tổ Bàn Cổ của người Trung Hoa xưa biến thành tiên. Theo cuốn “Ngũ vận lịch niên ký” có ghi chép rằng mắt trái của Bàn Cổ hóa thành Thần Mặt Trời, mắt phải hóa thành Thần Mặt Trăng. Trong dân gian lưu truyền “nam tả nữ hữu” chính là bắt nguồn từ câu chuyện này.

Tuy nhiên, đây không phải là một quan niệm phong kiến hủ bại, cổ hỗ lỗ sĩ mà nó là một quy tắc hoàn toàn hợp lý và có cơ sở khoa học rõ ràng. Cơ sở khoa học của quan niệm này có liên quan mật thiết đến học thuyết thuyết âm dương của Đại gia trong triết học Trung Quốc cổ đại:

“Theo thuyết này, mọi vật trong vũ trụ khi sinh ra đều có 2 mặt đối lập là âm và dương, sự vật trong tự nhiên là có lớn bé, dài ngắn, trên dưới, trái phải, v.v…  hai thế lực đối lập nhau nhưng lại thống nhất với nhau trong vạn vật, là khởi đầu của mọi sinh thành biến hóa.

Âm dương không loại trừ nhau mà tạo điều kiện tồn tại cho nhau, là động lực của mọi vận động và phát triển. Quy luật âm dương chỉ rõ mọi sự vật đều có âm dương, trong dương có âm, trong âm có dương, âm thăng dương giáng, âm dương cân bằng thì sự vật tồn tại”.

Học thuyết âm – dương quy định đàn ông là dương, phụ nữ là âm. Trong cùng một con người thì phía trên là dương, phía dưới là âm hoặc phía sau lưng là dương, phía trước bụng là âm; phía tay trái là dương phía tay phải là âm. Vận dụng quan niệm này vào trong cuộc sống, nhất là cuộc sống hôn nhân thì khi vợ chồng nằm cạnh nhau thì chồng nằm vị trí bên trái, còn vợ ở vị trí bên phải. Mặt khác, bên phải của nam là âm cần hợp với bên trái của nữ là dương, vậy nam nằm bên trái (tả) nữ nằm bên phải (hữu) nam là hợp quy luật âm dương.

Theo quy luật giới tính thì việc vợ nằm bên trái và gối đầu lên tay phải của chồng thì sẽ thấy yên tâm hơn, cảm giác an toàn vì được người chồng che chở và bao bọc. Còn về phía người chồng thì họ sẽ thấy tự hào và hãnh diện vì được là người chở che cho vợ. Tất cả cảm giác đó đưa họ vào giấc ngủ say và sâu hơn.

 Theo quy luật sinh lý thì việc người chồng nằm ở bên tay trái để vợ nằm nghiêng về bên phải mình thì hô hấp dễ thông suốt, đồng thời làm cho thức ăn trong dạ dày đi vào ruột non được thuận lợi và có thể nằm lâu hơn. Còn nếu người chồng nằm bên phải vợ do tính chủ động của người đàn ông buộc anh ta phải nằm nghiêng bên trái mình để ôm vợ thì ở tư thế này không nằm lâu được vì tim bị chèn ép, do đó không có cặp vợ chồng nào nằm ở tư thế này thường xuyên.

Rốt cuộc, bạn đã hiểu rõ vì sao người xưa lại quy định nam tả nữ hữu rồi chứ. Nó không phải là cái gì đó xa vời hay lạ lẫm hết, trong bất kì trường hợp nào hãy áp dụng nó một cách hài hòa hợp lý nhé!

Sơn Tùng