Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao?
Tại sao người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao? Người ta phải xây dựng các ngôn ngữ lập trình bậc cao, bởi những lí do sau:
– Ngôn ngữ lập trình bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn, thuận tiện cho đông đảo người lập trình (không cho những người lập trình chuyên nghiệp).
– Ngôn ngữ lập trình bậc cao nói chung không phụ thuộc vào loại máy, cùng một chương trình có thể thực hiện trên nhiều loại máy khác nhau.
– Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh và dễ nâng cấp hơn.
Trong khoa học máy tính, một ngôn ngữ lập trình bậc cao (high-level programming language) là một ngôn ngữ lập trình có sự trừu tượng hóa mạnh mẽ khỏi các chi tiết của máy tính.
So với các ngôn ngữ lập trình bậc thấp (low-level programming language), nó có thể sử dụng các yếu tố ngôn ngữ tự nhiên, dễ sử dụng hơn, hoặc có thể tự động (hoặc thậm chí che giấu hoàn toàn) các khu vực quan trọng của các hệ thống điện toán (ví dụ, quản lí bộ nhớ (memory management)), làm quá trình phát triển chương trình đơn giản hơn và tương đối dễ hiểu hơn so với một ngôn ngữ bậc thấp. Lượng trừu tượng hóa được cung cấp định nghĩa một ngôn ngữ lập trình có bậc cao tới mức nào.
Vào thập niên 1960, các ngôn ngữ lập trình bậc cao sử dụng một compiler (trình biên dịch) thường được gọi là autocode (mã tự động).Ví dụ của autocode là COBOL và Fortran.
Ngôn ngữ bậc cao đầu tiên được xây dựng vào năm 1956 là ngôn ngữ FORTRAN. Ngày nay có rất nhiều các ngôn ngữ lập trình bậc cao như PASCAL, C, C++, Visual Basic, Foxpro…