Tại sao người lớn yêu nhau gọi người yêu là “em bé”?

Đã bao giờ bạn nghĩ tại sao mình gọi người yêu là “baby”, “honey”,
“em bé”, “cục cưng”? Và không chỉ có ngần ấy từ, đã có gần 400 biệt danh tương tự. Một bài viết đã giải thích về sự tiến hóa logic
cũng như những hàm nghĩa khác của cách gọi đặc biệt này.

{keywords}

Ảnh: Sasha Bell/SHutterstock

Album Xscape của Micheal Jackson đã vươn lên trên các bảng xếp hạng bất chấp việc kiện tụng giữa Quincy Jones và Sony Ent, hay ngay cả khi người nghe có phản hồi không tốt với bìa đĩa 3D.

Chỉ duy nhất một khía cạnh không gây tranh cãi chính là lời bài hát. Toàn bộ lời của ca khúc khá tầm thường, không có điểm nhấn hơn phần mở đầu là mấy “Baby, love never felt so good”.

Điều này dường như không đáng để nói đến vì chúng ta đã quá quen với việc người lớn sử dụng từ “baby” như một từ lãng mạn, thân mật. Nhưng liệu chúng ta có thể bỏ qua thực tế rằng từ “baby” là để chỉ “một đứa trẻ”.

“Từ baby chắc chắn có nghĩa là đứa trẻ. “Baby” là một thứ cụ thể – nhưng lại tồn tại hình ảnh về một thứ gì đó”, Logan Levkoff – tác giả của nhiều cuốn sách về tình dục và các mối quan hệ cho biết.

Nghe có vẻ đáng sợ, nhưng chúng ta đã sử dụng “baby” từ rất lâu rồi.

Theo từ điển Oxford, lần đầu tiên “baby” được sử dụng như một từ lãng mạn, thân mật là vào thế kỷ 17. Trong cuốn tiểu thuyết “Love-Letters Between a Nobleman and His Sister” xuất bản năm 1964 của Aphra Behn, nhân vật nam chính mang tên Philander đã tuyên bố “not able to support the thought that anything should afflict his lovely Baby” (ý nói “không dám nghĩ tới việc mọi thứ có thể làm tổn thương người yêu anh ta”). Bỏ qua tiêu đề và sự thích hợp khi sử dụng từ “baby” trong bối cảnh loạn luân, liệu “người chị” trong câu chuyện có coi mối quan hệ đó là hôn nhân.

Không chỉ những người nói tiếng Anh gọi nhau là “baby”, rất nhiều ngôn ngữ khác cũng có những từ tương tự: trong tiếng Pháp là bébé, tiếng Trung là baobei.

Sự tiến hoá có thể chính là lý do. Khi nam giới bắt đầu đối xử với người yêu mình như những đứa trẻ hay thậm chí tìm kiếm những người phụ nữ có tính khí trẻ con.

Vào giữa thế kỷ 20, nhà nghiên cứu phong tục của Áo Konrad Lorenz cho biết sự đáng yêu của những đứa trẻ chính là sự thích nghi có tiến hoá và thuận lợi, và nếu không có sự đáng yêu thì chúng không thể tồn tại.

Người lớn cần động lực để chăm sóc trẻ, và có lẽ động lực chính là sự dễ thương của chúng. Ông tin rằng nam giới đem theo suy nghĩ này tới khi trưởng thành và có xu hướng tìm kiếm những người phụ nữ có yếu tố “dễ thương” giống trẻ.

Nhưng xu hướng đó của nam giới không thể giải thích toàn bộ câu chuyện. Theo từ điển Oxford, “baby” là một từ để thể hiện tình cảm thường được sử dụng với nữ giới, thì giờ đây nó cũng được sử dụng thường xuyên với nam giới.

“Tôi thấy nữ giới cũng gọi người yêu họ là “baby” nhiều như nam giới vậy” tư vấn viên tình dục Ian Kerner cho biết.

Gọi người yêu là “baby” có vẻ hơi lạ, các nhân viên tư vấn nghĩ nếu gọi bằng biệt danh thì sẽ tốt hơn, nó tạo cho cặp đôi một thế giới riêng tư. “Khi tình cảm mãnh liệt, gọi tên riêng có vẻ không phù hợp”, nhà tâm lý học Stenven Stosny cho biết.

Một nghiên cứu năm 1993 của các nhà nghiên cứu đại học Ohio cho biết những cặp đôi hạnh phúc có xu hướng sử dụng ngôn ngữ của riêng họ hay “giao tiếp theo phong cách riêng”. Bruess và Pearson phỏng vấn 154 cặp vợ chồng theo nhiều giai đoạn: từ mới cưới cho tới mức độ hài lòng của họ về mối quan hệ, và yêu cầu họ cho biết biệt danh họ dùng gọi đối phương.

116 cặp cho biết họ sử dụng nhiều hơn một biệt danh, và tổng cộng có 370 biệt danh được kể ra. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra sự hài lòng với mối quan hệ hôn nhân tỉ lệ thuận với số biệt danh được các cặp đưa ra, và tỉ lệ nghịch với độ tuổi của họ.

“Biệt danh như một dấu hiệu của sự thân mật” Kerner cho biết. “Họ sử dụng nó khi nói chuyện. Nếu không sử dụng nữa chính là dấu hiệu của sự thiếu thân mật”

May mắn thay, “baby” không phải là lựa chọn duy nhất của những cặp đôi muốn trở nên dễ thương.

“Sweetheart” là một lựa chọn cổ điển nhưng không đáng sợ. Mọi người sử dụng nó như từ thân mật từ thế kỷ 13. Nó được dùng lần đầu tiên trong tác phẩm của Thánh Anglo-Saxon, trong một vài tác phẩm khác của Chaucer (1374) và Shakespeare (1598).

“Honey” có thể coi là một lựa chọn an toàn khác, với lịch sử 800 năm.

Nếu bạn thay chữ “y” bằng “e”, “Babe” sẽ trở thành một tiết khác xa với từ “baby”, nhưng nó vẫn có hơi hướng trẻ em. Ray Charles sử dụng nó lần đầu xen kẽ với từ “kid”: “Oh, ma babe, waltz with me, kid”

“Một vài người phản ứng khá mạnh với những từ như “babe”. Nhiều phụ nữ không muốn bị gọi như vậy. Có thể họ cảm thấy như bị đánh giá thấp, Kerner cho biết.

Theo một nghiên cứu năm 2012 của Siteopia.com, “babe” là tên gọi thân mật mà phụ nữ Anh ghét nhất, ghét hơn cả “Muffin”, “Pudding” hay “puppy”.

Nếu “babe” và “baby” hết thời, các cặp đôi sẽ cần sự sáng tạo. Tuy nhiên, biệt danh lại quá phức tạp. Kerner chia sẻ “Có đợt vợ gọi tôi là “peanut” và tôi không thích biệt danh đó tẹo nào. Tôi có cảm giác như bị đánh giá thấp vậy”.

Có lẽ một số cặp đôi thực sự bỏ qua ý nghĩa của “baby” nhưng Bruesess vẫn rất lạc quan: “Theo nền văn hoá, chúng ta chấp nhận “baby” là một biệt danh để gọi người yêu. Trong hầu hết các mối quan hệ, nó được mặc định như vậy”.

Levkoff ít bị thuyết phục hơn “Baby nghe như là sở hữu cuối cùng vậy. Khi ai đó là baby của bạn, họ thuộc về bạn. Nếu chúng ta sử dụng từ này chỉ vì chúng ta muốn duy trì quan hệ với đối phương, thì có lẽ chúng ta cần xem xét lại mối quan hệ”.

  • Hương Quỳnh -Theo New Republic)