Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc?

Việc đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc nhiều không tốt cho mắt, nếu thường xuyên có thể dẫn tới cận thị. Chúng ta cùng tìm hiểu tại sao lại như vậy nhé!

Tại sao không nên đọc sách nơi thiếu sáng và khi đi tàu xe

Chúng ta ai cũng muốn giữ cho đôi mắt của mình không chỉ đẹp mà phải khỏe nữa. Vì vậy đọc sách tại nơi thiếu ánh sáng hay trên tàu xe bị xóc nhiều không tốt cho mắt chút nào.

Cơ chế nhìn thấy 1 vật của mắt là nhớ ánh sáng từ vật đó chiếu tới mắt để mắt  nhìn được. Tại nơi thiếu ánh sáng thì ánh sáng phản chiếu lại rất thấp vì vậy mà thủy tinh thể mắt phải phồng lên để hội tụ ánh sáng, ta cũng phải đưa sách lại gần mắt hơn để việc phản chiếu ánh sáng tốt hơn, nhìn rõ hơn.

Ánh sáng thiếu làm cho các tế bào thụ cảm thị giác hình que hoạt động mạnh, nhưng chất lượng của tế bào hình que không tốt bằng tế bào hình nón do nhiều tế bào que mới kích thích được 1 tế bào thần kinh thị giác.

Tại những nơi bị xóc nhiều như trên tàu xe, khoảng cách giữa mắt người và sách thay đổi liên tục khiến mắt (mà cụ thể là thủy tinh thể) luôn phải điều tiết để nhận diện hình ảnh rõ ràng nhất. Thêm vào đó các cơ vận động của mắt cũng phải làm việc liên tục để hướng mắt về phía trang sách gây ra cảm giác mệt mỏi rất nhanh chóng. Nếu hiện tượng này kéo dài sẽ gây ra nhiều tật cho mắt.

Có thể bạn quan tâm: Tại sao không khí mặt đất lại nóng nhất vào 13h mà không phải 12h

Sơ lược về cấu tạo đôi mắt của chúng ta

  • Màng cứng mắt có vai trò nhưng một bộ khung định hình cho cầu mắt và bảo vệ các bộ phận bên trong mắt khỏi các yếu tố bên ngoài.

  • Thủy dịch tiếp liền với màng giác ở phía trong với nhiệm vụ tạo môi trường ổn định để truyền ánh sáng cũng như môi trường bảo vệ thủy tinh thể.

  • Màng mạch nằm bên dưới và bên trong có chứa nhiều mạch máu để nuôi các bộ phận của cầu mắt; ngoài ra tại thành mạch có rất nhiều tế bào mang sắc tố đen để tạo môi trường cho sự truyền sáng duy nhất theo chiều lỗ đồng tử vào trong cầu mắt.

  • Trong cùng là màng lưới có chứa nhiều tế bào thụ cảm thị giác (gồm hai loại tế bào là tế bào nón và tế bào que) với chức năng chính là cảm nhận ánh sáng.

  • Thủy tinh thể có khả năng phồng lên và xẹp xuống để điều khiển hướng ánh sáng cũng như điều chỉnh để hình ảnh tập trung trên màng lưới (giúp nhận hình ảnh lớn và rõ nét với kích thước thật).

  • Thủy tinh dịch là chất dịch ở trong cùng của cầu mắt với nhiệm vụ tạo áp suất cho cầu mắt, ngoài ra dịch này cũng tạo điều kiện cho thủy tinh thể hoạt động được tốt.

Rate this post