Tại sao không dùng cơ thể lai f1 để nhân giống?

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Tại sao không dùng cơ thể lai f1 để nhân giống?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 9 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

A. Tỉ lệ dị hợp ở cơ thế lai F, sẽ bị giảm dần ở các thế hệ sau

B. Cơ thể lai F, dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau

C. Cơ thể lai có đặc điểm di truyền không ổnđịnh

D. Cả A và B 

Trả lời:

Đáp án: A. Tỉ lệ dị hợp ở cơ thế lai F, sẽ bị giảm dần ở các thế hệ sau

Không dùng cơ thể lai f1 để nhân giống vì tỉ lệ dị hợp ở cơ thế lai F, sẽ bị giảm dần ở các thế hệ sau

Giải chi tiết: Cơ thể F1 là cơ thể có ưu thế lai cao, không sử dụng cơ thể này để nhân giống bởi vì ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ

– Theo nội dung sách giáo khoa sinh học 9 giải thích về ưu thế lai là gì như sau: “Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ”.

– Như vậy ưu thế lai là hiện tượng từ đời bố mẹ chọn lọc để tạo ra những gen trội đời con cho cơ thể lai thế hệ đầu tiên có những ưu thế so với đời bố mẹ như khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn.

– Ví dụ: Tại Việt Nam hiện nay lai heo nội và ngoại đang là xu thế. Các giống heo nái nội có tầm vóc nhỏ bé, nhiều mỡ, ít nạc, nhưng có nhiều đặc tính ưu việt như sức chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn địa phương, mắn đẻ, nuôi con khéo, đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu. Trong khi đó các giống ngoại lớn nhanh cho nhiều nạc.

– Lai tạo giữa các giống heo nội với các giống heo ngoại sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính tốt của cả hai giống. Con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản tốt. Phải bảo tồn nguồn gen heo nội để nhân thuần cung cấp nái nền lai tạo với các giống ngoại nhập.

– Ví dụ: Lai giữa lợn Móng cái với Đại bạch thu được lợn lai F­1 sau 10 tháng tuổi đạt 100kg với tỉ lệ nạc 40%.

Tại sao không dùng cơ thể lai f1 để nhân giống?

a) Giả thuyết về trạng thái dị hợp:

– Do lai khác dòng thuần chủng, đời F1  mang các cặp gen dị hợp. ơ trạng thái dị hợp các gen lặn gây hại bị gen trội át nên không bộc lộ ra kiểu hình.

– Ở trạng thái dị hợp có sự mâu thuẫn nội tại giữa các alen của bố và mẹ làm tăng cường độ trao đổi chât nên con lai F1 có năng suất cao và phẩm chất tốt, đồng thời khả năng chống chịu cũng được tăng lên.

P: AAbbDD × aaBBdd → AaBbDd

– Từ F2 trở đi tính chất dị hợp giảm, đồng hợp tăng nên ưu thế lai cũng bị giảm dần.

b) Giả thuyết về tác dộng cộng gộp các gen trội có lợi: 

– Do F1 được tập trung các gen trội có ở cả bố lẫn mẹ và trong thực tế, các tính trạng do gen trội quy định thường tốt hơn so với gen lặn. Các tính trạng thuộc về số lượng như kích thước cây, độ dài quả, số lượng hạt… thường phụ thuộc vào số lượng gen trội.

P : AAbbDD × aaBBdd → F1: AaBbDd.

– Ví dụ: Một dòng mang 2 gen trội x một dòng mang 1 gen trội →\overrightarrow{ } con lai F1 mang 3 gen trội.

P: AABBdd x aabbDD

F1: AaBbDd (mang 3 gen trội)

a) Phương pháp tạo ưu thế lai cây trồng

– Lai khác dòng: tạo hai dòng thuần chủng (bằng cách cho tự thụ phấn) – cho giao phấn với nhau.

– Lai khác thứ (khác dòng): kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới (được sử dụng phổ biến hơn).

b) Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi

– Lai kinh tế: là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 làm sản phẩm, không dùng nó làm giống.

+ Ví dụ: ở lợn, con cái Í Móng Cái x con đực Đại Bạch.

F1: Lợn con mới đẻ nặng 0.8kg, tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao.

Tại sao không dùng cơ thể lai f1 để nhân giống? (ảnh 2)