Tại sao không có Quân khu 6 và 8

Tại sao không có Quân khu 6 và 8

Quân khu 6 sáp nhập quân khu 5 và quân khu 8 sáp nhập quân khu 9

Quân Khu 6

Quân Khu 6 (viết tắt là T6) là tổ chức hành chính quân sự theo vùng lãnh thổ, Quân khu 6 có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh ở cực Nam Trung Bộ trong hai cuộc Kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Thành lập 1961, trên cơ sở các tỉnh thuộc phía nam Quân khu 5 với tên gọi T6, do Bộ tư lệnh Miền (B2) trực tiếp chỉ đạo, gồm 7 tỉnh: Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Đắc Lắc và Quảng Đức (tỉnh do chính quyền Sài Gòn thành lập 1959, gồm 3 huyện của Đắk Nông ngày nay). Địa bàn Quân Khu 6 thay đổi nhiều: cuối năm 1961, tách Lâm Đồng, Quảng Đức để cùng Phước Long (tách từ Quân khu 7) thành lập Khu 10 (còn gọi là Quân khu 10 hay T10), do Bộ tư lệnh Miền (B2) trực tiếp chỉ đạo. Tháng 10 năm 1963, Quân khu 6 có thêm các tỉnh quân Khu 10 (do Quân Khu 10 giải thể) và tách các tỉnh Khánh Hoà, Đắc Lắc về Quân khu 5.

Có thể bạn quan tâm

  • Quý Tỵ năm 2023 có ý nghĩa gì?
  • Ngày lễ gì là ngày 29 tháng 6 năm 2023
  • 18/8 âm là ngày bao nhiêu dương 2023
  • Đâu là sự khác biệt giữa Toyota Highlander hybrid 2022 và 2023?
  • Huyện An Nhơn Bình Định có bao nhiêu xã?

Năm 1966, tách các tỉnh Quảng Đức, Phước Long để cùng Bình Long (tách từ Quân khu 7) tái lập Quân Khu 10. Từ 1967-1969, có thêm tỉnh Bắc Bình (do chính quyền Sài Gòn thành lập) gồm 3 huyện (Phan Lý, Hoà Đa và Tuy Phong); 1969, Bắc Bình sáp nhập vào Bình Thuận và Bình Tuy (do chính quyền Cách Mạng thành lập năm 1969) gồm 3 huyện (Hàm Tân, Hoài Đức và Tánh Linh). 1972-1975, Quân Khu 6 gồm các tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Tuy, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Quảng Đức (Quân Khu 10 giải thể lần 2 năm 1971, Quảng Đức giải thể và sát nhập vào Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phước Long; 1974, Quảng Đức được tái lập, thuộc Quân Khu 6). Tháng 5 năm 1976, Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định sáp nhập Quân khu 6 vào Quân khu 5.

Quân khu 8

Quân khu 8 (Khu 8) là tổ chức hành chính quân sự theo vùng lãnh thổ được thành lập cùng với các khu khác trên toàn quốc từ sau Cách mạng Thánh Támnăm 1945. Về vị trí địa lý của Khu 8, phía đông giáp biển Đông chiều dài gần 100 kilômét, phía tây bắc là biên giới giáp và Campuchia dài gần 300 kilômét, phía đông bắc và tây nam giáp với hai khu 7 và 9 (miền Đông và miền Tây Nam Bộ). Dưới triều Nguyễn, nơi đây là hai tỉnh Định Tường và An Giang của Lục tỉnh Nam Kỳ. Thời thuộc Pháp, cho đến năm 1951, nơi đây là các tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc.

Từ năm 1951 đến năm 1954, Trung ương giải thể các Khu 7, Khu 8, Khu 9, thành lập hai Phân liên khu miền Đông và miền Tây Nam Bộ, địa bàn Khu 8 nằm trong các tỉnh Mỹ Tho (Mỹ Tân Gò), Long Châu Sa của Phân liên khu miền Đông và trong các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Trà, Long Châu Hà của Phân liên khu miền Tây.

Từ năm 1954, sau Hiệp định Genève, hai Phân liên khu của Nam Bộ giải thể, thành lập bốn khu là: miền Đông, miền Trung, miền Tây và Sài Gòn – Chợ Lớn. Khu 8 (miền Trung) gồm các tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Sa Đéc, Long Xuyên, Châu Đốc. Các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh thuộc khu miền Tây. Sau Hội nghị Xứ uỷ Nam Bộ cuối năm 1956, tỉnh Bến Tre của miền Tây cùng với tỉnh Chợ Lớn của miền Đông được chuyển cho miền Trung.

Năm 1960, thành lập Mặt trận giải phóng miền Nam khu 8 có tên Quân khu 2.

Đầu năm 1957, Mỹ – Diệm chia lại ranh giới các tỉnh thì Quân khu 2 bao gồm: Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Mỹ Tho, An Giang và Bến Tre.

Năm 1967, để chuẩn bị cho tổng tiến công Tết Mậu Thân, thành phố Mỹ Tho và huyện Gò Công, Hòa Đồng của tỉnh Mỹ Tho được tách ra thành hai đơn vị cấp tỉnh. Tỉnh Long An được giao về Miền. Cho đến năm 1973, Long An mới trở lại với Quân khu 2.

Đến năm 1974, có tên chính thức Quân khu 8; hai tỉnh An Giang và Kiến Phong giải thể. Vùng đất hữu ngạn sông Hậu của An Giang chuyển cho Quân khu 9 (miền Tây Nam Bộ). Phần còn lại của hai tỉnh cộng với phần đất nam Sa Đéc do Quân khu 9 giao lại lập thành hai tỉnh mới là tỉnh Long Châu Tiền và tỉnh Sa Đéc.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Quân khu 8 và Quân khu 9 trong chiến tranh được sáp nhập lại thành Quân khu 9, gồm 9 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long: Long An (trước Tân An), Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cửu Long (nay là Vĩnh Long Trà Vinh), Hậu Giang (thành phố Cần Thơ, Hậu Giang), An Giang, Kiên Giang, Minh Hải (nay là Cà Mau, Bạc Liêu).