Tại sao doanh nghiệp cần phát triển thương hiệu? 3 lý do – 5 chiến lược

5

(

1

)

Phát triển thương hiệu giúp tên tuổi thương hiệu ngày càng lớn mạnh và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Vậy bạn đã biết cách xây dựng chiến lược để đẩy mạnh thương hiệu thành công chưa? Sau đây, là 3 lý do tại sao bạn cần nâng cao thương hiệu và 5 chiến lược giúp phát triển hiệu quả mà Navee muốn chia sẻ. 

Tại sao doanh nghiệp cần phát triển thương hiệu? 3 lý do - 5 chiến lượcTại sao doanh nghiệp cần phát triển thương hiệu? 3 lý do – 5 chiến lược

Phát triển thương hiệu là làm gì?

Phát triển thương hiệu khác xây dựng thương hiệuPhát triển thương hiệu khác xây dựng thương hiệu

Phát triển thương hiệu là việc doanh nghiệp tận dụng “vị thế” có sẵn trước đó của thương hiệu để hướng tới các mục tiêu kinh doanh như mở rộng kinh doanh, kinh doanh đa dạng lĩnh vực hơn, đồng thời gia tăng độ uy tín, tin cậy của thương hiệu. Ngoài ra, đẩy mạnh thương hiệu nhằm tạo ra sự khác biệt về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu so với đối thủ trên thị trường. 

Quá trình đẩy mạnh này diễn ra liên tục, không ngừng. Doanh nghiệp sẽ lấy mục tiêu kinh doanh làm chuẩn để xây dựng nhiều ý tưởng mới hay sản phẩm mà doanh nghiệp muốn phát triển.

3 lý do doanh nghiệp cần phải phát triển thương hiệu

Tạo dựng sự tin tưởng từ khách hàng

Phát triển thương hiệu mạnh mẽ là cơ sở để doanh nghiệp “chinh phục được trái tim” của khách hàngThương hiệu mạnh mẽ là cơ sở để doanh nghiệp “chinh phục được trái tim” của khách hàng

Không phải thương hiệu nào cũng có được sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng, do đó doanh nghiệp cần triển khai các hoạt động phát triển thương hiệu xây dựng, củng cố lòng tin cho khách hàng. 

Bên cạnh đó, nó là một trong những cách giúp thương hiệu tạo dựng được lòng tin từ người tiêu dùng. Ngoài ra, nó cho phép thương hiệu thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và mang lại cho họ cảm giác an toàn. 

Không những thế, thương hiệu uy tín sẽ nhận được sự tôn trọng cao từ phía khách hàng, điều này giúp tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. Và nhân viên có những phản hồi, đóng góp tích cực bởi khi thương hiệu ngày càng phát triển lớn mạnh, nhân viên  cảm thấy tự hào vì bản thân đã và đang cống hiến cho sự phát triển này.

Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Đua đường dài trên thương trường đòi hỏi thương hiệu phải có chiến lược phát triển thương hiệuĐua đường dài trên thương trường đòi hỏi thương hiệu phải có chiến lược phát triển thương hiệu

Ngày nay, các doanh nghiệp đã nhận ra được tầm quan trọng của việc phát triển thương hiệu. Đẩy mạnh thương hiệu lớn mạnh là lợi thế cạnh tranh bền vững cho thương hiệu trên thị trường. Đây được xem là một trong những vai trò của thương hiệu mà Doanh nghiệp không nên bỏ qua.

Giữa muôn vàn đối thủ làm thế nào để người tiêu dùng biết đến và lựa chọn thương hiệu của bạn? Chính là nhờ vào hoạt động phát triển đã tạo ra sự khác biệt hoá về sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu, ghi dấu ấn riêng trong tâm trí khách hàng. Từ đó, giúp thương hiệu có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với những thương hiệu không có sự đầu tư phát triển tên tuổi thương hiệu.

Cải thiện doanh số bán hàng hiệu quả

Phát triển thương hiệu để tăng doanh sốMục tiêu của tăng trưởng thương hiệu nhằm tăng doanh số

Dù chiến lược là gì thì mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp mong đợi vẫn là tăng doanh số bán hàng. Phát triển thương hiệu giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng, bởi thương hiệu tạo dựng được lòng tin nơi khách hàng, cho họ cảm giác an tâm về sản phẩm của thương hiệu. 

Giữa một sản phẩm có thương hiệu uy tín và một sản phẩm không tên tuổi, tâm lý người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm có thương hiệu cao hơn.

Hơn nữa, khi thương hiệu đã có chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng, doanh nghiệp nên tận dụng “vị thế thương hiệu” đã có để mở rộng các dòng sản phẩm khác vì người tiêu dùng đã biết đến thương hiệu từ trước. 

5 chiến lược phát triển thương hiệu thành công trong năm 2022

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất, thu hút để thể hiện sự chuyên nghiệp của thương hiệuXây dựng bộ nhận diện thương hiệu đồng nhất, thu hút để thể hiện sự chuyên nghiệp của thương hiệu

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thu hút, hoàn chỉnh là điều không thể bỏ qua trong chiến lược phát triển thương hiệu ngày nay. 

Người dùng ngày càng “lười biếng” đọc những nội dung dài, vì vậy sử dụng hình ảnh trực quan là cách nhanh nhất để gây ấn tượng với họ. Bộ nhận diện thương hiệu là bộ mặt của thương hiệu, khách hàng cảm nhận, đánh giá và có sự tin tưởng thông qua bộ nhận diện thương hiệu đó.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp:

  • Logo thể hiện được cá tính của thương hiệu, truyền tải thông điệp mà thương hiệu muốn gửi gắm đến khách hàng.
  • Tuân thủ quy tắc phối màu, màu sắc phải dễ nhìn, tương xứng.
  • Logo đơn giản nhưng phải độc đáo và thu hút, khiến người nhìn dễ nhận ra.
  • Đảm bảo logo không bị “lỗi thời”.
  • Tất cả các ấn phẩm, tài liệu, bao bì, Website,…đều phải có hình ảnh logo thương hiệu.

Tập trung vào chất lượng sản phẩm/ dịch vụ

Chú trọng phát triển chất lượng sản phẩm để đem lại trải nghiệm hài lòng cho người dùng khi sử dụng sản phẩmChú trọng phát triển chất lượng sản phẩm để đem lại trải nghiệm hài lòng cho người dùng khi sử dụng sản phẩm

Một điều không thể phủ nhận là dù bạn có nâng cao thương hiệu đến mức tầm cỡ nhưng chất lượng sản phẩm/dịch vụ không đảm bảo thì chiến dịch tăng trưởng mức độ nhận diện thương hiệu sẽ sớm thất bại thảm hại. Do vậy, tập trung phát triển chất lượng dịch vụ, sản phẩm là chiến lược quan trọng để phát triển thương hiệu dài lâu. 

Sản phẩm có chất lượng tốt sẽ có được niềm tin của người tiêu dùng, khách hàng sẽ quay lại sử dụng sản phẩm vào lần tiếp theo hoặc mua những sản phẩm khác từ thương hiệu. Thậm chí, họ sẽ giới thiệu với người thân, bạn bè sử dụng sản phẩm của thương hiệu, trong Marketing hay còn gọi là Word of Mouth (truyền miệng). 

Cải thiện trải nghiệm khách hàng

Trải nghiệm mua sắm của khách hàng tích cực thì tỷ lệ quay lại sẽ caoTrải nghiệm mua sắm của khách hàng tích cực thì tỷ lệ quay lại sẽ cao

Ngoài yếu tố chất lượng sản phẩm tốt, thương hiệu cần có chính sách chăm sóc khách hàng để họ cảm thấy hài lòng khi mua sắm, từ đó giữ chân khách hàng quay lại.

Những chính sách chăm sóc khách hàng phổ biến trong chiến lược phát triển thương hiệu như: Chương trình giảm giá, chính sách chiết khấu, tri ân khách hàng, miễn phí vận chuyển, dịch vụ hậu mua sắm, bảo trì,…

Ngoài ra, nếu thương hiệu kinh doanh trên các kênh trực tuyến, thương mại điện tử, hãy tối ưu quy trình mua sắm tại các kênh trực tuyến và đồng nhất giữa chúng để người tiêu dùng có trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Xây dựng và đồng nhất thương hiệu trên các kênh truyền thông

Đây là thời đại Internet, vì vậy các thương hiệu dù có quy mô nhỏ hay lớn đều tận dụng sự phát triển của Internet để triển khai các chiến lược truyền thông trực tuyến. 

Tiếp thị trực tuyến giúp thương hiệu tiếp cận lượng lớn khách hàng mục tiêu và dễ dàng đo lường kết quả của chiến dịch. Những hình thức truyền thông và tiếp thị trực tuyến phổ biến hiện nay: SEO, SEM, Google Adwords, Facebook Marketing, Email Marketing,,…  

Cung cấp thông tin, kiến thức miễn phí cho khách hàng

Hãy cung cấp nhiều thông tin hữu ích, miễn phí đến người tiêu dùngHãy cung cấp nhiều thông tin hữu ích, miễn phí đến người tiêu dùng

Người dùng chỉ tiếp nhận những gì họ cần và những thông tin bổ ích. Do vậy, thương hiệu cần cung cấp thông tin, kiến thức quan trọng và miễn phí cho khách hàng. Và Website là nơi thích hợp để thương hiệu chia sẻ thông tin đến người dùng. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể kết hợp thêm các kênh tiềm năng khác như các trang mạng xã hội (Facebook, Instagram, Linked, Pinterest,…), các diễn đàn, forum để lan tỏa giá trị tới khách hàng. 

Qua bài viết trên của Navee, chắc bạn đã hiểu được sự quan trọng của phát triển thương hiệu rồi phải không nào? Hãy xây dựng thương hiệu và phát triển nó để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững trên thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay và cả trong tương lai.

Nội dung có hữu ích cho bạn?

Bình chọn 5 sao nếu bạn tìm được thông tin hữu ích!

Xếp hạng: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1