Tại sao có bầu không được cầm kim: đi tìm lời giải chính xác

Trong dân gian, qua các thế hệ đã truyền tai nhau rất nhiều điều kiêng kỵ bà bầu không được làm khi mang bầu để giúp em bé khi sinh ra được khỏe mạnh, ngoan ngoãn và nghe lời người lớn hơn. Những câu hỏi được tìm kiếm như tại sao bà bầu không được cầm kim, ngồi giữa cửa, trồng cây, xoa bụng, đóng đinh, với tay, ngồi xổm,… Thời điểm mang thai, được đảm nhận thiên chức làm mẹ chính là khoảng thời gian hạnh phúc và thiêng liêng trong đời chị em phụ nữ. Thời gian mang thai cũng là lúc chị em cần lưu ý và cẩn thận hơn rất nhiều để chăm sóc bản thân khỏe mạnh và bảo vệ em bé được phát triển toàn diện về thể chất cũng như trí não. Lý giải vì sao có bầu không được cầm kim, ngồi giữa cửa, trồng cây, xoa bụng, đóng đinh, với tay và ngồi xổm, bài viết xin chia sẻ đến các bạn đọc những thông tin hữu ích để giải đáp các thắc mắc trên.

Tại sao có bầu không được cầm kim

Dân gian truyền tai nhau rằng bà bầu không được cầm kim khâu trong thời gian đang mang thai và khi ở cữ. Tại sao có bầu không được cầm kim? Nhiều người cho rằng phụ nữ đang mang bầu dễ khiến em bé sau này sinh ra sẽ sở hữu đôi mắt bé xíu hay người mẹ sẽ dễ gặp phải tình trạng bị rong kinh sau khi sinh nở, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của sản phụ. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng việc cầm kim khâu vá trong khi mang thai sẽ khiến cho chị em bị suy yếu thị lực nhanh chóng. Vậy quan điểm bà bầu không được cầm kim khi mang thai có chính xác hay không?

Hiện nay chưa có những dẫn chứng chính xác để kiểm tra việc cầm kim khi mang bầu khiến trẻ sinh ra có mắt bé hay mẹ bị rong kinh. Còn quan điểm cầm kim khâu trong khi mang bầu làm thị lực của chị em trở nên yếu hơn thì có thể lý giải rằng sau khi sinh nở, chị em bị mất sức khá nhiều, vì thế mà cơ thể cũng yếu ớt so với bình thường, thị lực bị giảm đi hơn so với thời kỳ con gái cũng là điều dễ hiểu. Đây chỉ là tình trạng suy giảm hormone tạm thời gây giảm thị lực, chính vì thế chị em phụ nữ sau sinh không nên quá lo lắng mà hãy chú trọng đến việc chăm sóc và nâng cao sức khỏe của chính mình nhiều hơn. 

Nhiều chị em thắc mắc, vậy mẹ bầu làm thợ may trong quá trình mang thai thì thế nào, chẳng lẽ lại kiêng không làm việc. Thực tế cho thấy có rất nhiều chị em khi mang bầu vẫn sử dụng kim khâu để làm việc đều đặn nhưng quá trình sinh nở vẫn rất thuận lợi, mẹ tròn con vuông. Qua đó có thể thấy, điều quan trọng nhất vẫn là sự cẩn thận và chu đáo trong việc chăm sóc sức khỏe thường ngày của chị em, hơn nữa là tinh thần lạc quan và vui vẻ khi mang thai.

Tại sao có bầu không được cầm kim?

Tại sao có bầu không được ngồi xổm

Tại sao có bầu không được ngồi xổm? Đây không những là quan niệm dân gian mang ý nghĩa đúng đắn và an toàn với sức khỏe của mẹ bầu mà theo khía cạnh khoa học, các chuyên gia cũng khuyên rằng phụ nữ có thai không nên thực hiện các hành động như ngồi xổm, ngồi chùng lưng hay ngồi bắt chéo chân,… Để lý giải cho điều này, các bác sĩ sản khoa giải thích rằng bà bầu không nên thực hiện tư thế ngồi xổm trong suốt thai kỳ bởi lẽ phần dưới cơ thể và khu vực cột sống đã phải chịu áp lực khá nặng nề của bào thai trong khi mang bầu. Khi chị em ngồi xổm sẽ tăng thêm sức ép làm cho các mạch máu bị ùn tắc và ảnh hưởng tiêu cực đến sự tuần hoàn máu trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng sưng vù, phù nề nghiêm trọng cho mẹ bầu. Tại sao có bầu không được ngồi xổm? Hơn nữa, ngồi xổm là tư thế dễ khiến bà bầu bị mất trọng tâm, gây ra tình trạng choáng váng đổ về trước dẫn đến ngã nhào, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn của cả mẹ và bé. Chưa kể đến những tháng cuối của thai kỳ, tư thế ngồi xổm làm tăng áp lực cho bàng quang và gây đau cho khu vực này. 

Ngồi xổm là hành động không tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia sản phụ khuyên rằng chị em phụ nữ nên tập ngồi xổm trước khi sinh vài ngày để khung xương chậu có thể giãn nở tốt hơn, giúp tạo sức nặng lên tử cung để quá trình sinh thường được dễ dàng hơn. Chị em nên tham khảo bác sĩ tư thế ngồi xổm chính xác để thực hiện vào cuối thai kỳ bởi lẽ cách thức này sẽ giúp thai nhi được cung cấp lượng oxy nhiều hơn, ngăn chặn các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm.

Tại sao có bầu không được với tay

Tại sao có bầu không được với tay? Có thể thấy, tư thế với tay và kiễng chân là hành động mà mọi người rất hay thực hiện khi cần lấy món đồ ở vị trí cao. Tuy nhiên điều này được lưu truyền trong dân gian là điều rất kiêng kị các mẹ bầu không được thực hiện vì sẽ làm ảnh hưởng đến em bé, dễ gây ra động thai hay xảy ra hiện tượng tràng hoa quấn cổ gây nguy hiểm cho bé. Trên cơ sở khoa học thì tư thế với tay và nhón chân ở bà bầu cũng được khuyến cáo là không nên thực hiện. Lý giải cho điều này là bởi khi với lấy đồ vật ở trên cao, mẹ bầu cần phải nhón chân lên, việc dồn nhiều lực vào các đầu ngón chân để giữ thăng bằng sẽ khiến cơ thể chịu áp lực lớn, làm ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng.

Ngoài ra, việc mẹ bầu kiễng chân lấy đồ ở trên cao không may khiến đồ rơi xuống trúng người, gây nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Chưa kể đến nhiều trường hợp mẹ bầu nhón chân với tay lấy đồ sẽ khiến cơ thể mất trọng tâm dễ bị trượt ngã, dễ gây sinh non, có thể nói là rất nguy hiểm. Chính vì vậy, các mẹ bầu cần lưu ý hơn đến vấn đề này, không được với tay nhón chân lên cao, nếu cần lấy đồ vật hãy nhờ người thân giúp đỡ, không nên chủ quan mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mình và thai nhi trong bụng. Qua đó, chị em đã có thể tìm câu trả lời cho câu hỏi tại sao có bầu không được với tay, nhón chân. 

Tại sao có bầu không được đóng đinh

Tại sao có bầu không được đóng đinh?

Theo dân gian, việc dặn dò người nhà không được đóng đinh khi nhà có phụ nữ mang thai và thai phụ cũng không được đóng đinh khi đang trong thai kỳ. Tại sao có bầu không được đóng đinh? Quan niệm này được dân gian giải thích rằng sẽ dễ khiến chị em bị khó sinh, dễ gặp phải những bất trắc khi sinh nở. Ngoài việc đóng đinh thì người ta cũng kiêng không nên di dời bếp nấu, chuyển giường ngủ hay khoan tường,… khi đang mang thai vì dễ khiến mẹ và em bé bị ảnh hưởng xấu. Trên thực tế, quan điểm tại sao có bầu không được đóng đinh cũng chưa mang tính xác thực cao và không có căn cứ khoa học cụ thể. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh sắp có con nhỏ cần căn cứ vào tính an toàn và tiện lợi của việc đóng đinh, có cần thiết hay không. Quan trọng hơn hết vẫn là sự cẩn trọng và kỹ càng của chị em phụ nữ khi đang trong thời kỳ mang thai để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Tại sao có bầu không được xoa bụng

Ngoài những điều được kể trên, dân gian cũng truyền tai nhau về việc Tại sao có bầu không được xoa bụng. Lý giải cho điều này là bởi em bé dễ bị sinh non và bị gặp phải tình trạng tràng hoa quấn cổ khiến lúc sinh nở thai nhi dễ bị ngạt. Theo góc nhìn của khoa học, mẹ bầu cũng không nên xoa bụng khi mang thai bởi lẽ dễ khiến ngôi thai bị thay đổi. Tại sao có bầu không được xoa bụng? Thai nhi khi lớn dần lên đã khó xoay chuyển hơn do phạm vi tử cung của người mẹ có hạn, ngôi thai từ tuần thứ 32 cũng đã cố định một chỗ. Vì thế, trong giai đoạn từ tuần thứ 30 – 32, mẹ thường xuyên xoa bụng dễ khiến ngôi thai bị thay đổi, em bé sẽ di chuyển làm mẹ gặp khó khăn khi sinh thường. Bên cạnh đó, việc xoa bụng còn dễ khiến trẻ bị dây rốn quấn cổ.Thông thường, dây rốn quấn 1 – 2 vòng có thể xem là bình thường như khi quấn quá nhiều vòng sẽ khiến quá trình trao đổi chất giữa cơ thể mẹ và bé bị ảnh hưởng do dây rốn bị căng. Điều này dễ dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh hoặc nặng hơn có thể dẫn đến thai chết lưu do tắc nghẽn mạch máu, bị nghẹt thở lúc mới sinh,…

Qua những thông tin được kể trên, chị em phụ nữ cần có kiến thức về việc xoa bụng để tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển và an toàn của em bé khi sinh nở. Mẹ bầu nên dùng ngón tay để xoa nhẹ nhàng lên vùng bụng, không nên dùng cả bàn tay để xoa. Tần suất thực hiện mỗi ngày là 4 lần và không nên massage bụng quá 5 phút/ lần. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chọn lựa những loại kem dưỡng, kem massage có nguồn gốc lành tính và an toàn từ thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tại sao có bầu không được trồng cây

Tại sao có bầu không được trồng cây?

Nhiều chị em thắc mắc đặt ra câu hỏi Tại sao có bầu không được trồng cây. Theo quan niệm dân gian, mang bầu mà trồng cây dễ khiến thai phụ không sinh nở được thuận lợi. Bởi lẽ trồng cây khi mang bầu khiến cây cối khó phát triển và dễ chết, từ đó ảnh hưởng đến phúc khí và may mắn của gia đình. Cây cối chết héo được coi như là điềm xui rủi không ai mong muốn. Vậy thực hư về câu hỏi tại sao có bầu không được trồng cây là thế nào? 

Trên thực tế, việc trồng cây cảnh, trồng hoa hay trong nhà trưng bày, cắm các loại hoa tươi có mùi hương khác nhau dễ khiến chị em bị khó chịu, bởi lẽ khi mang thai các giác quan của chị em sẽ nhạy cảm hơn so với bình thường, và khứu giác cũng vậy. Mùi hương từ các loại cây cảnh, hoa tươi dễ khiến mẹ bầu bị nhạy cảm hơn, dễ ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ. Chưa kể đến một số mẹ bầu nhạy cảm còn bị dị ứng với phấn hoa, nhựa cây,… Chính vì thế, chị em cần lưu ý hơn khi trưng bày các loại cây cảnh, hoa tươi trong nhà để tránh việc làm bản thân bị ảnh hưởng và khó chịu.

Tại sao có bầu không được ngồi giữa cửa

Ngày xưa, phụ nữ có thai ngồi trước cửa thường sẽ bị quở trách và không được phép như vậy bởi lẽ sợ rằng ngồi trước cửa sẽ làm cho đứa trẻ khi sinh ra sẽ không ngoan ngoãn, tính tình ngang bướng ngỗ nghịch cãi lời cha mẹ và lì lợm không nghe lời. Tại sao có bầu không được ngồi giữa cửa? Để lý giải cho quan nhiệm dân gian này thì người xưa quan niệm cánh cửa ra vào tượng trưng cho sự êm ấm, hòa bình trong gia đạo. Tuy nhiên đến bây giờ thì vấn đề này chỉ là những thông tin được truyền tai nhau để các bà bầu cẩn trọng hơn khi mang bầu chứ chưa có chứng cứ xác thực để kiểm chứng.

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng chị em phụ nữ khi mang bầu không nên ngồi ở cửa vì khu vực giữa cửa là vị trí hút gió mạnh nhất trong nhà. Chính vì thế, ngồi giữa cửa dễ khiến bà bầu bị trúng gió, bị nhiễm lạnh dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và em bé trong bụng. Vậy nên, khi mang bầu cơ thể rất nhạy cảm, chị em phụ nữ cần lưu ý bảo vệ sức khỏe của chính mình để tránh gặp phải những tình trạng cảm cúm hay nhiễm lạnh. 

Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích để trả lời cho các câu hỏi Tại sao có bầu không được trồng cây, ngồi giữa cửa, xoa bụng, đóng đinh, với tay, ngồi xổm và cầm kim. Hy vọng qua bài viết, chị em sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để chăm sóc sức khỏe thai sản và có một thai kỳ khỏe mạnh. Mọi thắc mắc cần được giải đáp xin vui lòng liên hệ số điện thoại … để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn.

https://phongkhamphukhoa.edu.vn/