Tại sao chúng ta bị chảy máu cam?

Tại sao chúng ta bị chảy máu cam?

Chảy máu cam không phải vấn đề hiếm gặp hay quá đáng lo ngại với hầu hết mọi lứa tuổi. Tìm hiểu về nguyên nhân chảy máu cam sẽ rất hữu ích cho bạn trong việc hạn chế rơi vào tình huống này và dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác.

1. Niêm mạc mũi bị khô

Tương tự với da môi hay bong tróc, chảy máu khi không đủ độ ẩm, niêm mạc mũi cũng dễ bị kích ứng và chảy máu khi khô. Tình trạng khô này làm đóng vảy bên trong mũi và gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và chảy máu.

Một số nguyên nhân dẫn đến khô niêm mạc mũi bao gồm cả yếu tố môi trường và thiếu hụt dinh dưỡng. Vào mùa lạnh hay tại các khu vực có khí hậu khô, mũi tiếp xúc nhiều với không khí khô làm mất nước đường mũi, khiến chúng bị nứt và chảy máu. Thêm vào đó, nếu bạn thường xuyên ở trong phòng sử dụng điều hòa thì việc da và niêm mạc mũi bị khô là điều khó tránh khỏi.

Để khắc phục tình trạng khô niêm mạc, bạn có thể:

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, đặc biệt là trong những tháng không khí khô hạn.

  • Dùng nước muối sinh lý xịt mũi trước khi đi ngủ để giữ ẩm cho mũi.

  • Dùng tăm bông thoa một lớp mỏng sáp dưỡng ẩm như Vaseline hoặc thuốc mỡ kháng sinh vào bên trong mũi.

Dùng máy tạo hơi ẩm để hạn chế khô niêm mạc mũi và chảy máu cam

2. Ngoáy mũi

Ngoáy mũi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu cam. Việc đưa ngón tay vào mũi, đặc biệt những móng tay nhọn có thể làm tổn thương mũi, thậm chí rách các mạch máu mỏng manh nằm ngay dưới bề mặt mũi. Bên cạnh đó, khi bạn dùng lực mạnh ngoáy mũi thì cũng dễ gây ảnh hưởng đến mạch máu trong mũi và xảy ra chảy máu.

Bạn có thể thực hiện các gợi ý sau để hạn chế việc đưa ngón tay vào lỗ mũi:

  • Hãy để khăn giấy gần giường để có thể xì mũi. Cần lưu ý rằng, hành động xì mũi mạnh và thường xuyên cũng có thể làm nút các mạch máu mũi và gây chảy máu cam. Vậy nên, bạn hãy xì mũi với lực và tần suất vừa phải.

  • Hãy đeo găng tay (bao tay) khi ngủ nếu bạn có thói quen hoặc hay vô thức ngoáy mũi trong lúc ngủ hoặc một số thời điểm trong ngày.

  • Cắt tỉa móng tay gọn gàng sẽ ít gây thương tích cho mũi hơn nếu bạn đang trong quá trình hạn chế thói quen ngoáy mũi.

  • Vệ sinh mũi bằng dụng cụ thay vì dùng ngón tay để lấy các gỉ mũi. Cách này đặc biệt hiệu quả với những người yêu thích việc đẹp ngón tay với những bộ móng ấn tượng.

 

3. Dị ứng

Những dị ứng gây sụt sịt, hắt hơi và chảy nước mắt cũng có thể khiến chúng ta chảy máu cam theo một số cách:

  • Khi bạn bị ngứa mũi, động tác gãi có thể làm tổn thương các mạch máu.

  • Xì mũi liên tục có thể làm vỡ mạch máu bên trong.

  • Thuốc xịt mũi chứa steroid và các loại thuốc khác mà bạn sử dụng để điều trị các triệu chứng dị ứng làm khô bên trong mũi.

Những cách bạn có thể thử khi gặp tình huống này:

  • Cố gắng không xì mũi mạnh.

  • Sử dụng khăn giấy có chứa chất dưỡng ẩm để làm mềm vết thương.

  • Trao đổi với bác sĩ về tình trạng của bản thân để thay thế thuốc xịt mũi có chứa steroid bằng thuốc điều trị dị ứng khác. Phương pháp xịt nước muối cũng có thể giúp làm sạch nghẹt mũi mà không làm khô mũi.

  • Cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như: phấn hoa, nấm mốc hoặc lông thú cưng.

4. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng xoang, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác có thể làm hỏng lớp niêm mạc nhạy cảm của mũi. Kết quả là mũi của bạn có thể bị kích ứng đến mức vỡ các mạch máu và chảy máu. Xì mũi quá thường xuyên khi bị nhiễm trùng cũng có thể gây chảy máu cam.

Xì mũi mạnh có thể gây chảy máu cam

Các dấu hiệu khác cho thấy bạn bị nhiễm trùng bao gồm: nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt xì, ho khan, viêm họng, sốt, nhức mỏi, ớn lạnh.

Bạn có thể làm gì khi bị nhiễm trùng để bảo vệ chiếc mũi nhạy cảm?

  • Dùng nước muối sinh lý xịt mũi để thông mũi.

  • Uống nhiều nước để làm lỏng chất nhầy trong mũi và ngực.

  • Nghỉ ngơi nhiều giúp bạn cảm thấy khỏe lên nhanh chóng hơn.

  • Điều trị nhiễm trùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

5. Một số nguyên nhân khác gây chảy máu cam

Ngoài những nguyên nhân phổ biến vừa nêu trên, tình trạng chảy máu cam còn đến từ những lý do sau:

  • Dị vật mắc kẹt trong mũi, chấn thương mũi

  • Tiếp xúc với chất kích ứng hóa học

  • Suy hô hấp cấp

  • ung thư

    Huyết áp cao,

  • Rối loạn đông cầm máu

Tổng kết

Hầu hết các trường hợp chảy máu cam không cần đến sự can thiệp y tế hay phải đến khám bệnh viện. Bên cạnh đó, việc xử trí chảy máu cam tại nhà cũng tương đối đơn giản và hiệu quả nếu được thực hiện đúng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta lơ là trong tất cả các tình huống.

Nếu bạn chảy máu cam thường xuyên hoặc mất nhiều máu, bạn rất có thể cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng mũi và thực hiện các xét nghiệm (nội soi mũi, chụp CT, chụp X-quang,…)

Bên cạnh vấn đề chảy máu cam, đội ngũ bác sĩ Tai Mũi Họng của chúng tôi sẵn sàng thăm khám các vấn đề khác cho bạn thông qua ứng dụng Doctor Anywhere. Hãy nhập mã XINCHAO để nhận được 01 lượt thăm khám miễn phí bốn chuyên khoa Tai Mũi Họng, Nội, Nhi và Dinh Dưỡng nhé!

Tải ứng dụng Doctor Anywhere ngay

Xem hướng dẫn sử dụng ứng dụng Doctor Anywhere

Tham khảo từ Healthline

Xem thêm: