Tại sao cần phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn?
Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ cho rằng chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng các biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp.
Mục Lục
1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ Điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (BLTTHS) Các biện pháp ngăn chặn được quy định như sau:
“Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn
1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong phạm vi thẩm quyền của mình có thể áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
2. Các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.”
2. Khái niệm các biện pháp ngăn chặn.
Các biện pháp ngăn chặn là những biện pháp tố tụng hình sự do cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật áp dụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi có căn cứ do BLTTHS quy định nhằm kịp thời ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn bị can, bị cáo gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hoặc ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội. Các biện pháp ngăn chặn bao gồm: người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khởi nơi cứ trú, tạm hoãn xuất cảnh.
3. Cơ sở, căn cứ áp dụng các biện pháp ngăn chặn
Điều luật quy định khái quát về căn cứ của việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp ngăn chặn được áp dụng trong tố tụng hình sự đối với người buộc tội. Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (điểm đ khoản 1 Điều 4 BLTTHS 2015).
Các biện pháp ngăn chặn được áp dụng khi có một trong những căn cứ sau:
- Cần thiết phải kịp thời ngăn chặn tội phạm;
- Có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử;
- Có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội tiếp tục phạm tội;
- Để bảo đảm thi hành án.
Việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội phải bảo đảm một trong các cứ đã nêu trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ phù hợp với quy định của BLTTHS 2015. Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, nếu không có một trong những căn cứ áp dụng đã nêu ở trên thì không được áp dụng biện pháp ngăn chặn.
4. Các biện pháp ngăn chặn cụ thể theo BLTTHS 2015
Điều luật quy định cụ thể các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự bao gồm 8 biện pháp: Giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh.
Các biện pháp ngăn chặn nói trên không mang tính chất trừng phạt mà chỉ mang tính chất hỗ trợ cho quá trình tố tụng hình sự cũng như thực hiện trách nhiệm hình sự của người bị áp dụng. Bản chất của các biện pháp này là việc tạm thời hạn chế từ do khác nhau nên việc áp dụng các biện pháp ngăn chạn phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của BLTTHS 2015.
– Giữa người trong trường hợp khẩn cấp: Trong trường khẩn cấp (khi phát hiện chứng cứ, các dấu vết của tội phạm), cơ quan, người có thẩm quyền có quyền ra lệnh giữ người nhằm làm rõ các căn cứ, dấu vết của tội phạm.
– Bắt: Được áp dụng trong các trường hợp bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam hoặc bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
– Tạm giữ: Là biện pháp hạn chế tự do đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú, hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ tối đa là 09 ngày.
– Tạm giam:Là biện pháp hạn chế tự do áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù trên 02 năm và thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 119 BLTTHS 2015: Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm; Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can; Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn; Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội; Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Thời hạn tạm giam để điều tra được quy định tại điều được quy định tại điều 173; thời hạn tạm giam để hoàn thành bản cáo trạng và thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử được quy định tại các Điều 240,241,278,347 BLTTHS 2015
– Bảo lĩnh: Là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh và cam đoan không để các bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ tố tụng. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam.
– Đặt tiền để bảo đảm: Là việc bị can, bị cáo hoặc người thân thích của họ đặ tiền để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của bị can, bị cáo nhằm thay thế biện pháp tạm giam
– Cấm đi khởi nơi cư trú: Là biện pháp áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cứ trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập.
– Tạm hoãn xuất cảnh: là biện pháp áp dụng với người bị tối giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị can, bị cáo có dấu hiệu bỏ trốn.
5. Chủ thể có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn
Chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị buộc tội là cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, được quy định cụ thể tại Điều 34, 35 BLTTHS 2015:
“Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
1. Cơ quan tiến hành tố tụng gồm:
a) Cơ quan điều tra;
b) Viện kiểm sát;
c) Tòa án.
2. Người tiến hành tố tụng gồm:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra;
b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên.
Điều 35. Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
a) Các cơ quan của Bộ đội biên phòng;
b) Các cơ quan của Hải quan;
c) Các cơ quan của Kiểm lâm;
d) Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
đ) Các cơ quan của Kiểm ngư;
e) Các cơ quan của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
g) Các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Các cơ quan cụ thể được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản này được quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
2. Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:
a) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Bộ đội biên phòng gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đồn trưởng, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng; Chỉ huy trưởng, Phó Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng;
b) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Hải quan gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu;
c) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;
d) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của lực lượng Cảnh sát biển gồm Tư lệnh, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển; Tư lệnh vùng, Phó Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn trưởng, Phó Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn trưởng, Phó Hải đoàn trưởng; Hải đội trưởng, Phó Hải đội trưởng; Đội trưởng, Phó Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển;
đ) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm ngư gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
e) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Công an nhân dân gồm Giám đốc, Phó giám đốc Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Công an nhân dân, Giám thị, Phó Giám thị Trại giam theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;
g) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của các cơ quan khác trong Quân đội nhân dân gồm Giám thị, Phó Giám thị Trại giam; Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương.
h) Cán bộ điều tra thuộc các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này.”
Trường hợp Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh bắt giũ người trong trường hợp khẩn cấp thì người đã ra lệnh giư người trong trường hợp khẩn cấp, Cơ quan điều tra đã nhận người bị bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải trả tự do ngay cho người bị giữ.
Luật Hoàng Anh