Tại sao bị lẹo mắt không được soi gương? Cách điều trị hiệu quả? – Phòng khám bác sĩ
Lẹo mắt là một vết sưng đỏ được hình thành trên mép mí mắt. Mụn lẹo này gây ra cảm giác đau và khó chịu, rất hay gặp phải. Bạn hoàn toàn có thể tự điều trị lẹo mắt ngay tại nhà bằng những phương pháp đơn giản. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn cần phải được bác sĩ thăm khám và điều trị. Mời bạn cùng Phòng Khám Bác Sĩ đi tìm lời giải đáp cho vấn đề tại sao bị lẹo mắt không được soi gương và bị lẹo mắt thì nên làm gì? qua bài viết ngay sau đây.
Lẹo mắt có tự khỏi không?
Lẹo mắt thoạt nhìn thì trông giống như một mụn trứng cá. Đây là tình trạng kích ứng xảy ra khi một tuyến dầu nhỏ gần lông mi bị tắc nghẽn và nhiễm trùng. Mụn lẹo ở mắt có thể gây ra cảm giác khó chịu song nó không quá nghiêm trọng và đặc biệt lại khá phổ biến ở trẻ em.
Đa phần chúng thường tự khỏi nhưng đôi khi phải cần tới bác sĩ để điều trị.
Với những cách điều trị chăm sóc tại nhà, đa phần người bệnh bị lẹo mắt sẽ khỏi sau khoảng 7-10 ngày, cũng có khi kéo dài tới hai tuần. Bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp nếu mụn lẹo không thể tự khỏi. Bên cạnh giải quyết mụn lẹo, bác sĩ cũng sẽ giải quyết và điều trị nguyên nhân gây lẹo mắt (nếu có) hoặc các tác nhân làm cho lẹo trở nên tồi tệ hơn.
Tại sao bị lẹo mắt không được soi gương?
Trên thực tế, chưa có bằng chứng khoa học nào lý giải cho nghi vấn tại sao bị lẹo mắt không được soi gương. Theo như giả thuyết, nguyên nhân bị lẹo mắt thì không được soi gương mà trong dân gian vẫn hay truyền tai nhau có thể do một trong các lý do sau đây:
-
Khi mắt bị sưng nề khó chịu do lẹo mà soi gương sẽ khiến mắt bạn dễ bị mỏi hơn, cảm thấy nhức mắt hơn
-
Khi soi gương, người
bị lẹo mắt
có thể ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bị lẹo mắt cảm thấy tự ti vì những nốt lẹo làm mất thẩm mỹ, không dám đối mặt những người xung quanh.
-
Tạo tâm lý sốt ruột khiến bệnh nhân tự ý nặn lẹo, chích lẹo khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
-
Lo cho sự an toàn của chiếc gương. Mặc dù đây chỉ là giả thuyết vui nhưng cũng có lý vì bạn có thể “giận cá chém thớt” đập vỡ chiếc gương.
Tóm lại, đây chỉ là những giải thuyết của chúng tôi để giải thích tại sao bị lẹo mắt không được soi gương chứ vẫn chưa áp dụng cơ sở khoa học nào.
Khi nào
bị lẹo mắt
thì nên đi khám bác sĩ
Mặc dù hầu hết tình trạng lẹo mắt đều khỏi khá nhanh, nhưng bạn cũng đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia chăm sóc mắt để được tư vấn thêm. Chuyên gia chăm sóc mắt của bạn có thể kê thuốc mỡ để điều trị lẹo mắt hoặc các phương thuốc chữa trị tình trạng này khác nhằm giúp xử trí nhanh hơn.
Nếu bị lẹo mắt kèm theo một trong số các dấu hiệu sau đây, các bạn phải đến bệnh viện uy tín kịp thời để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám:
-
Bị sốt trên 37° trở lên
-
Có vấn đề về thị lực
-
Lẹo mắt không cải thiện sau 2 ngày.
-
Sưng tấy và đỏ bên dưới mi mắt, sưng má cùng một vài bộ phận khác trên khuôn mặt.
-
Lẹo mắt chảy máu, cục u sưng lớn và có cảm giác đau đớn, nốt rộp hình thành ở trên mí mắt hoặc cả mí mắt, mắt bị đỏ.
Nguyên nhân gây lẹo mắt
Khe hở của lông mi trên mắt bị chặn bởi các tuyến dầu hoặc bụi bẩn. Việc này tạo điều kiện tốt để khuẩn phát triển ở bên trong và gây nhiễm trùng. Chính điều này sẽ làm cho lẹo mắt xuất hiện. Đôi khi, lẹo mắt còn là kết quả của viêm nhiễm lan rộng do bị sẵn viêm bờ mi.
Ngoài ra, một số yếu tố khác làm bạn dễ bị lẹo mắt đó là:
-
Sử dụng khăn chung với người khác, dùng quá nhiều mỹ phẩm hoặc mỹ phẩm cũ đã quá hạn sử dụng
-
Ăn đồ cay nóng quá nhiều, bị rối loạn tiêu hóa gây cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng
-
Dùng tay chưa vệ sinh sạch sẽ khi thay kính áp tròng hoặc trước khi đặt kính áp tròng vào mặt nhưng không khử trùng…
Bị lẹo mắt
thì nên làm gì?
Để không còn phải thấy thắc mắc rằng tại sao bị lẹo mắt không được soi gương ở trên làm phí hoài thời gian lành bệnh, bạn cần phải chữa trị kịp thời.
Không được nặn lẹo mắt
Nhất là đối với chắp mắt có mưng mủ, điều này sẽ dễ khiến cho bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và muốn nặn mủ ra ngay lập tức.
Nhưng hãy lưu ý rằng việc làm này sẽ không chỉ làm cho mắt lâu khỏi mà còn làm lẹo mặt bị nhiễm trùng lan rộng sang vùng da khác. Nên là hãy để nguyên vùng bị viêm. Có thể chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần, nốt viêm sẽ tự khắc tiêu biến và dần lành lặn.
Nước ấm
Trong trường hợp bị lẹo mắt, nước ấm có tác dụng giúp đẩy nhanh quá trình chữa lành mắt.
Lấy khăn sạch thấm vào một chút nước ấm, sau đó mỗi lần đắp lên vùng mắt khoảng 10 – 15 phút, làm khoảng 3 – 5 lần mỗi ngày.
Nước ấm sẽ làm mềm và đánh tan chắp hoặc lẹo mắt. Bạn cũng nên rửa tay thật sạch sẽ và dùng đầu ngón tay mát-xa nhẹ vùng mí mắt xung quanh.
Tránh dùng mỹ phẩm
Khi bị lẹo mắt, bạn nên hạn chế lạm dụng nhiều mỹ phẩm liên quan đến vùng mắt như kẻ mắt, mascara cho đến khi lành lặn.
Hoặc tốt hơn hết là bạn hãy thay thế mỹ phẩm cũ khoảng 6 tháng/ lần và không dùng chung mỹ phẩm với người khác. Đặc biệt lưu ý, bạn phải tẩy trang sạch sẽ trước khi đi ngủ để lỗ chân lông và nang lông được thoáng khí.
Tránh dùng kính áp tròng
Nên đeo kính áp tròng sạch sẽ, an toàn và hợp vệ sinh cho mắt theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, hãy rửa tay thật sạch trước khi đeo kính áp tròng. Nếu bị lẹo mắt, tốt nhất bạn nên tạm ngừng việc sử dụng kính áp tròng lại.
Vệ sinh tay sạch sẽ
Tay là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn và có thể là một trong những nguyên nhân gây lẹo mắt khi dụi mắt. Vì vậy, tốt nhất bạn nên giữ đôi tay luôn sạch sẽ bằng cách rửa tay thường xuyên và tránh lấy tay dụi lên mắt.
Ngoài ra, trong thời gian bị lẹo mắt, bạn cần hạn chế một số loại thực phẩm để tránh kích ứng làm mắt thêm sưng. Bạn nên kiêng rượu, thuốc lá, tỏi, hành lá, ớt, hẹ, kiêng ăn thịt dê, thịt chó để giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. Khi bệnh lẹo mắt có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay các bệnh viện mắt chuyên khoa gần nhất để thăm khám.
Gặp bác sĩ để điều trị
Trong một số trường hợp, bạn cần tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị, các phương pháp trị lẹo mắt thường được bác sĩ sử dụng bao gồm:
-
Rạch một đường nhỏ để dẫn lưu lẹo mắt dưới hình thức gây tê cục bộ.
-
Kê thuốc mỡ kháng sinh để bôi lên mí mắt hoặc thuốc nhỏ mắt kháng sinh. Đôi khi, thuốc kháng sinh đường uống được chỉ định trong trường hợp vùng da xung quanh mắt bị nhiễm trùng hoặc sau khi rạch để tiêu lẹo.
-
Tiêm steroid vào lẹo mắt để giảm sưng mí mắt.
Phòng ngừa lẹo mắt như thế nào?
Để không gặp phải tình trạng khó chịu này, chúng ta cần phải có các biện pháp phòng ngừa như:
-
Không chà vào mắt vì điều này có thể gây kích ứng mắt và nhiễm trùng lây lan.
-
Bảo vệ mắt bạn khỏi khói bụi và ô nhiễm không khí bằng cách mỗi khi bạn đang ở bên ngoài thì nên đeo kính, đặc biệt khi bạn làm việc nhà như dọn dẹp nhà cửa hay cắt cỏ cũng cần.
-
Tránh đến những nơi bụi bẩn hoặc nơi bị ô nhiễm không khí nặng nề.
-
Nếu là người thường xuyên trang điểm, bạn cần phải tẩy trang cho mắt sạch sẽ hàng ngày.
-
Thay mascara ít nhất 6 tháng mỗi lần bởi vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm. Tránh dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt.
-
Thường xuyên rửa tay và luôn để tay rời xa khỏi tầm mắt của bạn, đặc biệt là khi chăm sóc cho một người khác với mụn lẹo ở mí mắt hay bất kỳ loại nhiễm khuẩn nào khác.
Lời kết:
Hy vọng, một số giả thuyết của Phòng Khám Bác Sĩ đã thỏa mãn được nỗi băn khoăn về vấn đề tại sao bị lẹo mắt không thể soi gương. Đặc biệt, qua bài viết quý bạn đọc cũng đã hiểu bị lẹo mắt có tự khỏi được không và nguyên nhân cũng như cách điều trị, phòng ngừa tình trạng này.
Đánh giá nội dung