Tại sao báo cáo tài chính cần được kiểm toán? Lợi ích đối với doanh nghiệp?

Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Tại sao báo cáo tài chính cần được kiểm toán? Ngoài hiệu quả giúp gia tăng độ tin cậy đối với các nhà đầu tư, chủ nợ, công việc này còn đem tới những lợi ích nào cho doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ E-invoice! 

Kiểm toán báo cáo tài chính.
Tại sao báo cáo tài chính cần được kiểm toán?

1. Kiểm toán báo cáo tài chính là gì?

Kiểm toán báo cáo tài chính được biết đến là một trong những đầu việc quen thuộc của các kiểm toán viên độc lập. Đây là hoạt động đánh giá các báo cáo tài chính được kiểm toán dựa trên các bằng chứng kiểm toán được thu thập. Mục đích của hoạt động này là nhằm kiểm tra, báo cáo mức độ trung thực, tính chính xác của những số liệu thể hiện trong báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán.
Theo đó, thước đo để đánh hoạt động này được áp dụng theo hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán.

2. Tại sao báo cáo tài chính cần được kiểm toán?

Để trả lời cho câu hỏi tại sao báo cáo tài chính cần được kiểm toán, bản thân doanh nghiệp cần nắm được mục đích cũng như tầm quan trọng của công việc này đối với hoạt động kinh doanh của mình.

2.1. Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính

Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán BCTC là đầu việc quan trọng với doanh nghiệp.

Về mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính, theo Chuẩn mực kiểm toán số 200, Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC  ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính:
“Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.
Đối với hầu hết các khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập và trình bày trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.”
Có thể nói, mục đích chung của việc kiểm toán báo cáo tài chính là nhằm mang đến cái nhìn tổng thể về số tiền ghi trên các chu trình, dựa trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý đối với thông tin thu được qua khảo sát thực tế tại doanh nghiệp.
Xét trên phương diện tổng quát, hoàn thành đầu việc này sẽ giúp đưa ra những bằng chứng xác thực, thể hiện được sự trung thực, chuẩn xác của thông tin đã thể hiện trên bảng kê khai tài chính.
Nói một cách khái quát, báo cáo tài chính được kiểm toán là để cung cấp sự đảm bảo cho bên thứ ba, cụ thể hơn là xác nhận về tính trung thực, hợp lý của những thông tin tài chính mà họ được cung cấp.
>> Tham khảo: Báo cáo tài chính hợp nhất là gì?

2.2. Vai trò của kiểm toán báo cáo tài chính 

Kiểm toán báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp
Kiểm toán BCTC giúp mang đến thông tin chính xác về kết quả kinh doanh.

Kiểm toán BCTC giúp mang đến thông tin chính xác về kết quả kinh doanh.

Kiểm toán báo cáo tài chính không chỉ có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn phát huy “giá trị” của mình đối với nhiều đối tượng khác như nhà đầu tư, các cổ đông, cơ quan thuế và bản thân người quản lý.
Cụ thể:
Đối với chủ doanh nghiệp: Đưa ra được định hướng để khắc phục tồn tại, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong những kỳ báo cáo tiếp đó.
Đối với ngân hàng, cổ đông: Giúp nhà đầu tư, cổ đông có một cái nhìn tổng quát về:

  • Tình hình kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp

  • Nhìn nhận lại xem số vốn đầu tư có được sử dụng có hiệu quả hay không?

  • Tình hình tài chính của doanh nghiệp ra sao? Khả năng hoàn trả/ sinh lời như thế nào? 

Đối với cơ quan thuế: Vai trò của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính đối với cơ quan thuế đó là giúp đơn vị này có thể tính và thu thuế một cách chính xác, đầy đủ. 
Đối với doanh nghiệp được kiểm toán: đánh giá xem báo cáo tài chính đã thực sự phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành hay chưa.
Tựu trung lại, kiểm toán báo cáo tài chính giúp gia tăng độ tin cậy của người đọc đối với báo cáo tài chính. Đồng thời, nêu ra những tồn đọng của doanh nghiệp để nhà quản lý có được định hướng cụ thể hơn khi khắc phục vấn đề đó; giúp nâng cao chất lượng nhân sự kế toán cũng như thông tin tài chính được kiểm toán của doanh nghiệp.
>> Có thể bạn quan tâm: Hóa đơn điện tử.

3. Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính

Có 2 nhóm đối tượng cần quan tâm khi đề cập đến “những đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính”. Cụ thể là nhóm những đối tượng bắt buộc phải thực hiện kiểm toán BCTC và Nhóm đối tượng của kiểm toán BCTC.

3.1. Những đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính

Theo Luật số 67/011/QH12, những đối tượng thuộc diện bắt buộc phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính bao gồm:

  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

  • Tổ chức tín dụng, bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;

  • Tổ chức tài chính, Ngân hàng, quỹ tín dụng;

  • Doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài;

  • Doanh nghiệp mà các tổng công ty nhà nước nắm giữ từ 20% quyền biểu quyết;

  • Công ty đại chúng, tổ chức phát hành, kinh doanh chứng khoán;

  • Doanh nghiệp niêm yết, tổ chức phát hành chứng khoán nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở lên;

  • Doanh nghiệp nhà nước.

3.2. Đối tượng của kiểm toán BCTC

Trong khi đó, các đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ bao gồm:

  • Bảng cân đối tài khoản;

  • Bảng báo cáo tài chính được kiểm toán;

  • Bảng cân đối kế toán;

  • Bảng kết quả hoạt động kinh doanh được kiểm toán;

  • Thư báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính được kiểm toán.


Ngoài ra, để được tư vấn về 
CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Qua bài viết này, với những thông tin khái quát về kiểm toán báo cáo tài chính và tầm quan trọng của công việc này với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hy vọng độc giả đã phần nào hiểu được tại sao báo cáo tài chính cần được kiểm toán.Ngoài ra, để được tư vấn về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ:

  • Địa chỉ: Số 15 Đặng Thùy Trâm – Cầu Giấy – Hà Nội

  • Tổng đài HTKH: 1900 4767 – 1900 4768

  • Tel : 024.37545222

  • Fax: 024.37545223

  • Website: https://einvoice.vn/

  • Fanpage: Hóa đơn điện tử Einvoice