Tài sản cố định hữu hình là gì? Cách phân loại và quản lý TSCĐ hữu hình hiệu quả
Tài sản cố định hữu hình là loại tài sản chiếm tỉ lệ lớn nhất trong mọi doanh nghiệp, tổ chức hiện nay. Đem lại không ít giá trị về lợi nhuận kinh tế cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời sử dụng của tài sản. Chính vì thế việc nắm rõ TSCĐ hữu hình mà doanh nghiệp đang sở hữu là điều cần thực hiện ngay. Bài viết dưới đây GSOFT sẽ đem đến một cái nhìn tổng quát và cần thiết nhất về TSCĐ hữu hình mà bạn có thể tham khảo!
1. Tài sản cố định hữu hình là gì?
Theo Điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành thì tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…
Ví dụ: Nhà máy sản xuất ô tô Vinfast nhập về một máy lắp ráp khung sườn cho ô tô trị giá 20 tỷ đồng để sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất ô tô. Thì đây chính là TSCĐ hữu hình của họ.
Hay có thể hiểu đơn giản TSCĐ hữu hình là tài sản tồn tại dưới dạng vật chất có giá trị lớn, nhìn thấy và cảm nhận được và có thể bị hao mòn trong quá trình sử dụng hay bị hư hại do nhiều yếu tố như hỏa hoạn, thiên tai hoặc tai nạn.
2. Điều kiện nhận biết, ghi nhận tài sản cố định hữu hình
Để biết đâu là TSCĐ hữu hình đang tồn tại trong doanh nghiệp, chúng ta cần một dấu hiệu để nhận biết. Theo Khoản 1 Điều 3 trong Thông tư số 45/2013/TT-BTC về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ Tài Chính ban hành có quy định cụ thể về tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình như sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
từ việc sử dụng tài sản đó;
-
Có thời gian
sử dụng trên 1 năm trở lên
;
-
Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có
giá trị từ 30.000.000 đồng
(Ba mươi triệu đồng) trở lên.
Ví dụ: Công ty Vinamilk nhập về máy làm lạnh cho kho bảo quản sữa trị giá 1 tỷ đồng để bảo quản sữa. Thì đây được coi là TSCĐ hữu hình của Vinamilk do đã thỏa mãn về mặt nguyên giá, thời gian sử dụng và đem lại lợi ích kinh tế.
-
Nếu nhiều tài sản liên kết với nhau để tạo thành một hệ thống mà khi mỗi bộ phận của hệ thống đó có thời gian sử dụng khác nhau và khi một một bộ phận dừng do yêu cầu quản lý nhưng cả hệ thống vẫn hoạt động bình thường và thỏa mãn các điều kiện ghi nhận thì tài sản đó được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
-
Đối với động vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm, thì từng con vật thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một TSCĐ hữu hình.
-
Đối với vườn cây lâu năm thì từng mảnh vườn cây, hoặc cây thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của TSCĐ được coi là một TSCĐ hữu hình.
Ví dụ: Mảnh vườn cao su rộng 5ha của HAGL được coi là TSCĐ hữu hình của tập đoàn này. Vì mảnh vườn đã tham tham gia vào quá trình cho sản phẩm là mủ cao su và tạo ra lợi ích kinh tế, có giá trị 1 tỷ đồng và thời hạn sử dụng trên 1 năm.
3. Đặc điểm của tài sản cố định hữu hình
Đối với các TSCĐ hữu hình thường có những đặc điểm sau đây:
-
TSCĐ hữu hình thường có
tính thanh khoản rất cao
(khi bán lại vẫn đem giá trị cao cho doanh nghiệp
).
-
TSCĐ hữu hình chiếm
tỷ lệ lớn trong cấu trúc vốn
của công ty.
-
TSCĐ hữu hình thường được sử dụng
làm căn cứ hợp lệ để khấu trừ thuế
vì loại tài sản này thường khấu hao rất nhiều.
-
Khi tham gia vào quá trình sản xuất các TSCĐ hữu hình
thường bị hao mòn và giá trị của tài sản sẽ chuyển dần vào chi phí sản xuất
trong hoạt động kinh doanh.
-
TSCĐ hữu hình có thể được
sử dụng làm tài sản thế chế có đảm bảo
khi doanh nghiệp cần vay vốn.
Ví dụ: Công ty vận tải A sở hữu TSCĐ hữu hình là xe tải 18 tấn trị giá 5 tỷ đồng. Khi công ty cần nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì có thể dùng tài sản này để thế chấp đi vay vốn hoặc bán lại dễ dàng với giá trị cao. Ngoài ra xe tài này cũng chiếm một phần lớn trong cấu trúc vốn của công ty và bị hao mòn khi sử dụng.
4. Phân loại tài sản cố định hữu hình
Theo Mục a Khoản 1 Điều 6 Thông tư 45/2013/TT-BTC thì TSCĐ hữu hình được chia thành 7 loại như sau:
Nhưng để có cái nhìn tổng quan hơn trong quy trình quản lý tài sản của doanh nghiệp, TSCĐ hữu hình nên được phân thành 4 loại dựa trên những tiêu thức khác nhau đó là hình thái thể hiện, quyền sở hữu, nguồn hình thành và tình hình sử dụng.
4.1. Theo hình thái thể hiện
Hình thái thể hiện của TSCĐ hữu hình như là nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các vườn cây hay động vật tham gia vào sản xuất, các thiết bị dụng cụ tham gia vào hoạt động quản lý.
Với cách phân loại theo hình thái thể hiện giúp cho doanh nghiệp có thể biết được tài sản đó đang sử dụng với mục đích gì, thời gian sử dụng bao lâu từ đó có điều chỉnh và đưa ra quyết định đầu tư hợp lý để mang lại lợi nhuận cao nhất.
4.2. Theo hình thức sở hữu tài sản
Ở cách phân loại này TSCĐ hữu hình được chia thành 2 loại chính:
-
Sở hữu: Là những tài sản
thuộc quyền sở hữu hợp pháp
của doanh nghiệp. Những tài sản này có thể do doanh nghiệp xây dựng, mua sắm, chế tạo ra bằng nguồn vốn của mình.
-
Đi thuê: Là những tài sản mà
doanh nghiệp đi thuê
để phục cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ việc phân loại này doanh nghiệp có thể biết được TSCĐ hữu hình nào mình đang sở hữu và TSCĐ hữu hình nào mình đang đi thuê, để từ đó có kế hoạch sử dụng tài sản hợp lý, lên kế hoạch mua sắm hoặc đi thuê để phục vụ quá trình kinh doanh.
4.3. Theo nguồn hình thành tài sản
Tài sản cố định hữu hình được hình thành từ hai nguồn chính trong hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp.
-
TSCĐ hữu hình được hình thành từ
nguồn vốn chủ sở hữu.
-
TSCĐ hữu hình được hình thành từ
các khoản nợ phải trả.
Ví dụ: Công ty xây dựng A khi thực hiện xong dự án cho chủ đầu tư B, nhưng phía chủ đầu tư B không có khả năng chi trả nên cả hai công ty đã đồng ý thỏa thuận với nhau, chủ đầu tư B sẽ chuyển nhượng hợp pháp một căn nhà cho công ty xây dựng A để thanh toán nợ. Khi đó căn nhà được tính là TSCĐ hữu hình của công ty xây dựng A.
Từ cách phân loại này doanh nghiệp có thể biết được tài sản của mình được hình thành từ nguồn vốn nào, từ đó có biện pháp sử dụng, quản lý hiệu quả để đem lại giá trị kinh tế.
4.4. Theo tình hình sử dụng
Dựa vào cách sử dụng tài sản trong doanh nghiệp có thể phân loại TSCĐ hữu hình thành 3 loại chính:
-
TSCĐ hữu hình đang sử dụng: là những tài sản
tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp hay tham gia vào các hoạt động khác như phúc lợi xã hội, an ninh quốc phòng,…
-
TSCĐ hữu hình chưa cần dùng: là những tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng
doanh nghiệp chưa cần dùng tới và đang lưu trữ để sử dụng sau này.
Ví dụ: Công ty sản xuất mía đường nhập mới một máy ép mía nhưng do tình hình bão lũ kéo dài nên nguyên liệu đang bị thiếu hụt do đó máy này vẫn chưa cần dùng tới nên công ty đưa vào kho để bảo quản và sử dụng sau.
-
TSCĐ hữu hình không dùng và lên kế hoạch thanh lý: là những tài sản
doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng trong hoạt động kinh doanh và cần thanh lý, sang nhượngđể thu hồi vốn đầu tư.
Ví dụ: Công ty Vinfast tiến hành thay mới hệ thống băng chuyền trong nhà máy và lên kế hoạch thanh lý băng chuyền cũ. Khi đó hệ thống băng chuyền cũ được coi là TSCĐ hữu hình không dùng tới và đang nằm trong kế hoạch thanh lý tài sản của công ty Vinfast.
Phân loại theo tình hình sử dụng của tài sản giúp những người quản lý doanh nghiệp nắm được tài sản nào đang sử dụng và tài sản nào không cần dùng đến để có kế hoạch thanh lý phù hợp cho từng tài sản cụ thể.
5. Phương pháp quản lý tài tài sản cố định hữu hình hiệu quả
Để quản lý TSCĐ hữu hình một cách hiệu quả và đem lại lợi ích tối đa về mặt kinh tế cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời của tài sản thì doanh nghiệp cần thực hiện một quy trình quản lý TSCĐ hữu hình ngay từ những khâu đầu tiên.
Quy trình quản lý tài sản cố định hữu hình có thể được thực hiện theo 6 bước chính, bao gồm: Lên kế hoạch quản lý mua sắm => Cập nhật, nhập mới tài sản => Xuất sử dụng tài sản => Thu hồi, sửa chữa tài sản => Thanh lý tài sản => Kiểm kê tài sản.
Tuy nhiên với quy trình trên nếu các nhà quản lý áp dụng vào doanh nghiệp của mình bằng các phương pháp thủ công thì sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý. Đặc biệt với loại tài sản chiếm phần lớn trong hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay như TSCĐ hữu hình.
Khi áp dụng cách truyền thống doanh nghiệp có thể gặp phải những vấn đề như: thiếu sót thông tin tài sản, xảy ra thất thoát tài sản, không tối đa được lợi ích mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp, không theo dõi được tình trạng của tài sản,…
Để giải quyết những khó khăn đó những nhà quản lý tài sản cần có công cụ hỗ trợ đắc lực theo sát vòng đời của mỗi tài sản trong doanh nghiệp mình như hệ thống phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản gAMSPro.
Ứng dụng công nghệ trong việc quản lý TSCĐ hữu hình, cụ thể là sử dụng hệ thống phần mềm quản trị đầu tư mua sắm và quản lý tài sản gAMSPro. sẽ giúp doanh nghiệp đồng bộ về mặt dữ liệu của tài sản, tránh sai sót hay thiếu thông tin và giảm thiểu rủi ro thất thoát tài sản.
Giúp chủ doanh nghiệp, nhà quản lý có thể nắm rõ thông tin, tình trạng tài sản, đánh giá được hiệu suất của tài sản tại doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định đầu tư chính xác trong tương lai nhằm nâng cao chỉ số ROA.
Với quá trình quản lý tài sản bằng phần mềm gAMSPro sẽ giúp cho tài sản luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Phần mềm còn thông báo thời hạn bảo trì, bảo dưỡng của tài sản để tránh xảy ra hư hỏng tài sản gây thất thoát chi phí. Ngoài ra nhân viên có thể truy cập lấy số liệu tài sản để báo cáo cho lãnh đạo một cách nhanh chóng.
Khi thực hiện kiểm kê tài sản theo quý hay theo năm, doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập hệ thống và trích xuất dữ liệu với đầy đủ thông tin về tài sản để có thể thực hiện kiểm kê chính xác và nhanh chóng nhất thông qua các mã QR code đã được thiết lập cho tài sản. Người thực hiện kiểm kê chỉ cần quét mã trên thiết bị di động là sẽ có đầy đủ thông tin về tài sản.
Không chỉ quản lý khi tài sản đã có tại doanh nghiệp, phần mềm gAMSPro còn giúp doanh nghiệp quản lý tài sản từ lúc chưa được mua sắm từ khâu lập ngân sách, thiết lập kế hoạch mua sắm, đánh giá lựa chọn nhà cung cấp và thực hiện mua sắm. Giúp cho quy trình quản lý tài sản được thông luồng từ lúc chưa xuất hiện cho tới thanh lý.
6. Kết luận
Tài sản cố định hữu hình thực sự đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nắm rõ được cái nhìn tổng quan về khái niệm, đặc điểm, cách phân loại và cách quản lý TSCĐ hữu hình sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được kế hoạch và quyết định đầu tư phù hợp dựa trên từng tài sản của doanh nghiệp đang sở hữu.
>> Xem thêm: