Tài phán hành chính và quan điểm tài phán hành chính ở Việt Nam

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi của khách hàng sau: “Kính thưa Luật sư Minh khuê, Tôi muốn hỏi tài phán hành chính là gì? Quan điểm tài phán hành chính ở Việt Nam cũng như một số nước quan điểm đó thể hiện như thế nào?…”

Khách hàng: Kính thưa Luật sư Minh khuê, Tôi muốn hỏi tài phán hành chính là gì? Quan điểm tài phán hành chính ở Việt Nam cũng như một số nước quan điểm đó thể hiện như thế nào?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Bản chất tài phán tài chính

Về bản chất, tài phán hành chính là việc xem xét và ra phán quyết có giá trị pháp lý nhằm giải quyết tranh chấp liên quan đến một hành vi, quyết định hành chính.

Về hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo qui định của pháp luật.

Theo đó, quyết định hành chính là nội dung cơ bản của luật hànhchính, trong đó việc ban hành các quyết định này thể hiện rõ tính chất quyềnuy, quyền lực phục tùng của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý nhằmđạt được mục đích của hành vi xử sự.

Theo quy định của luật tố tụng hành chính năm 2015, quyết địnhhành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức đượcgiao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyềntrong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt độngquản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Như vậy quyết định hành chính vừa mang tính quyền lực nhà nướcvừa mang tính pháp lý. Tính quyền lực nhà nước được thể hiện ở việc chủ thể banhành là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời việc sử dụng quyền lực nàycũng đòi hỏi phải đúng thẩm quyền mà pháp luật qui định nhằm đảm bảo sự hàihòa,thống nhất trong quá trình sử dụng quyền lực của các bộ phận cấu thành bộmáy nhà nước… Về nguyên tắc,mọi quyết định hành chính đều phảiđược thi hành, kể cả những quyết định có sự phản kháng từ phía đối tượng quảnlí, có nghĩa là quyết định sẽ được đảm bảo bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nướckhi cần thiết. Ngoài ra quyền lực nhà nước còn được thể hiện trong việc các chủthể có thẩm quyền tiến hành những hoạt động cần thiết để đảm bảo thực hiện ýchí của nhà nước như các biện pháp về kinh tế,giáo dục, thuyết phục…

Thông thường, đó là tranh chấp giữa một bên là cơ quan hành chính nhà nước với một bên là đối tượng tác động của hành vi, quyết định hành chính (công dân và các tổ chức cụ thể).

Như vậy, có thể hiểu tài phán hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn (tính hợp pháp, hợp lý) của các quyết định hay hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.

2. Thuật ngữ “tài phán hành chính” ở Viêt Nam

Hiện nay, ở Việt Nam, thuật ngữ “tài phán hành chính” thường được hiểu theo ba cách:

Cách hiểu thứ nhất, coi tài phán hành chính chỉ là hoạt động xét xử các tranh chấp hành chính phát sinh giữa các cơ quan hành chính nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền, Cơ sở lý luận và kinh nghiệm xây dựng nền tài phán… trong cơ quan hành chính nhà nước) với các tổ chức, cá nhân trong xã hội do Toà án nhân dân thực hiện theo trình tự tố tụng. Theo cách hiểu này thì tài phán hành chính đồng nghĩa với xét xử hành chính.

Theo đó, biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Theo đó, xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

– Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia đình.

Cách hiểu thứ hai, coi tài phán hành chính là toàn bộ các hoạt động phán xét tính đúng đắn của các quyết định hoặc hành vi quản lý khi nảy sinh khiếu kiện, tranh chấp. Như vậy, tài phán hành chính sẽ bao gồm xét xử hành chính của Toà án và các cơ chế giải quyết tranh chấp hành chính khác, đặc biệt là việc giải quyết của chính hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (như cơ chế giải quyết khiếu nại hiện nay).

Theo đó, quyền khiếu nại của công dân là quyền Hiến định, được pháp luật đảm bảo. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong tổng thể các quyền công dân, là phương thức mà công dân sử dụng để bảo vệ các quyền hợp pháp khác của mình khi bị xâm phạm. Hơn thế nữa, nó là công cụ để công dân tham gia vào quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ công chức, viên chức nhà nước khi thực thi công vụ. Khi cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có hành vi vi phạm thì công dân có quyền kiến nghị xử lý để khôi phục lại theo trạng thái ban đầu. Vì thế, hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại phải đảm bảo tốt hơn quyền khiếu nại của công dân cũng như quyền kiểm tra, giám sát trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện việc giải quyết khiếu nại đó. Hoàn thiện pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính chính là hoàn thiện những “bậc thang” để tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong quá trình đề nghị các cơ quan nhà nước khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Cách hiểu thứ ba, cách hiểu này coi tài phán hành chính là việc giải quyết các khiếu nại hành chính được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách thuộc hệ thống hành pháp theo trình tự, thủ tục có tính chất tư pháp, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu của việc giải quyết các tranh chấp hành chính.

3. Khái niệm tài phán tài chính

Thứ nhất, theo nghĩa rộng, ta nói đến thẩm quyền tài phán của một quốc gia được hiểu là quyền lực riêng biệt của quốc gia trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đây chính là quyền tối cao của một nhà nước trong phạm vi lãnh thổ của mình. Một nội dung quan trọng của chủ quyền quốc gia.

Có nghĩa là trong phạm vi lãnh thổ của mình. Thẩm quyền tài phán có quyền thực hiện các quyền năng trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp mà không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Điều đó đồng nghĩa với việc, thẩm quyền tài phán có quyền thông qua những quyết định về mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước. Vì mục đích tối cao là đảm bảo quyền lực và lợi ích của nhân dân.

Quốc gia còn thực hiện quyền tài phán đối với một số nơi bên ngoài lãnh thổ quốc gia: vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các phương tiện bay, tàu biển, tàu thuyền nước ngoài đi lại trong lãnh hải của mình

Như vậy, có thể hiểu tài phán hành chính là hoạt động giải quyết các tranh chấp hành chính hay các tranh chấp nảy sinh trong quá trình điều hành, quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước, trong đó chủ yếu là việc xem xét, phán quyết về tính đúng đắn (tính hợp pháp, hợp lý) của các quyết định hay hành vi quản lý của cơ quan quản lý nhà nước.

Tài phán hành chính là tổng thể những quyền hạn của tòa án hoặc cơ quan hành chính về việc đánh giá khía cạnh pháp lý của những sự kiện cụ thể, trong đó có việc giải quyết những tranh chấp hành chính và áp dụng chế tài theo luật định.

Thứ hai, theo nghĩa hẹp, thẩm quyền tài phán của quốc gia là thẩm quyền giải quyết các vụ việc thuộc quyền hạn xét xử của quốc gia này.

4. Khái quát về tài phán tài chính ở một số nước trên thế giới

Nghiên cứu kinh nghiệm về giải quyết tranh chấp hành chính của các nước trên thế giới cho thấy, tổ chức và hoạt động tài phán hành chính ỏ mỗi quốc gia là rất khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện kinh tế – xã hội, thiết chế quyền lực nhà nước, các yếu tô’ về truyền thống pháp lý, văn hóa, tâm lý dân tộc… của từng quốc gia.

Tuy nhiên, trên bình diện chung thì tổ chức và hoạt động tài phán hành chính thường được thể hiện thông qua một số mô hình chủ yếu ta tìm hiểu dưới đây.

5. Ví dụ điển hình về tài phán tài chính ở một số nước trên thế giới

– Ở một số nước, tài phán hành chính được thực hiện chủ yếu bởi các toà án hành chính. Ở những nước này Toà án hành chính là một hệ thống độc lập song song với Toà án tư pháp.

Ví dụ điển hình Toà án hành chính là một hệ thống độc lập song song với Toà án tư pháp như là Pháp, Đức, Thuỵ Điển, Phần Lan…. ở Đông Nam Á có Thái Lan theo mô hình này.

Ở Trung Quốc và một số nước khác theo mô hình của Trung Quốc, việc giải quyết tranh chấp hành chính cũng được thực hiện tại Toà án nhưng không tổ chức thành hệ thống độc lập mà Toà hành chính là một bộ phận của Toà án (tương tự như ở Việt Nam hiện nay).

Ớ những nước chỉ có một hệ thống Toà án (Anh, Mỹ và một số nước khác theo mô hình của Anh, Mỹ như Ôtxtrâylia, Xingapo, Philipine…), về nguyên tắc, các nưốc này Toà án có thẩm quyền giải quyết mọi tranh chấp, trong đó có tranh chấp hành chính. Tuy nhiên, do nhu cầu giải quyết tranh chấp hành chính ngày càng nhiều và tính đặc thù của tranh chấp hành chính thể hiện ở chỗ bên bị kiện luôn là cơ quan công quyền cho nên dần dần các nước này có xu hướng thiết lập các cơ quan giải quyết tranh chấp trong chính hệ thống hành pháp.

Các cơ quan này được gọi là cơ quan tài phán hành chính để phân biệt với Toà án tư pháp cũng xét xử hành chính. Những người thực hiện nhiệm vụ tài phán tại các cơ quan này, ngoài kiến thức luật pháp cần thiết, còn phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về quản lý để khi giải quyết các vụ việc mói có thể đánh giá cả tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hay hành vi bị khiếu kiện, bảo đảm sự cân bằng giữa lợi ích của công dân và lợi ích chung của cả cộng đồng theo nhu cầu quản lý. Xuất phát từ ưu thế như vậy của mô hình này, cho nên hoạt động của cơ quan tài phán hành chính khá hiệu quả, việc giải quyết của cơ quan tài phán hành chính nhanh gọn, đơn giản, đỡ tố kém hơn thủ tục của toà án. Khi có cơ quan tài phán hành chính, việc giải quyết khiếu nại của thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nưốc thường chỉ được coi là một giai đoạn tự xem xét lại quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại và không khác nhiều so với các thủ tục hành chính thông thường.

Trân trọng!