Tài nguyên thiên nhiên là gì?

toàn bộ giá trị vật chất sẵn có trong tự nhiên (nguyên liệu, vật liệu do tự nhiên tạo ra mà loài người có thể khai thác và sử dụng trong sản xuất và đời sống), là những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài người. Tất cả những dạng vật chất khi chưa được hiểu biết, khai thác, sử dụng thì chưa được gọi là TNTN mà chỉ là điều kiện tự nhiên hay môi trường tự nhiên, cho nên TNTN mang tính chất xã hội, được “xã hội hoá”. Như thế, nguồn TNTN luôn được mở rộng với sự phát triển của xã hội. TNTN có thể thu được từ môi trường tự nhiên, được sử dụng trực tiếp (như không khí để thở, các loài thực vật mọc tự nhiên…) hay gián tiếp thông qua các quá trình khai thác và chế biến (như các loại khoáng sản, cây lấy gỗ, đất đai…) để sản xuất ra những vật phẩm nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Mac coi việc thường xuyên thực hiện sự trao đổi vật chất giữa con người và tự nhiên là một quy luật điều tiết nền sản xuất xã hội, không có sự trao đổi đó thì cũng không thể có bản thân sự sống của con người. Hằng năm, con người lấy ra từ môi trường tự nhiên khoảng 35 – 40 tỉ tấn nguyên vật liệu. Các dạng TNTN chủ yếu bao gồm: tập hợp các nguồn năng lượng (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng thuỷ triều và năng lượng của các con sông, nhiệt trong lòng đất), không khí, nước, đất đai, khoáng sản, nguồn thế giới sinh vật (động vật, thực vật), vv. TNTN là tư liệu sản xuất bao quát nhất, là điều kiện không thể thiếu được của hoạt động sản xuất của xã hội. Thành phần của chúng bao gồm các nguồn TNTN có thể phục hồi được và các nguồn TNTN không thể phục hồi được. Có những TNTN có thể coi như vô tận, nhưng có những TNTN sẽ bị cạn kiệt. Trong số TNTN cạn kiệt, nhưng trong khi sử dụng nó có thể phục hồi (vd. sinh vật khi chưa bị tuyệt chủng) và những tài nguyên không thể phục hồi như than đá, dầu khí, vv. TNTN được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm, tính chất và mục đích sử dụng của chúng. Nhưng có thể tổng quát phân loại TNTN thành các dạng chính theo sơ đồ sau: