Tài liệu hướng dẫn dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 9 – Tài liệu text
Tài liệu hướng dẫn dạy học môn khoa học tự nhiên lớp 9
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.36 MB, 605 trang )
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TÀI
LIỆU N
HƯỚNG
DẪN
HƯỚ
G DẪ
N DẠY
HỌHỌC
C
KHOA HỌC TỰ NHIÊN
9
TẬP MỘT
(SÁCH THỬ NGHIỆM)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
1
LỜI NÓI ĐẦU
Từ năm học 2012–2013 đến cuối năm 2016, được sự tài trợ của Tổ chức Quỹ hỗ trợ giáo
dục toàn cầu (GPE), ủy thác qua Ngân hàng thế giới (WB), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)
đã nghiên cứu, thí điểm và triển khai Dự án “Mô hình trường học mới Việt Nam”, viết tắt là
GPE–VNEN. Sau triển khai thành công ở cấp Tiểu học (TH), nhiều nơi đã nhân rộng mô hình
lên cấp Trung học cơ sở (THCS). Từ 1447 trường TH (chủ yếu ở các vùng khó khăn) được
dự án hỗ trợ áp dụng, sau đó được nhiều trường TH và THCS (chủ yếu ở các vùng có điều
kiện kinh tế – xã hội thuận lợi) tự nguyện áp dụng, số trường áp dụng tăng lên hàng năm.
Đến năm học 2016–2017 có 4437 trường TH (tăng hơn năm học trước 822 trường) và 1180
trường THCS (tăng hơn năm học trước 145 trường) áp dụng Mô hình trường học mới (MH
THM). Hiện nay nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch triển khai mở rộng trong năm
học 2017–2018.
Để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bắt buộc phải đổi mới toàn diện
nhà trường về tổ chức, hoạt động và cơ sở vật chất. Riêng về hoạt động dạy học, trong điều
kiện đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GDĐT chỉ đạo tiếp tục thực
nghiệm các giải pháp đổi mới đã và đang triển khai có hiệu quả trong những năm qua, trong
đó có việc đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu tối thiểu đảm bảo các mục tiêu về kiến
thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình giáo dục hiện hành, đồng thời chú trọng định hướng
phát triển phẩm chất và năng lực HS, tiệm cận dần chương trình giáo dục phổ thông mới.
Mô hình trường học mới của Dự án GPE–VNEN đã thử nghiệm thành công trên một số
thành tố cần thiết cho đổi mới nhà trường phổ thông trong những năm tiếp theo. Báo cáo
tổng kết Dự án (chỉ xét trong 1447 trường tiểu học) của Bộ GDĐT, có tham khảo kết quả
đánh giá độc lập của Viện Nghiên cứu phát triển Mekong (MDRI), đã khẳng định Mô hình
trường học mới của Dự án đã đáp ứng đúng theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 29, thể hiện ở chất lượng học các môn văn
hoá của học sinh tốt hơn do làm giảm tỷ lệ điểm số thấp, tăng tỷ lệ điểm trung bình, học sinh
phát triển hơn các kỹ năng cần thiết của công dân thế kỷ XXI : làm việc nhóm, lãnh đạo, giao
tiếp, tự học, tự chủ,… Một số tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ cũng đã khảo sát
cả ở TH và THCS cho thấy chất lượng các môn văn hoá của HS học theo mô hình dự án đạt
cao hơn học sinh các lớp học truyền thống, kể cả làm tăng thêm điểm khá, giỏi.
Bộ trưởng Bộ GDĐT đã gửi tới UBND các tỉnh, thành phố công văn số 4068/BGDĐT–
GDTrH ngày 18/8/2016 Hướng dẫn việc áp dụng tự nguyện từng phần hoặc toàn bộ MH
THM Việt Nam. Theo đó, xét riêng về phương pháp dạy học, có thể áp dụng với SGK hiện
hành nhưng có gia công của giáo viên hoặc từ sách giáo khoa hiện hành có thể viết thành
phiên bản mới.
Tài liệu này Hướng dẫn cách thức gia công SGK hiện hành để dạy theo phương pháp
MH THM đối với loại bài học kiến thức mới: chuyển các bài học hiện nay (mỗi bài dạy học
trong 1 tiết – 45 phút – thành bài học theo chủ đề và quy trình hoạt động học thống nhất).
Giáo viên cũng có thể sử dụng trực tiếp các bài minh hoạ trong tài liệu này.
2
A. HƯỚNG DẪN VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC DẠY HỌC LỚP 9
THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI
1. Bối cảnh thực hiện
Thực hiện NQ29, hiện nay không chỉ các trường thụ hưởng Dự án mà tất cả các
nhà trường phổ thông nước ta đang đổi mới về tổ chức và hoạt động. Có thể tiếp cận
sự đổi mới từ các thành tố dựa theo chủ thể hoạt động giáo dục (xã hội, nhà trường,
giáo viên, học sinh) và hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục :
– Xã hội hoá giáo dục, phối hợp tốt giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo
dục cộng đồng ;
– Nhà trường tự chủ, nhất là tự chủ về tổ chức thực hiện chương trình giáo dục
và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ;
– Tập thể giáo viên phát triển nghề nghiệp liên tục, là đội ngũ biết học hỏi và học
tập suốt đời ;
– Phương pháp giáo dục lấy hoạt động học là trung tâm, tập thể học sinh tự quản,
tự học dưới sự theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn của giáo viên ;
– Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, đánh giá để tạo động lực học, phối hợp
đánh giá quá trình và đánh giá kết quả, tự đánh giá của học sinh với đánh giá của
nhà trường, của gia đình và xã hội.
Những đổi mới này bảo đảm môi trường giáo dục dân chủ, phát huy khả năng
sáng tạo của tất cả các chủ thể giáo dục, bảo đảm tính hiệu quả của các nguồn đầu
tư và các hoạt động giáo dục. Mỗi thành tố trong 5 thành tố có những giá trị riêng
nhưng liên quan mật thiết với các thành tố khác. Không thể đổi mới thành công nếu
không đổi mới đồng bộ các thành tố, nhưng tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nhà
trường mà trong từng giai đoạn sẽ có những ưu tiên khác nhau đối với từng thành tố
đó ; lựa chọn ưu tiên và cách làm cụ thể sẽ thể hiện tính sáng tạo của tập thể lãnh
đạo và các thành viên trong nhà trường.
Phương pháp giáo dục nói chung, phương pháp dạy học nói riêng của MH THM
đã theo đúng xu hướng chung của các lý thuyết giáo dục tiên tiên trên thế giới, cần
được tiếp tục nghiên cứu, áp dụng trong các nhà trường phổ thông Việt Nam. Theo
chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa” trong Nghị quyết số 88/2014/
QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc Hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo
dục phổ thông thì giáo viên có thể sử dụng một sách giáo khoa nhưng cần tham
3
khảo nhiều sách, tài liệu khác trong quá trình dạy học. Thực tế những năm vừa qua,
căn cứ chương trình và sách giáo khoa hiện hành, Bộ đã tổ chức biên soạn Tài liệu
hướng dẫn dạy học theo MH THM ở tiểu học và các lớp 6, 7, 8 ở THCS đã thành
công trong điều kiện bước đầu đổi mới của các nhà trường như đã nêu trên.
2. Những đặc điểm cần lưu ý trong việc thiết kế loại bài học kiến thức mới theo
MH THM
– Tài liệu hướng dẫn học (TLHDH) thiết kế bài học theo từng chủ đề học tập, thời
gian cần cho mỗi bài không nhất thiết là 45 phút mà tác giả dự kiến nhưng do GV
quyết định phụ thuộc vào đặc điểm của chủ đề học tập. Vận dụng lôgic quá trình
nhận thức khoa học, từng bài học đều theo quy trình chung, gồm 5 nhóm hoạt động :
Khởi động (xác định nhiệm vụ học tập) ; hình thành kiến thức ; luyện tập ; vận dụng
(ứng dụng) ; tìm tòi mở rộng. GV cần phải biết sử dụng các kỹ thuật dạy học tích
cực để hỗ trợ/ hướng dẫn HS thực hiện chuỗi hoạt động học tập theo sách. SGK
truyền thống cũng đã thiết kế nội dung bài học theo từng chủ đề/vấn đề, nhưng dù
các vấn đề có độ khó dễ, dài ngắn khác nhau vẫn được dành thời lượng tương ứng
với từng tiết học (35 phút ở tiểu học, 45 phút ở THCS) nên không thể áp dụng lôgic
hoạt động nhận thức khoa học cho tất cả các bài và cũng không thiết kế rõ các bước
hoạt động phù hợp.
– SGK truyền thống tập trung trình bày nội dung học tập, TLHDH hướng dẫn
hoạt động học để tìm tòi kiến thức, đặc biệt coi trọng hoạt động học cá nhân và học
tương tác giữa các học sinh và giữa học sinh với giáo viên. GV dựa theo TLHDH để
có thể hướng dẫn bổ sung, hỗ trợ học sinh tự học thông qua các hoạt động chủ yếu
sau đây : tạo tình huống học tập/ tình huống có vấn đề ; tổ chức và hướng dẫn hoạt
động học nhóm ; “chốt”/chính thức hoá kiến thức (do HS tự làm nhưng nếu gặp phải
vấn đề khó, đa số HS không tự tìm tòi được kiến thức thì GV phải hướng dẫn nhóm
hoặc cả lớp HS cùng hoạt động để suy nghĩ đúng hướng và giải quyết được vấn đề) ;
đánh giá/hướng dẫn hoạt động học dựa trên quan sát hành vi của học sinh ; hướng
dẫn ghi bài ; hướng dẫn trình bày/báo cáo kết quả học tập ; kiểm tra kết quả học tập
thường xuyên, kiểm tra đánh giá định kỳ,…
– Theo TLHDH, khi kết thúc hoạt động luyện tập tất cả học sinh phải đạt được
chuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu (mục tiêu) của bài học ; học sinh nào có năng
lực hơn thì trao đổi, hướng dẫn bạn. Nếu hầu hết HS trong lớp đã đạt được được
mục tiêu thì sẽ chuyển sang hoạt động tiếp theo ; một vài em chưa đạt thì sẽ được
GV hoặc bạn ngồi bên hướng dẫn bổ sung để đạt chuẩn (dù phải chậm hơn tiến độ
chung của lớp).
4
Hai hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng thường được giao cho HS thực hiện
ngoài giờ học trên lớp ; cần động viên để tất cả HS đều tích cực thực hiện nhưng
kết quả sẽ thể hiện sự phân hoá giữa các học sinh, tức là không yêu cầu tất cả HS
phải đạt được kết quả như nhau ; học sinh sẽ được giáo viên tạo điều kiện để trưng
bày hoặc báo cáo kết quả học tập ; đó cũng là hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh.
– Sử dụng TLHDH, giáo viên không phải soạn giáo án như truyền thống nhưng
cần phải có Sổ tay nhật ký giảng dạy (Sổ tay lên lớp) để ghi lại những dự định, khó
khăn, kinh nghiệm,… của hoạt động dạy học để chủ động và thường xuyên nâng cao
chất lượng trong hoạt động dạy học.
– TLHDH được dùng chủ yếu cho lớp học sinh cùng trình độ nhưng cũng có thể
sử dụng để dạy lớp ghép dựa trên hoạt động tự học của học sinh và hướng dẫn của
giáo viên.
– Tập thể học sinh biết tự quản và phụ huynh biết hỗ trợ con em học tập là điều
kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng sách.
– Dạy học theo TLHDH có thể áp dụng trong tất cả các lớp học thông thường hiện
nay nếu giáo viên có khả năng vận dụng linh hoạt các biện pháp trong quá trình dạy
học phù hợp với điều kiện cụ thể nhưng điều kiện tốt nhất để áp dụng bài học theo
TLHDH là giáo viên thành thạo các kỹ thuật dạy học ; phòng học đủ rộng để HS được
ngồi học theo nhóm (4 – 6 em), có góc học tập (nơi để các học liệu cho HS sử dụng
trong khi học trên lớp và cũng là nơi trưng bày các sản phẩm học tập của HS), có
góc thư viện/tủ sách lớp học để sách và các tư liệu tham khảo cho HS dùng trong
hoặc ngoài giờ học,…
3. Đặc điểm của từng nhóm hoạt động theo TLHDH
Thứ tự của 5 nhóm hoạt động là theo đúng lôgic hoạt động nghiên cứu khoa học
và cũng là lôgic chung của các phương pháp dạy học tích cực áp dụng cho bài học
kiến thức mới. Trong khi bảo đảm lôgic chung đó, tùy theo phương pháp dạy học cụ
thể và đặc điểm cụ thể của nội dung học tập mà có thể ưu tiên nhiều hơn cho những
hoạt động nhất định, hoặc có thể lồng ghép các nhóm hoạt động. Sau đây là trình
bày riêng đặc điểm của từng nhóm hoạt động.
a) Hoạt động khởi động (xác định nhiệm vụ học tập)
– Mục đích : Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạo
mối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần/sẽ lĩnh hội trong bài học
mới ; giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân,
kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới ; rèn luyện cho học sinh năng
5
lực cảm nhận, hình thành những biểu tượng ban đầu về các khái niệm, sự hiểu biết,
khả năng biểu đạt, đề xuất chiến lược, năng lực tư duy ; xác định nhiệm vụ học bài
học mới ; đồng thời giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào về
những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.
– Nội dung, phương thức hoạt động : Thông qua các câu hỏi/tình huống có vấn
đề để học sinh huy động kiến thức, kĩ năng có liên quan, suy nghĩ, trả lời các câu
hỏi gợi mở hoặc đưa ra ý kiến nhận xét về những vấn đề có liên quan đến nội dung
kiến thức sẽ học trong chủ đề bài học (băn khoăn, dự đoán tình huống sẽ xảy ra, dự
đoán câu trả lời,…).
TLHDH, giáo viên hướng dẫn tiến trình hoạt động của học sinh. Các hoạt động cá
nhân, hoạt động nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp học sinh huy động
được kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp
tác, tinh thần học tập lẫn nhau. Việc trao đổi với giáo viên có thể thực hiện trong quá
trình hoặc sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.
– Sản phẩm : Các câu hỏi nhận thức, dự đoán, giả sử/giả thuyết liên quan đến chủ
đề bài học mới, dự kiến kế hoạch học tập tiếp theo của học sinh. (Các sản phẩm này
chỉ được hình thành thông qua hoạt động học tập trên lớp của học sinh theo hướng
dẫn của TLHDH, giáo viên).
b) Hoạt động hình thành kiến thức
– Mục đích : HS khám phá (hình thành) kiến thức, phát triển kĩ năng mới. Thông
qua tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề/ bài học ; thông qua các hoạt động học
tập, học sinh thay đổi những quan niệm sai, bổ sung những quan niệm chưa đầy đủ,
phát hiện được kiến thức, kĩ năng mới theo yêu cầu được đề cập đến trong bài học.
– Nội dung, phương thức thực hiện : Học sinh đọc TLHDH, làm việc với tư liệu
giáo dục, sử dụng học liệu (vật thật, mô hình, tài liệu,…) ; tự nghiên cứu, trải nghiệm,
khám phá, hình thành kiến thức của riêng mình ; chia sẻ, trao đổi với bạn ngồi cạnh,
bạn trong nhóm, giáo viên những lập luận khoa học ; tìm tòi, phát hiện các đặc điểm,
dấu hiệu của đối tượng cần chiếm lĩnh (công thức toán, giá trị bài văn, đặc điểm của
các sự vật, hiện tượng,…) ; hình thành kiến thức, kĩ năng cần lĩnh hội trong chủ đề.
Học sinh có thể phải trả lời trực tiếp về nội dung kiến thức trong chủ đề hoặc phải lập
luận, giải thích về những khái niệm khoa học trong chủ đề.
Giáo viên quan sát hoạt động của học sinh (nhất là những học sinh có hạn chế
trong học tập, học sinh giỏi) để hỗ trợ, hướng dẫn hoạt động cá nhân, khuyến khích
các hoạt động tương tác giữa các học sinh hoặc theo nhóm học sinh, giúp các em
ý thức được từng nhiệm vụ, từng bước giải quyết nhiệm vụ học tập ; chốt lại những
6
kiến thức, kĩ năng cơ bản, cốt lõi ; khuyến khích học sinh tìm tòi, sáng tạo ; phát triển
khả năng giao tiếp, hợp tác, trình bày,… Kết thúc hoạt động nhóm, học sinh được
trình bày kết quả với bạn, với giáo viên.
– Sản phẩm : Học sinh ghi được công thức, khái niệm, nhận xét, bài giải,… cần
lĩnh hội trên vở ghi. Những sản phẩm này do học sinh tự học để ghi, sau đó thông
qua các hoạt động tương tác với bạn, với giáo viên để hoàn thiện (sửa, bổ sung,…) ;
học sinh có thêm kỹ năng mới.
c) Hoạt động luyện tập
– Mục đích : Chính xác hoá kiến thức. Thông qua thực hành vận dụng trực tiếp
những kiến thức vừa học được ở phần trên vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể
(câu hỏi, bài tập, thực hành, thí nghiệm), học sinh hoàn thiện hiểu biết, củng cố, kiểm
nghiệm các kiến thức đã lĩnh hội, đặt kiến thức, kĩ năng mới lĩnh hội vào hệ thống
kiến thức, kĩ năng trước đó của bản thân ; giáo viên biết được mức độ hiểu biết/lĩnh
hội kiến thức của học sinh.
– Nội dung, phương thức hoạt động : Học sinh phải vận dụng những hiểu biết đã
học vào giải quyết các bài tập/tình huống cụ thể và tương tự các bài tập/tình huống
đã học nhưng có thay đổi các dữ liệu ban đầu.
Học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm để hoàn
thành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành,… Đầu tiên, nên cho học sinh hoạt động cá
nhân để các em hiểu và biết được mình hiểu kiến thức như thế nào, có đóng góp gì
vào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp. Sau đó cho học sinh
hoạt động nhóm để trao đổi, chia sẻ kết quả mình làm được, thông qua đó học sinh
có thể học tập lẫn nhau, tự sửa hoặc sửa lỗi cho nhau. Kết thúc hoạt động này học
sinh sẽ trao đổi với giáo viên để được giáo viên hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa, hoàn
thiện sản phẩm học tập.
– Sản phẩm : Lời giải và kết quả giải các bài tập/tình huống cụ thể được ghi lại
trong vở của từng học sinh, được sữa chữa, bổ sung (nếu cần).
d) Hoạt động ứng dụng (vận dụng)
– Mục đích : Củng cố kiến thức, kĩ năng, tăng cường ý thức và năng lực thường
xuyên vận dụng những điều đã học được để giải quyết các vấn đề trong học tập và
trong cuộc sống ; “hợp thức hoá” kiến thức vừa hình thành vào hệ thống tri thức, kỹ
năng của bản thân thông qua giải quyết các tình huống phong phú ; góp phần hình
thành năng lực học tập và hoạt động thực tiễn ; giúp giáo viên đánh giá được mức độ
nắm vững kiến thức của học sinh.
7
(Ghi chú : Nếu “kiến thức là những điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà có được”
và “tri thức là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội”
thì trong hoạt động luyện tập học sinh có thể chỉ cần vận dụng kiến thức mới được
lĩnh hội, nhưng trong hoạt động ứng dụng bắt buộc học sinh phải vận dụng tri thức,
định hướng vào những kiến thức mới được lĩnh hội).
– Nội dung, phương thức thực hiện : Học sinh vận dụng tri thức của bản thân, bao
gồm : những kiến thức, kĩ năng (vừa được lĩnh hội), kinh nghiệm của bản thân trong
nhiều tình huống khác nhau và tương tự. Tri thức này liên quan với các tình huống
vừa học, cần thiết để làm các bài tập lý thuyết, bài tập thực hành, giải các bài tập/tình
huống mô phỏng thực tế cuộc sống trong và ngoài nhà trường hoặc nêu phương án
giải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.
TLHDH nêu yêu cầu, giáo viên hướng dẫn để học sinh ý thức được nhiệm vụ đặt
ra, sau đó học sinh suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề, từng bước hoàn thành việc giải
bài tập ; trong quá trình đó có thể trao đổi với bạn bên cạnh, bạn trong nhóm ; cuối
cùng, học sinh trong từng nhóm trao đổi để thống nhất một cách hoặc nhiều cách giải
khác nhau nhưng cùng đạt kết quả. Giáo viên theo dõi cá nhân và từng nhóm học
sinh, gợi ý, điều chỉnh, hướng dẫn học sinh hoạt động (nếu cần).
– Sản phẩm : Sản phẩm thực hành, câu trả lời, lời giải và kết quả giải các bài tập/
tình huống được ghi trong vở, được sửa chữa, bổ sung (nếu cần) của học sinh.
e) Hoạt động tìm tòi mở rộng
– Mục đích : Tăng cường ý thức tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức, năng lực nghiên
cứu, sáng tạo trong ứng dụng kiến thức ; thấy rõ giá trị của kiến thức đối với cuộc
sống của bản thân và cộng đồng ; hứng thú với các hoạt động tìm hiểu tự nhiên và
xã hội, hình thành ý thức không bao giờ được hài lòng vì ngoài những kiến thức học
được trong nhà trường, còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học.
– Nội dung và phương thức hoạt động : Học sinh tìm hiểu thông qua các nguồn tài
liệu ngoài lớp học (sách/tài liệu tham khảo bằng bản in hoặc internet, trao đổi với bạn
bè, người thân, các bản báo cáo, thuyết trình,…) để mở rộng hiểu biết ; hoạt động
trải nghiệm hoặc làm bài tập nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, hợp tác với các bạn
trong nhóm, trong lớp, giáo viên, gia đình và những người khác trong cộng đồng để
giải quyết vấn đề, ứng dụng các kiến thức đã học. Học sinh có thể tự đưa ra những
tình huống, bài tập và giải quyết theo cách riêng của mình hoặc trao đổi trong cặp
đôi, trong nhóm, thống nhất cách làm chung, tìm giải pháp, kết quả chung ; báo cáo
kết quả trước lớp hoặc giáo viên.
8
TLHDH, giáo viên nêu các vấn đề và gợi ý, hướng dẫn về các nhiệm vụ cần phải
giải quyết và yêu cầu học sinh phải tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau ở
thư viện, ở nhà hay cộng đồng.
– Sản phẩm : Các tư liệu, sản phẩm được học sinh sưu tầm, trích dẫn ; bản báo cáo,
sản phẩm nghiên cứu của học sinh,… được trưng bày, báo cáo, thuyết trình.
4. Những đổi mới cần quan tâm khi dạy học theo MH THM
a) Thay đổi vai trò của GV, HS
– TLHDH của THM hướng dẫn hoạt động tự học (học cá nhân và học tương tác)
để tìm tòi kiến thức. Vai trò của GV chuyển từ truyền thụ (giảng bài) sang căn cứ TLHDH
để hướng dẫn bổ sung, hỗ trợ HS hoạt động học. Nếu dùng SGK truyền thống (hầu
như không có hướng dẫn hoạt động học) thì GV phải đảm nhận toàn bộ việc hướng
dẫn hoạt động học dựa theo nội dung của SGK đã được tái cấu trúc, bao gồm : học
cá nhân, học tương tác (trao đổi với bạn, học theo nhóm, trao đổi với GV,…).
– Vai trò của HS chuyển từ tiếp thu kiến thức sang chủ động hoạt động học cá
nhân, học tương tác theo hướng dẫn SGK và của GV để tìm tòi, khám phá, lĩnh hội
kiến thức.
b) Hình thức hoạt động dạy học
– HS học cá nhân (đọc, quan sát, thí nghiệm,… ghi vở), trao đổi với bạn, với thầy
để hoàn thiện nội dung ghi chép theo cách riêng của bản thân (chính thức hoá kiến
thức). Với mỗi hoạt động học (trong 5 nhóm hoạt động học đã nêu) sẽ hình thành
được một sản phẩm học và nói chung HS phải trải qua 4 hành động sau : (1) HS
nhận biết vấn đề cần giải quyết (yêu cầu, câu hỏi do SGK hoặc GV đặt ra), tiếp nhận
nhiệm vụ học tập ; (2) HS học cá nhân (suy nghĩ, quan sát, thí nghiệm,…) để giải
quyết vấn đề, ghi kết quả vào vở theo cách riêng của cá nhân ; (3) HS trao đổi kết
quả với nhau hoặc với GV ; (4) HS hoàn thiện sản phẩm học.
GV đánh giá HS chủ yếu thông qua việc quan sát hành vi và vở ghi để đưa ra
những lời nhận xét, khuyến khích hoặc hướng dẫn bổ sung (nếu cần). Nếu hầu hết
HS không thể “đi đến” được kiến thức cần lĩnh hội thì GV phải hướng dẫn hoạt động
theo nhóm hoặc theo lớp để “chốt”/chính thức hoá kiến thức.
c) Thay đổi cách ghi vở
Chuyển từ cách thức truyền thống là chỉ ghi lại các nội dung được GV chính thức
hoá/ “chốt” lại sang ghi diễn biến từng bước kết quả hoạt động tư duy qua học cá
nhân và học tương tác, sửa chữa, bổ sung để từ chưa đúng thành đúng, từ chưa
hoàn thiện đến hoàn thiện. Do đó không thể có “vở sạch, chữ đẹp” như trước đây.
9
Với hoạt động dạy học được diễn ra như vậy, học sinh sẽ chủ động, tích cực hoạt
động trong mối tương tác với bạn, với thầy, quen với quy trình bài học ổn định dựa
theo phương pháp nghiên cứu khoa học, qua đó hình thành phương pháp tự học.
Nhưng để giúp học sinh hình thành năng lực tự học thì giáo viên cũng cần quan tâm
hướng dẫn các em biết tự rút kinh nghiệm, rèn luyện một số kỹ năng chủ yếu khác
như : xác định mục tiêu học tập cá nhân, lập kế hoạch thực hiện và tự đánh giá, điều
chỉnh việc học của cá nhân sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
5. Xây dựng các bài học kiến thức mới theo MH THM dựa trên SGK hiện hành
Vận dụng tinh thần Công văn số 791/HD–BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 của
Bộ GDĐT về thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông ; phát
huy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các nhà trường ;
khắc phục những nhược điểm của chương trình và SGK hiện hành trên cơ sở đảm
bảo mục tiêu dạy học, tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các môn
học và các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học và hoạt động giáo dục
khác. Cần lưu ý các hoạt động sau :
a) Thiết kế các bài học mới, mỗi bài học thiết kế theo lôgic 5 nhóm hoạt động
trong TLHDH của MH THM
– Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của các môn học trong chương trình hiện
hành theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới, mỗi bài
học mới sẽ giải quyết trọn vẹn nội dung của một chủ đề tương đối hoàn chỉnh ; có thể
chuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục và bổ sung
các hoạt động giáo dục khác vào TLHDH ; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phối
chương trình mới của các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng học
sinh và điều kiện thực tế nhà trường.
– Xây dựng các chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học chưa được xây
dựng trong chương trình các môn học hiện hành, gồm 2 loại chính sau :
+ Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quan
chặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các môn học của chương trình hiện
hành, có thể là chủ đề liên môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc lĩnh vực khoa
học xã hội và nhân văn. Xét nội dung của chủ đề liên môn, điều kiện về giáo viên,…
mỗi chủ đề liên môn được đưa bổ sung vào kế hoạch dạy học của một môn học nào
đó, do nhà trường quyết định.
+ Chủ đề liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địa
phương, đất nước, ví dụ : Học tập theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, bảo vệ và sử
10
dụng hiệu quả các nguồn nước, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, bảo vệ và
phát triển bền vững môi trường sống, giới và bình đẳng giới, an toàn giao thông, sử
dụng năng lượng hiệu quả,… Các chủ đề liên môn này được bổ sung vào kế hoạch
dạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.
– Cách thức tiến hành : Nhà trường tổ chức cho các tổ/nhóm chuyên môn triển
khai thực hiện các nội dung trên ; hoàn thiện và ban hành chính thức văn bản kế
hoạch giáo dục làm cơ sở để tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường,
đồng thời xác định các biện pháp cần thiết để thực hiện kế hoạch. Hoạt động này
có thể thực hiện với toàn bộ các môn học hoặc từng môn học, toàn bộ chương
trình giáo dục hoặc chỉ một số nội dung của chương trình ; có thể lồng ghép các
môn vật lý, hoá học và sinh học thành môn khoa học tự nhiên ; hai môn lịch sử và
môn địa lý thành một môn lịch sử và địa lý theo tinh thần của chương trình giáo
dục phổ thông mới.
b) Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo định hướng
phát triển năng lực học sinh
– Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục tích
cực : Coi trọng dạy học trên lớp, đồng thời coi trọng tổ chức các hoạt động xã hội.
Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong
hay ngoài phòng học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học
tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở
ngoài nhà trường.
– Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục nhà trường, nên thành lập các
câu lạc bộ với các kế hoạch, nội dung học tập khác nhau, phù hợp với sở thích riêng
của các nhóm học sinh (như câu lạc bộ mỹ thuật, câu lạc bộ robotic, câu lạc bộ xanh,
câu lạc bộ sáo trúc,…) rất có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng năng khiếu và hướng
nghiệp học sinh, đồng thời là cơ hội để thu hút sự tham gia hỗ trợ (về chuyên môn,
kinh phí,…) từ bên ngoài, trước hết là từ các phụ huynh có điều kiện.
– Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục : Kiểm tra, đánh giá không chỉ tập
trung vào việc xem học sinh học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm tra xem học sinh
học như thế nào, có biết vận dụng kiến thức không ; kết hợp đánh giá trong quá trình
giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học.
c) Đổi mới quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả phát
triển chương trình giáo dục nhà trường
– Chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí (ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học, giảm thiểu các loại hồ
11
sơ sổ sách của giáo viên, giảm hội họp hành chính,…), khuyến khích, tạo động lực
cho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện kế hoạch, đề xuất điều
chỉnh, báo cáo kết quả và kinh nghiệm các hoạt động thí điểm. Các hoạt động chỉ
đạo, thanh tra, kiểm tra của cấp trên đều phải tôn trọng kế hoạch giáo dục của nhà
trường. Nhằm động viên tính chủ động, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo của giáo viên
trong giai đoạn bước đầu, các cấp quản lí chưa nên xếp loại giờ dạy nếu giáo viên
không có nguyện vọng được xếp loại.
– Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn thông qua
hoạt động nghiên cứu bài học (Bộ đã có hướng dẫn, tập huấn). Tăng cường các
hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, phân
phối chương trình các môn học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cách
thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng
lực học sinh. Ghi hình các tiết dạy và các cuộc họp, thảo luận, rút kinh nghiệm để làm
tư liệu chia sẻ cho đông đảo giáo viên trong và ngoài nhà trường tham khảo.
B. CÁC BÀI HỌC MINH HỌA
12
PHẦN THỨ NHẤT
13
Phần 1. HOÁ HỌC
Chủ đề 1
KIM LOẠI
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
14
Bài 1. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI
DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI
I – LÍ DO CHỌN BÀI HỌC
Các nội dung : Tính chất vật lí, tính chất hoá học, dãy hoạt động hoá học của kim
loại có liên quan mật thiết với nhau trong phần hoá học kim loại. Tuy nhiên, SGK
hiện hành đang bố trí thành các bài riêng biệt (mỗi bài 1 tiết), gây khó khăn cho việc
tổ chức các hoạt động học tích cực cho họa sinh (HS), cũng như việc vận dụng, liên
hệ kiến thức giữa các phần và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Việc xây
dựng các nội dung kiến thức trên thành một bài học vừa đảm bảo tính logic, vừa tạo
điều kiện cho vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của HS
cũng như việc liên hệ, vận dụng kiến thức trong thực tiễn cuộc sống.
II – MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức, kĩ năng : Xem sách HDH.
b) Thái độ
– Tạo hứng thú, say mê trong học tập cho HS.
– Có ý thức bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh
– Năng lực tự học.
– Năng lực hợp tác.
– Năng lực tính toán hoá học.
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễn
cuộc sống.
III – HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hướng dẫn chung
Do HS đã được học một số kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hoá học của
kim loại (khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện ở phần Vật lí trong KHTN 7, 8), tác dụng với
15
H2O (Na, K, Ca,…), với phi kim, với dung dịch axit, dung dịch muối (trong các bài
Hiđro–Nước ; Phi kim ; Axit ; Muối của chương trình KHTN 8), vì vậy ở hoạt động
(HĐ) khởi động giáo viên (GV) cần khai thác các kiến thức này của HS. Tuy nhiên,
các tính chất của kim loại mà HS đã được học chưa hệ thống và chưa đầy đủ. Vì vậy,
ở HĐ hình thành kiến thức GV cần tổ chức cho HS nghiên cứu một cách hệ thống,
đầy đủ về tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại, thông qua việc đọc tài
liệu, làm thí nghiệm,…
Phần hình thành kiến thức về dãy hoạt động hoá học của kim loại cũng được
xây dựng dựa trên việc nghiên cứu các thí nghiệm, đọc tài liệu và khả năng suy
luận của HS, thông qua các câu hỏi gợi mở ở mỗi thí nghiệm và câu hỏi tổng hợp
sau các thí nghiệm.
Ở hoạt động luyện tập, các câu hỏi/bài tập đưa ra nhằm mục đích giúp HS củng
cố, khắc sâu các kiến thức, kĩ năng về tính chất vật lí, tính chất hoá học, dãy hoạt
động hoá học của kim loại, rèn kĩ năng giải các bài tập liên quan đến tính chất
hoá học của kim loại, đồng thời tăng cường liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn
cuộc sống.
Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng, tài liệu hướng dẫn học đưa ra các câu
hỏi/bài tập gắn với thực tiễn cuộc sống, theo nguyên lí học đi đôi với hành, đồng thời
đưa ra các câu hỏi mở nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS.
2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt động
Mục đích : Huy động các kinh nghiệm, kiến thức HS đã được học về tính chất vật
lí của kim loại (khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện), tính chất hoá học của kim loại : tác dụng
với H2O (Na, K, Ca,…), với phi kim, với dung dịch axit, dung dịch muối để chuẩn bị
cho việc học kiến thức mới ở HĐ hình thành kiến thức, đồng thời tạo tình huống học
tập để HS chuyển sang HĐ hình thành kiến thức.
Nội dung HĐ :
Nghiên cứu về tính chất vật lí, tính chất hoá học của kim loại, đề xuất phương án
thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất đó.
Phương thức tổ chức HĐ :
GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để dự đoán các tính chất vật lí và hoá học của kim
loại (trên cơ sở các kinh nghiệm và các kiến thức đã được học của HS) và đề xuất
phương án thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất đó.
16
Vì là HĐ khởi động nên GV không chốt kiến thức mà cho các nhóm sử dụng bảng
phụ để nêu ý kiến của nhóm. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian cũng như dụng cụ,
hoá chất còn hạn chế, nên GV cho HS lựa chọn một số thí nghiệm (trên cơ sở các
dụng cụ, hoá chất hiện có) để tiến hành các thí nghiệm ở HĐ hình thành kiến thức.
Sản phẩm HĐ :
Vở ghi của cá nhân HS và báo cáo của nhóm về kết quả dự đoán các tính chất
vật lí, tính chất hoá học của kim loại, phương án thí nghiệm để kiểm chứng các tính
chất đó.
Gợi ý tổ chức HĐ :
Trước hết GV cho HS HĐ cá nhân, ghi ý kiến của cá nhân về việc dự đoán các
tính chất vật lí, tính chất hoá học của kim loại, phương án thí nghiệm để kiểm chứng
các tính chất đó. Sau đó GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến
chung của nhóm, ghi vào bảng phụ và báo cáo trước lớp. Dựa trên báo cáo (ý kiến)
của các nhóm và các dụng cụ, hoá chất hiện có, GV hướng dẫn HS lựa chọn các thí
nghiệm để tiến hành trong HĐ hình thành kiến thức.
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS :
Ở nội dung này có thể có một số HS gặp khó khăn khi dự đoán tính chất vật lí của
kim loại, GV cần chú ý quan sát để kịp thời phát hiện khó khăn. GV có thể gợi ý HS
như nhớ lại các kiến thức đã học về chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện trong
kim loại (KHTN 7) ; sự dẫn nhiệt (KHTN 8),…
Cũng có thể HS gặp khó khăn khi dự đoán tính chất hoá học của kim loại, khi đó
GV có thể gợi ý HS nhớ lại các kiến thức liên quan đến tính chất hoá học của kim
loại đã học trong các bài : Nước, Phi kim, Axit, Muối.
HS có thể đưa ra nhiều phương án thí nghiệm, GV cần khéo léo cùng HS lựa
chọn các thí nghiệm phù hợp với dụng cụ, hoá chất hiện có cũng như thời gian của
buổi học.
Riêng thí nghiệm về tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt của kim loại do đã được
nghiên cứu ở phần Vật lí, nên không thực hiện ở trên lớp, GV có thể hướng dẫn HS
về nhà tự làm như dùng dây dẫn kim loại, bóng đèn pin, pin để kiểm tra tính dẫn điện
của kim loại ; đốt nóng một đầu thanh kim loại, hoặc chạm nhẹ tay vào vung nồi bằng
kim loại khi đun nấu để kiểm tra tính dẫn nhiệt của kim loại,…
Phương án kiểm tra, đánh giá HĐ của HS :
GV đánh giá HĐ của HS thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báo
cáo, góp ý của các nhóm.
17
Mục đích : Qua HĐ, HS rút ra được các tính chất vật lí, tính chất hoá học của kim
loại, so sánh mức độ hoạt động hoá học của các kim loại, từ đó xây dựng dãy hoạt
động hoá học của kim loại và nêu được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Nội dung HĐ :
– Nghiên cứu về tính chất vật lí, tính chất hoá học của kim loại.
– Xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại ; nêu được ý nghĩa dãy hoạt động
hoá học của kim loại.
Phương thức tổ chức HĐ :
GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để làm các thí nghiệm, nêu hiện tượng thí nghiệm,
giải thích, viết PTHH xảy ra trong thí nghiệm và HĐ cá nhân (đọc, nghiên cứu tài
liệu), đồng thời thông qua báo cáo của các nhóm, trao đổi, thảo luận chung cả lớp
để rút ra được các tính chất vật lí, hoá học của kim loại, xây dựng dãy hoạt động
hoá học của kim loại và nêu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Sản phẩm HĐ :
– Nêu được các tính chất vật lí (tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim của kim
loại) và tính chất hoá học của kim loại (tác dụng với phi kim, với dung dịch axit và
với dung dịch muối).
– Xây dựng được dãy hoạt động hoá học của kim loại và nêu được ý nghĩa của
dãy hoạt động hoá học của kim loại.
Phương án kiểm tra, đánh giá HĐ của HS :
GV đánh giá HĐ của HS thông qua quan sát, quá trình làm thí nghiệm, vở ghi
chép của HS và báo cáo, góp ý của HS và các nhóm.
Gợi ý tổ chức HĐ :
HĐ 1 : Nghiên cứu tính chất vật lí của kim loại
– GV tổ chức cho HS HĐ nhóm, mỗi nhóm nên từ 4 – 5 HS để làm các thí nghiệm
nghiên cứu tính dẻo và ánh kim của kim loại, ghi kết quả thí nghiệm theo bảng như
sách HDH :
18
TT
1
2
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Nghiên cứu tính
dẻo của kim loại
– Dùng búa đập một đoạn
dây nhôm/đồng.
– Dây nhôm/đồng không bị vỡ
vụn mà chỉ bị dát mỏng hơn.
– Dùng tay uốn cong một
đoạn dây đồng/sắt mảnh.
– Dây đồng/sắt không bị gãy
mà chỉ bị cong.
Dùng giấy giáp đánh sạch
một phần lá nhôm/đồng.
Quan sát chỗ kim loại đã được
đánh sạch bằng giấy giáp.
– Phần lá nhôm/đồng được
đánh sạch bằng giấy giáp có
vẻ sáng lấp lánh.
Nghiên cứu ánh
kim của kim loại
Sau đó GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, rút ra tính chất vật lí của
kim loại (tính dẻo, ánh kim), các nhóm khác góp ý, bổ sung.
– Tiếp theo GV cho HS HĐ cá nhân : Đọc sách HDH, sau đó cho HĐ cặp đôi, cuối
cùng GV tổ chức HĐ chung cả lớp bằng cách chọn một số cặp báo cáo (lưu ý chọn
các cặp có kết quả khác nhau báo cáo để khi thảo luận chung cả lớp được phong
phú, đa dạng), các HS khác góp ý, bổ sung để tiếp tục rút ra các tính chất vật lí khác
của kim loại và hoàn thiện câu trả lời trong sách HDH :
1. Các tính chất vật lí của kim loại : Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
2. Ứng dụng của một số kim loại dựa vào tính chất vật lí :
Đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện do chúng dẫn điện tốt ;
Nhôm được dùng để làm các dụng cụ nấu ăn do dẫn nhiệt tốt, dùng làm khung
cửa do có vẻ sáng đẹp, nhẹ, bền,…
Vàng, bạc được dùng làm đồ trang sức do có vẻ sáng đẹp,…
Cuối cùng GV cho HS tự đọc kết luận về tính chất vật lí của KL trong sách HDH.
HĐ 2 : Nghiên cứu tính chất hoá học của kim loại
– GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để làm các thí nghiệm nghiên cứu phản ứng của
kim loại với phi kim, với dung dịch axit và với dung dịch muối, ghi kết quả thí nghiệm
theo bảng như sách HDH :
19
TT
I
Tên thí
nghiệm
Phản
ứng
của
kim
loại
với
phi
kim
1.
Phản
ứng
của
kim
loại
với
oxi
Hiện tượng
Lấy một sợi dây phanh
xe đạp/xe máy đã cuộn
một đầu thành hình lò so,
bên trong có chứa một
mẩu diêm/mẩu gỗ nhỏ
đem đốt trên ngọn lửa
đèn cồn. Khi thấy chỉ còn
tàn đỏ, đưa nhanh vào lọ
có chứa oxi (Hình 1.1).
Sắt cháy sáng
chói trong khí
oxi, thành lọ
xuất hiện các
hạt màu nâu,
đầu dây sắt
xuất hiện cục
kim loại nhỏ
hình cầu.
– Khi đốt nóng,
sắt tác dụng với
oxi tạo thành các
hạt oxit sắt từ
màu nâu :
Hình 1.1. Đốt sắt trong
bình chứa oxi (có lớp
nước ở đáy lọ)
II
20
Giải thích, viết
PTHH xảy ra
Cách tiến hành
3Fe + 2O2
Fe3O4
– Phản ứng toả
nhiều nhiệt làm
các hạt oxit sắt
từ bị đốt nóng và
phát sáng, đồng
thời làm nóng
chảy sắt, do sức
căng bề mặt nên
sắt thu lại thành
hình cầu.
2.
Phản
ứng
của
kim
loại
với
phi
kim
khác
Lấy một mẩu natri nhỏ
(bằng hạt đậu xanh),
dùng giấy lọc thấm hết
lớp dầu phía ngoài. Để
mẩu natri vào muỗng sắt,
nung nóng trên ngọn lửa
đèn cồn cho đến khi natri
nóng chảy hoàn toàn rồi
đưa vào bình chứa khí
clo (dưới đáy bình có
chứa một lớp cát).
Natri nóng
chảy cháy
trong khí clo
tạo thành khói
trắng, màu
vàng của khí
clo bị nhạt đi.
Khói trắng là do
các hạt nhỏ tinh
thể NaCl tạo ra
khi Na tác dụng
với Cl2 :
Phản ứng
của kim loại
với dung
dịch axit
Cho một mảnh Zn/Al,…
vào ống nghiệm chứa
khoảng 2 ml dung dịch
HCl/H2SO4 loãng,…
Xung quanh
mảnh Zn/Al có
bọt khí không
màu thoát ra;
mảnh Zn/Al
tan dần, dung
dịch thu được
không màu.
Zn/Al tác dụng
với dung dịch
axit tạo thành
muối tương ứng
và giải phóng khí
hiđro :
2Na + Cl2
2NaCl
Zn + 2HCl
ZnCl2 + H2↑
III
Phản ứng
của kim loại
với dung
dịch muối
– Cho một mảnh đồng
vào dung dịch bạc nitrat.
– Cho một lá/dây kẽm
vào dung dịch đồng (II)
sunfat.
– Có một lớp
kim loại màu
trắng sáng bám
trêm lá đồng,
dung dịch dần
chuyển sang
màu xanh lam.
– Có một lớp
kim loại màu
đỏ bám trên
lá kẽm, màu
xanh của dung
dịch nhạt dần.
– Cu tác dụng với
dd AgNO3 tạo ra
kim loại Ag màu
xám bám trên lá
đồng và dd sau
phản ứng có muối
CuSO4 nên có
màu xanh lam :
Cu + 2AgNO3
Cu(NO3)2 +2Ag
– Zn tác dụng
với dd CuSO4
tạo ra kim loại
Cu màu đỏ bám
trên lá kẽm, nồng
độ CuSO4 trong
dung dịch giảm
dần, nên màu
xanh của dung
dịch nhạt dần :
Zn + CuSO4 →
ZnSO4 + Cu
Sau đó GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, giải thích và viết PTHH của
các phản ứng xảy ra, các nhóm khác góp ý, bổ sung.
– Tiếp theo GV cho HS HĐ cá nhân : Đọc sách HDH, sau đó cho HĐ cặp đôi, cuối
cùng GV tổ chức HĐ chung cả lớp bằng cách chọn một số cặp báo cáo, các HS khác
góp ý, bổ sung để rút ra các tính chất hoá học của kim loại và hoàn thiện câu trả lời
trong sách HDH :
Tính chất hoá học của kim loại :
+ Tác dụng với phi kim :
Với oxi, tạo thành oxit kim loại (trừ Ag, Au, Pt,…)
to
Ví dụ : 2Cu + O2
2CuO
Với phi kim khác, tạo thành muối.
Ví dụ : Fe + S
to
FeS
+ Tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,…) tạo thành muối và giải
phóng hiđro :
21
Ví dụ : Zn + H2SO4 (loãng)
ZnSO4 + H2↑
+ Tác dụng với dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới (trừ Na, K, Ca,…).
Ví dụ : Zn + CuSO4
ZnSO4 + Cu
Cuối cùng GV cho HS tự đọc kết luận trong sách HDH về tính chất hoá học của KL.
HĐ 3 : Xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại, ý nghĩa dãy hoạt động
hoá học của kim loại
– GV tổ chức cho HS HĐ nhóm, làm các thí nghiệm để so sánh mức độ hoạt động
hoá học của các kim loại, từ đó hình thành dãy hoạt động hoá học của kim loại. Kết
quả thí nghiệm được ghi theo bảng như sách HDH :
Cách tiến hành
Hiện tượng
1
Lấy 2 ống nghiệm, cho
vào ống nghiệm (1)
khoảng 2 ml dung dịch
CuSO4, ống nghiệm (2)
khoảng 2 ml dung dịch
ZnSO4. Sau đó cho mẩu
dây kẽm/lá kẽm vào ống
nghiệm (1), cho mẩu dây
đồng/lá đồng vào ống
nghiệm (2).
Ống nghiệm (1) có
chất rắn màu đỏ
bám ngoài dây/lá
kẽm, màu xanh của
dd nhạt dần. Ở ống
nghiệm (2) không có
hiện tượng gì xảy ra.
Ở ống nghiệm (1) đã xảy ra
PƯHH, Zn đẩy Cu ra khỏi dd
CuSO4 :
Lấy 2 ống nghiệm, cho
vào ống nghiệm (1)
khoảng 2 ml dung dịch
AgNO3, ống nghiệm (2)
khoảng 2 ml dung dịch
CuSO4. Sau đó cho mẩu
dây đồng/lá đồng vào ống
nghiệm (1), cho mẩu dây
bạc vào ống nghiệm (2).
Ống nghiệm (1) có
chất rắn màu trắng
sáng bám ngoài
dây/lá đồng, dd dần
chuyển sang màu
xanh. Ở ống nghiệm
(2) không có hiện
tượng gì xảy ra.
Ở ống nghiệm (1) đã xảy ra
PƯHH, Cu đẩy Ag ra khỏi dd
AgNO3 :
2
22
Giải thích, viết PTHH xảy
ra (nếu có)
TT
Zn + CuSO4
ZnSO4 + Cu
Ở ống nghiệm (2), đồng
không đẩy được Zn ra khỏi
dd ZnSO4.
Cu + 2AgNO3
Cu(NO3)2 + 2Ag
Ở ống nghiệm (2), Ag không
đẩy được Cu ra khỏi dd
CuSO4.
3
4
Lấy 2 ống nghiệm, mỗi
ống nghiệm chứa khoảng
2 ml dung dịch HCl. Cho
vào ống nghiệm (1) một
mẩu dây kẽm/lá kẽm, ống
nghiệm (2) một mẩu dây
đồng/lá đồng.
Ống nghiệm (1) có
bọt khí không màu
thoát ra ở xung
quanh dây/lá kẽm, lá
kẽm tan dần, dung
dịch thu được không
màu. Ở ống nghiệm
(2) không có hiện
tượng gì xảy ra.
Zn đẩy được hiđro ra khỏi
dd axit :
Lấy 2 cốc thuỷ tinh (loại
100 ml), cho vào mỗi
cốc khoảng 50ml nước
cất, nhỏ thêm vài giọt
phenolphtalein vào mỗi
cốc. Cho mẩu natri vào
cốc (1), cho mẩu kẽm/
viên kẽm vào cốc (2).
Cốc (1) : Mẩu Na
nóng chảy thành giọt
tròn chạy trên mặt
nước và tan dần, có
khí không màu thoát
ra, dd chuyển sang
màu hồng.
Cốc (1) : Na phản ứng với
H2O ở nhiệt độ thường
tạo ra dd bazơ làm hồng
phenolphtalein, phản ứng
toả nhiệt làm Na nóng chảy,
do sức căng bề mặt tạo
thành giọt tròn.
Cốc (2) : Không có
hiện tượng gì xảy ra.
Cốc (2) : Zn không phản ứng
với H2O ở nhiệt độ thường.
Zn + 2HCl
ZnCl2 + H2
Cu không đẩy được hiđro ra
khỏi dd axit.
– Sau thí nghiệm, các nhóm trao đổi và trả lời các câu hỏi trong sách HDH :
+ Từ thí nghiệm 1 suy ra Zn hoạt động hoá học của mạnh hơn Cu, vì Zn đẩy được
Cu ra khỏi dd muối đồng, còn Cu không đẩy được Zn ra khỏi dd muối kẽm.
Ta sắp xếp kẽm đứng trước đồng : Zn, Cu.
+ Từ thí nghiệm 2 suy ra Cu hoạt động hoá học của mạnh hơn Ag, vì Cu đẩy được
Ag ra khỏi dd muối bạc, còn Ag không đẩy được Cu ra khỏi dd muối đồng.
Ta sắp xếp đồng đứng trước bạc : Cu, Ag.
+ Từ thí nghiệm 3 suy ra Zn hoạt động hoá học mạnh hơn hiđro, vì Zn đẩy được
hiđro ra khỏi dd axit ; Cu hoạt động hoá học yếu hơn hiđro vì Cu không đẩy được
hiđro ra khỏi dd axit.
Ta sắp xếp kẽm đứng trước hiđro, đồng đứng sau hiđro : Zn, H, Cu.
+ Từ thí nghiệm 4 suy ra Na hoạt động hoá học mạnh hơn Zn, vì Na phản ứng
mạnh với nước ở nhiệt độ thường, Zn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.
Ta xếp natri đứng trước kẽm : Na, Zn.
Tóm lại, từ 4 thí nghiệm trên ta có thể sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiều
giảm dần mức độ hoạt động hoá học như sau :
23
Na, Zn, (H), Cu, Ag.
– Sau đó GV cho HS đọc sách HDH về dãy hoạt động hoá học của kim loại :
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.
– Tiếp theo, GV cho HS nghiên cứu sách HDH về ý nghĩa dãy hoạt động hoá học
của kim loại và trả lời các câu hỏi trong sách HDH :
+ Kim loại Al có khả năng đẩy Cu ra khỏi dung dịch CuSO4, vì sao Al đứng trước
Cu trong dãy hoạt động hoá học, tức Al hoạt động hoá học mạnh hơn Cu :
2Al + 3CuSO4
Al2(SO4)3 + 3Cu
+ Kim loại Ag không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng, vì Ag đứng sau H
trong dãy hoạt động hoá học.
Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS :
Ở HĐ này HS có thể gặp khó khăn khi so sánh mức độ hoạt động hoá học của các
kim loại, khi đó GV có thể dùng các câu hỏi định hướng, gợi mở như : Từ thí nghiệm 1,
Zn đẩy được Cu ra khỏi dd CuSO4, chứng tỏ Zn hoạt động hoá học mạnh hơn hay
yếu hơn Cu ? Tương tự, GV có thể dùng các câu hỏi mang tính gợi mở với các thí
nghiệm khác.
Mục đích :
Ở hoạt động luyện tập, các câu hỏi/bài tập đưa ra nhằm mục đích giúp HS củng
cố, khắc sâu các kiến thức, kĩ năng về tính tính chất vật lí, tính chất hoá học, dãy
hoạt động hoá học của kim loại, rèn kĩ năng giải các bài tập liên quan đến tính chất
hoá học của kim loại, đồng thời góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tăng
cường liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống.
Nội dung HĐ :
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập (1 – 7) trong sách HDH.
Phương thức tổ chức HĐ :
GV tổ chức cho HS HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi/HĐ nhóm/hoạt động chung cả lớp để
hoàn thành các bài tập (1 – 7) trong sách HDH và củng cố, khắc sâu các kiến thức,
kĩ năng về tính tính chất vật lí, tính chất hoá học, dãy hoạt động hoá học của kim loại,
rèn kĩ năng giải các bài tập liên quan đến tính chất hoá học của kim loại.
24
Sản phẩm HĐ :
– Vở ghi của cá nhân hoàn thành các bài tập (1 – 7) trong sách HDH.
– Báo cáo của các nhóm.
Dự kiến khó khăn vướng mắc của HS :
Khi HĐ cá nhân, có thể có một số HS gặp khó khăn như ở bài tập 4 HS có thể viết
nhầm PTHH do chưa hiểu kĩ dãy hoạt động hoá học ; một số HS có thể gặp khó khăn
khi giải quyết các bài tập 5, 6, 7. Do đó, GV cần chú ý quan sát để kịp thời phát hiện
những HS gặp khó khăn và có biện pháp hỗ trợ (GV có thể trực tiếp hỗ trợ, hoặc nhờ
những HS khá, giỏi hỗ trợ thông qua HĐ cặp đôi/HĐ nhóm.
Phương án kiểm tra, đánh giá HĐ của HS :
– Ở HĐ luyện tập, GV có thể kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của HS thông
qua quan sát trực tiếp ; vở ghi HS ; báo cáo/trình bày của cá nhân/nhóm ; những chia
sẻ của HS trong quá trình thảo luận chung cả lớp,…
– Giáo viên cũng có thể ghi một số nhận xét ngắn gọn vào vở của một số HS
nhằm giúp HS nhận ra những sai lầm hoặc nhằm động viên, khích lệ HS.
Gợi ý tổ chức HĐ :
– Trước hết GV yêu cầu HS HĐ cá nhân để giải quyết các bài tập 1, 2, 3, 4 (HS
khá có thể giải quyết các bài tập 5, 6, 7) trong sách HDH.
– Tiếp theo GV có thể cho HS HĐ cặp đôi/nhóm để chia sẻ kết quả các bài tập 1,
2, 3, 4.
Sau đó GV có thể mời đại diện 2 – 3 cặp trình bày kết quả bài tập 1, 2 (chú ý chọn
các cặp có kết quả khác nhau), các cặp khác góp ý, bổ sung.
Để chia sẻ kết quả bài tập 3, 4, GV có thể mời đại diện 2 HS lên trình bày trên
bảng (chú ý chọn HS có một số sai sót để cả lớp cùng rút kinh nghiệm), các HS khác
góp ý bổ sung, GV cần lưu ý những sai sót nếu có của HS.
Các bài tập 5, 6, 7 tương đối khó đối với HS, vì vậy sau khi HS làm việc cá nhân
GV có thể cho HS HĐ nhóm để cùng giải quyết và chia sẻ.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
1. D.
2. a) dây điện ; b) nhôm ; c) đồ trang sức ; ánh kim ; d) nhẹ ; bền.
3. a) 2Mg + O2
to
2MgO
25
Đến năm học 2016–2017 có 4437 trường TH (tăng hơn năm học trước 822 trường) và 1180trường THCS (tăng hơn năm học trước 145 trường) áp dụng Mô hình trường học mới (MHTHM). Hiện nay nhiều địa phương đang xây dựng kế hoạch triển khai mở rộng trong nămhọc 2017–2018.Để thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông bắt buộc phải đổi mới toàn diệnnhà trường về tổ chức, hoạt động và cơ sở vật chất. Riêng về hoạt động dạy học, trong điềukiện đang xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GDĐT chỉ đạo tiếp tục thựcnghiệm các giải pháp đổi mới đã và đang triển khai có hiệu quả trong những năm qua, trongđó có việc đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu tối thiểu đảm bảo các mục tiêu về kiếnthức, kỹ năng, thái độ theo chương trình giáo dục hiện hành, đồng thời chú trọng định hướngphát triển phẩm chất và năng lực HS, tiệm cận dần chương trình giáo dục phổ thông mới.Mô hình trường học mới của Dự án GPE–VNEN đã thử nghiệm thành công trên một sốthành tố cần thiết cho đổi mới nhà trường phổ thông trong những năm tiếp theo. Báo cáotổng kết Dự án (chỉ xét trong 1447 trường tiểu học) của Bộ GDĐT, có tham khảo kết quảđánh giá độc lập của Viện Nghiên cứu phát triển Mekong (MDRI), đã khẳng định Mô hìnhtrường học mới của Dự án đã đáp ứng đúng theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo theo yêu cầu của Nghị quyết số 29, thể hiện ở chất lượng học các môn vănhoá của học sinh tốt hơn do làm giảm tỷ lệ điểm số thấp, tăng tỷ lệ điểm trung bình, học sinhphát triển hơn các kỹ năng cần thiết của công dân thế kỷ XXI : làm việc nhóm, lãnh đạo, giaotiếp, tự học, tự chủ,… Một số tỉnh ở Đồng bằng Bắc Bộ và Đông Nam Bộ cũng đã khảo sátcả ở TH và THCS cho thấy chất lượng các môn văn hoá của HS học theo mô hình dự án đạtcao hơn học sinh các lớp học truyền thống, kể cả làm tăng thêm điểm khá, giỏi.Bộ trưởng Bộ GDĐT đã gửi tới UBND các tỉnh, thành phố công văn số 4068/BGDĐT–GDTrH ngày 18/8/2016 Hướng dẫn việc áp dụng tự nguyện từng phần hoặc toàn bộ MHTHM Việt Nam. Theo đó, xét riêng về phương pháp dạy học, có thể áp dụng với SGK hiệnhành nhưng có gia công của giáo viên hoặc từ sách giáo khoa hiện hành có thể viết thànhphiên bản mới.Tài liệu này Hướng dẫn cách thức gia công SGK hiện hành để dạy theo phương phápMH THM đối với loại bài học kiến thức mới: chuyển các bài học hiện nay (mỗi bài dạy họctrong 1 tiết – 45 phút – thành bài học theo chủ đề và quy trình hoạt động học thống nhất).Giáo viên cũng có thể sử dụng trực tiếp các bài minh hoạ trong tài liệu này.A. HƯỚNG DẪN VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC DẠY HỌC LỚP 9THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI1. Bối cảnh thực hiệnThực hiện NQ29, hiện nay không chỉ các trường thụ hưởng Dự án mà tất cả cácnhà trường phổ thông nước ta đang đổi mới về tổ chức và hoạt động. Có thể tiếp cậnsự đổi mới từ các thành tố dựa theo chủ thể hoạt động giáo dục (xã hội, nhà trường,giáo viên, học sinh) và hoạt động đánh giá chất lượng giáo dục :– Xã hội hoá giáo dục, phối hợp tốt giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáodục cộng đồng ;– Nhà trường tự chủ, nhất là tự chủ về tổ chức thực hiện chương trình giáo dụcvà thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở ;– Tập thể giáo viên phát triển nghề nghiệp liên tục, là đội ngũ biết học hỏi và họctập suốt đời ;– Phương pháp giáo dục lấy hoạt động học là trung tâm, tập thể học sinh tự quản,tự học dưới sự theo dõi, hỗ trợ, hướng dẫn của giáo viên ;– Đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, đánh giá để tạo động lực học, phối hợpđánh giá quá trình và đánh giá kết quả, tự đánh giá của học sinh với đánh giá củanhà trường, của gia đình và xã hội.Những đổi mới này bảo đảm môi trường giáo dục dân chủ, phát huy khả năngsáng tạo của tất cả các chủ thể giáo dục, bảo đảm tính hiệu quả của các nguồn đầutư và các hoạt động giáo dục. Mỗi thành tố trong 5 thành tố có những giá trị riêngnhưng liên quan mật thiết với các thành tố khác. Không thể đổi mới thành công nếukhông đổi mới đồng bộ các thành tố, nhưng tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi nhàtrường mà trong từng giai đoạn sẽ có những ưu tiên khác nhau đối với từng thành tốđó ; lựa chọn ưu tiên và cách làm cụ thể sẽ thể hiện tính sáng tạo của tập thể lãnhđạo và các thành viên trong nhà trường.Phương pháp giáo dục nói chung, phương pháp dạy học nói riêng của MH THMđã theo đúng xu hướng chung của các lý thuyết giáo dục tiên tiên trên thế giới, cầnđược tiếp tục nghiên cứu, áp dụng trong các nhà trường phổ thông Việt Nam. Theochủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa” trong Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc Hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáodục phổ thông thì giáo viên có thể sử dụng một sách giáo khoa nhưng cần thamkhảo nhiều sách, tài liệu khác trong quá trình dạy học. Thực tế những năm vừa qua,căn cứ chương trình và sách giáo khoa hiện hành, Bộ đã tổ chức biên soạn Tài liệuhướng dẫn dạy học theo MH THM ở tiểu học và các lớp 6, 7, 8 ở THCS đã thànhcông trong điều kiện bước đầu đổi mới của các nhà trường như đã nêu trên.2. Những đặc điểm cần lưu ý trong việc thiết kế loại bài học kiến thức mới theoMH THM– Tài liệu hướng dẫn học (TLHDH) thiết kế bài học theo từng chủ đề học tập, thờigian cần cho mỗi bài không nhất thiết là 45 phút mà tác giả dự kiến nhưng do GVquyết định phụ thuộc vào đặc điểm của chủ đề học tập. Vận dụng lôgic quá trìnhnhận thức khoa học, từng bài học đều theo quy trình chung, gồm 5 nhóm hoạt động :Khởi động (xác định nhiệm vụ học tập) ; hình thành kiến thức ; luyện tập ; vận dụng(ứng dụng) ; tìm tòi mở rộng. GV cần phải biết sử dụng các kỹ thuật dạy học tíchcực để hỗ trợ/ hướng dẫn HS thực hiện chuỗi hoạt động học tập theo sách. SGKtruyền thống cũng đã thiết kế nội dung bài học theo từng chủ đề/vấn đề, nhưng dùcác vấn đề có độ khó dễ, dài ngắn khác nhau vẫn được dành thời lượng tương ứngvới từng tiết học (35 phút ở tiểu học, 45 phút ở THCS) nên không thể áp dụng lôgichoạt động nhận thức khoa học cho tất cả các bài và cũng không thiết kế rõ các bướchoạt động phù hợp.– SGK truyền thống tập trung trình bày nội dung học tập, TLHDH hướng dẫnhoạt động học để tìm tòi kiến thức, đặc biệt coi trọng hoạt động học cá nhân và họctương tác giữa các học sinh và giữa học sinh với giáo viên. GV dựa theo TLHDH đểcó thể hướng dẫn bổ sung, hỗ trợ học sinh tự học thông qua các hoạt động chủ yếusau đây : tạo tình huống học tập/ tình huống có vấn đề ; tổ chức và hướng dẫn hoạtđộng học nhóm ; “chốt”/chính thức hoá kiến thức (do HS tự làm nhưng nếu gặp phảivấn đề khó, đa số HS không tự tìm tòi được kiến thức thì GV phải hướng dẫn nhómhoặc cả lớp HS cùng hoạt động để suy nghĩ đúng hướng và giải quyết được vấn đề) ;đánh giá/hướng dẫn hoạt động học dựa trên quan sát hành vi của học sinh ; hướngdẫn ghi bài ; hướng dẫn trình bày/báo cáo kết quả học tập ; kiểm tra kết quả học tậpthường xuyên, kiểm tra đánh giá định kỳ,…– Theo TLHDH, khi kết thúc hoạt động luyện tập tất cả học sinh phải đạt đượcchuẩn kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu (mục tiêu) của bài học ; học sinh nào có nănglực hơn thì trao đổi, hướng dẫn bạn. Nếu hầu hết HS trong lớp đã đạt được đượcmục tiêu thì sẽ chuyển sang hoạt động tiếp theo ; một vài em chưa đạt thì sẽ đượcGV hoặc bạn ngồi bên hướng dẫn bổ sung để đạt chuẩn (dù phải chậm hơn tiến độchung của lớp).Hai hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng thường được giao cho HS thực hiệnngoài giờ học trên lớp ; cần động viên để tất cả HS đều tích cực thực hiện nhưngkết quả sẽ thể hiện sự phân hoá giữa các học sinh, tức là không yêu cầu tất cả HSphải đạt được kết quả như nhau ; học sinh sẽ được giáo viên tạo điều kiện để trưngbày hoặc báo cáo kết quả học tập ; đó cũng là hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh.– Sử dụng TLHDH, giáo viên không phải soạn giáo án như truyền thống nhưngcần phải có Sổ tay nhật ký giảng dạy (Sổ tay lên lớp) để ghi lại những dự định, khókhăn, kinh nghiệm,… của hoạt động dạy học để chủ động và thường xuyên nâng caochất lượng trong hoạt động dạy học.– TLHDH được dùng chủ yếu cho lớp học sinh cùng trình độ nhưng cũng có thểsử dụng để dạy lớp ghép dựa trên hoạt động tự học của học sinh và hướng dẫn củagiáo viên.– Tập thể học sinh biết tự quản và phụ huynh biết hỗ trợ con em học tập là điềukiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng sách.– Dạy học theo TLHDH có thể áp dụng trong tất cả các lớp học thông thường hiệnnay nếu giáo viên có khả năng vận dụng linh hoạt các biện pháp trong quá trình dạyhọc phù hợp với điều kiện cụ thể nhưng điều kiện tốt nhất để áp dụng bài học theoTLHDH là giáo viên thành thạo các kỹ thuật dạy học ; phòng học đủ rộng để HS đượcngồi học theo nhóm (4 – 6 em), có góc học tập (nơi để các học liệu cho HS sử dụngtrong khi học trên lớp và cũng là nơi trưng bày các sản phẩm học tập của HS), cógóc thư viện/tủ sách lớp học để sách và các tư liệu tham khảo cho HS dùng tronghoặc ngoài giờ học,…3. Đặc điểm của từng nhóm hoạt động theo TLHDHThứ tự của 5 nhóm hoạt động là theo đúng lôgic hoạt động nghiên cứu khoa họcvà cũng là lôgic chung của các phương pháp dạy học tích cực áp dụng cho bài họckiến thức mới. Trong khi bảo đảm lôgic chung đó, tùy theo phương pháp dạy học cụthể và đặc điểm cụ thể của nội dung học tập mà có thể ưu tiên nhiều hơn cho nhữnghoạt động nhất định, hoặc có thể lồng ghép các nhóm hoạt động. Sau đây là trìnhbày riêng đặc điểm của từng nhóm hoạt động.a) Hoạt động khởi động (xác định nhiệm vụ học tập)– Mục đích : Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh, tạomối liên tưởng giữa kiến thức đã có với kiến thức mới cần/sẽ lĩnh hội trong bài họcmới ; giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân,kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới ; rèn luyện cho học sinh nănglực cảm nhận, hình thành những biểu tượng ban đầu về các khái niệm, sự hiểu biết,khả năng biểu đạt, đề xuất chiến lược, năng lực tư duy ; xác định nhiệm vụ học bàihọc mới ; đồng thời giúp giáo viên tìm hiểu xem học sinh có hiểu biết như thế nào vềnhững vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học.– Nội dung, phương thức hoạt động : Thông qua các câu hỏi/tình huống có vấnđề để học sinh huy động kiến thức, kĩ năng có liên quan, suy nghĩ, trả lời các câuhỏi gợi mở hoặc đưa ra ý kiến nhận xét về những vấn đề có liên quan đến nội dungkiến thức sẽ học trong chủ đề bài học (băn khoăn, dự đoán tình huống sẽ xảy ra, dựđoán câu trả lời,…).TLHDH, giáo viên hướng dẫn tiến trình hoạt động của học sinh. Các hoạt động cánhân, hoạt động nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp học sinh huy độngđược kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợptác, tinh thần học tập lẫn nhau. Việc trao đổi với giáo viên có thể thực hiện trong quátrình hoặc sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.– Sản phẩm : Các câu hỏi nhận thức, dự đoán, giả sử/giả thuyết liên quan đến chủđề bài học mới, dự kiến kế hoạch học tập tiếp theo của học sinh. (Các sản phẩm nàychỉ được hình thành thông qua hoạt động học tập trên lớp của học sinh theo hướngdẫn của TLHDH, giáo viên).b) Hoạt động hình thành kiến thức– Mục đích : HS khám phá (hình thành) kiến thức, phát triển kĩ năng mới. Thôngqua tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề/ bài học ; thông qua các hoạt động họctập, học sinh thay đổi những quan niệm sai, bổ sung những quan niệm chưa đầy đủ,phát hiện được kiến thức, kĩ năng mới theo yêu cầu được đề cập đến trong bài học.– Nội dung, phương thức thực hiện : Học sinh đọc TLHDH, làm việc với tư liệugiáo dục, sử dụng học liệu (vật thật, mô hình, tài liệu,…) ; tự nghiên cứu, trải nghiệm,khám phá, hình thành kiến thức của riêng mình ; chia sẻ, trao đổi với bạn ngồi cạnh,bạn trong nhóm, giáo viên những lập luận khoa học ; tìm tòi, phát hiện các đặc điểm,dấu hiệu của đối tượng cần chiếm lĩnh (công thức toán, giá trị bài văn, đặc điểm củacác sự vật, hiện tượng,…) ; hình thành kiến thức, kĩ năng cần lĩnh hội trong chủ đề.Học sinh có thể phải trả lời trực tiếp về nội dung kiến thức trong chủ đề hoặc phải lậpluận, giải thích về những khái niệm khoa học trong chủ đề.Giáo viên quan sát hoạt động của học sinh (nhất là những học sinh có hạn chếtrong học tập, học sinh giỏi) để hỗ trợ, hướng dẫn hoạt động cá nhân, khuyến khíchcác hoạt động tương tác giữa các học sinh hoặc theo nhóm học sinh, giúp các emý thức được từng nhiệm vụ, từng bước giải quyết nhiệm vụ học tập ; chốt lại nhữngkiến thức, kĩ năng cơ bản, cốt lõi ; khuyến khích học sinh tìm tòi, sáng tạo ; phát triểnkhả năng giao tiếp, hợp tác, trình bày,… Kết thúc hoạt động nhóm, học sinh đượctrình bày kết quả với bạn, với giáo viên.– Sản phẩm : Học sinh ghi được công thức, khái niệm, nhận xét, bài giải,… cầnlĩnh hội trên vở ghi. Những sản phẩm này do học sinh tự học để ghi, sau đó thôngqua các hoạt động tương tác với bạn, với giáo viên để hoàn thiện (sửa, bổ sung,…) ;học sinh có thêm kỹ năng mới.c) Hoạt động luyện tập– Mục đích : Chính xác hoá kiến thức. Thông qua thực hành vận dụng trực tiếpnhững kiến thức vừa học được ở phần trên vào giải quyết những nhiệm vụ cụ thể(câu hỏi, bài tập, thực hành, thí nghiệm), học sinh hoàn thiện hiểu biết, củng cố, kiểmnghiệm các kiến thức đã lĩnh hội, đặt kiến thức, kĩ năng mới lĩnh hội vào hệ thốngkiến thức, kĩ năng trước đó của bản thân ; giáo viên biết được mức độ hiểu biết/lĩnhhội kiến thức của học sinh.– Nội dung, phương thức hoạt động : Học sinh phải vận dụng những hiểu biết đãhọc vào giải quyết các bài tập/tình huống cụ thể và tương tự các bài tập/tình huốngđã học nhưng có thay đổi các dữ liệu ban đầu.Học sinh có thể được hướng dẫn hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm để hoànthành các câu hỏi, bài tập, bài thực hành,… Đầu tiên, nên cho học sinh hoạt động cánhân để các em hiểu và biết được mình hiểu kiến thức như thế nào, có đóng góp gìvào hoạt động nhóm và xây dựng các hoạt động của tập thể lớp. Sau đó cho học sinhhoạt động nhóm để trao đổi, chia sẻ kết quả mình làm được, thông qua đó học sinhcó thể học tập lẫn nhau, tự sửa hoặc sửa lỗi cho nhau. Kết thúc hoạt động này họcsinh sẽ trao đổi với giáo viên để được giáo viên hướng dẫn bổ sung, chỉnh sửa, hoànthiện sản phẩm học tập.– Sản phẩm : Lời giải và kết quả giải các bài tập/tình huống cụ thể được ghi lạitrong vở của từng học sinh, được sữa chữa, bổ sung (nếu cần).d) Hoạt động ứng dụng (vận dụng)– Mục đích : Củng cố kiến thức, kĩ năng, tăng cường ý thức và năng lực thườngxuyên vận dụng những điều đã học được để giải quyết các vấn đề trong học tập vàtrong cuộc sống ; “hợp thức hoá” kiến thức vừa hình thành vào hệ thống tri thức, kỹnăng của bản thân thông qua giải quyết các tình huống phong phú ; góp phần hìnhthành năng lực học tập và hoạt động thực tiễn ; giúp giáo viên đánh giá được mức độnắm vững kiến thức của học sinh.(Ghi chú : Nếu “kiến thức là những điều hiểu biết do tìm hiểu, học tập mà có được”và “tri thức là những hiểu biết có hệ thống về sự vật, hiện tượng tự nhiên hoặc xã hội”thì trong hoạt động luyện tập học sinh có thể chỉ cần vận dụng kiến thức mới đượclĩnh hội, nhưng trong hoạt động ứng dụng bắt buộc học sinh phải vận dụng tri thức,định hướng vào những kiến thức mới được lĩnh hội).– Nội dung, phương thức thực hiện : Học sinh vận dụng tri thức của bản thân, baogồm : những kiến thức, kĩ năng (vừa được lĩnh hội), kinh nghiệm của bản thân trongnhiều tình huống khác nhau và tương tự. Tri thức này liên quan với các tình huốngvừa học, cần thiết để làm các bài tập lý thuyết, bài tập thực hành, giải các bài tập/tìnhhuống mô phỏng thực tế cuộc sống trong và ngoài nhà trường hoặc nêu phương ángiải quyết vấn đề thực tiễn của cuộc sống.TLHDH nêu yêu cầu, giáo viên hướng dẫn để học sinh ý thức được nhiệm vụ đặtra, sau đó học sinh suy nghĩ, tự giải quyết vấn đề, từng bước hoàn thành việc giảibài tập ; trong quá trình đó có thể trao đổi với bạn bên cạnh, bạn trong nhóm ; cuốicùng, học sinh trong từng nhóm trao đổi để thống nhất một cách hoặc nhiều cách giảikhác nhau nhưng cùng đạt kết quả. Giáo viên theo dõi cá nhân và từng nhóm họcsinh, gợi ý, điều chỉnh, hướng dẫn học sinh hoạt động (nếu cần).– Sản phẩm : Sản phẩm thực hành, câu trả lời, lời giải và kết quả giải các bài tập/tình huống được ghi trong vở, được sửa chữa, bổ sung (nếu cần) của học sinh.e) Hoạt động tìm tòi mở rộng– Mục đích : Tăng cường ý thức tự tìm hiểu, mở rộng kiến thức, năng lực nghiêncứu, sáng tạo trong ứng dụng kiến thức ; thấy rõ giá trị của kiến thức đối với cuộcsống của bản thân và cộng đồng ; hứng thú với các hoạt động tìm hiểu tự nhiên vàxã hội, hình thành ý thức không bao giờ được hài lòng vì ngoài những kiến thức họcđược trong nhà trường, còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học.– Nội dung và phương thức hoạt động : Học sinh tìm hiểu thông qua các nguồn tàiliệu ngoài lớp học (sách/tài liệu tham khảo bằng bản in hoặc internet, trao đổi với bạnbè, người thân, các bản báo cáo, thuyết trình,…) để mở rộng hiểu biết ; hoạt độngtrải nghiệm hoặc làm bài tập nghiên cứu, trao đổi, thảo luận, hợp tác với các bạntrong nhóm, trong lớp, giáo viên, gia đình và những người khác trong cộng đồng đểgiải quyết vấn đề, ứng dụng các kiến thức đã học. Học sinh có thể tự đưa ra nhữngtình huống, bài tập và giải quyết theo cách riêng của mình hoặc trao đổi trong cặpđôi, trong nhóm, thống nhất cách làm chung, tìm giải pháp, kết quả chung ; báo cáokết quả trước lớp hoặc giáo viên.TLHDH, giáo viên nêu các vấn đề và gợi ý, hướng dẫn về các nhiệm vụ cần phảigiải quyết và yêu cầu học sinh phải tìm ra các cách giải quyết vấn đề khác nhau ởthư viện, ở nhà hay cộng đồng.– Sản phẩm : Các tư liệu, sản phẩm được học sinh sưu tầm, trích dẫn ; bản báo cáo,sản phẩm nghiên cứu của học sinh,… được trưng bày, báo cáo, thuyết trình.4. Những đổi mới cần quan tâm khi dạy học theo MH THMa) Thay đổi vai trò của GV, HS– TLHDH của THM hướng dẫn hoạt động tự học (học cá nhân và học tương tác)để tìm tòi kiến thức. Vai trò của GV chuyển từ truyền thụ (giảng bài) sang căn cứ TLHDHđể hướng dẫn bổ sung, hỗ trợ HS hoạt động học. Nếu dùng SGK truyền thống (hầunhư không có hướng dẫn hoạt động học) thì GV phải đảm nhận toàn bộ việc hướngdẫn hoạt động học dựa theo nội dung của SGK đã được tái cấu trúc, bao gồm : họccá nhân, học tương tác (trao đổi với bạn, học theo nhóm, trao đổi với GV,…).– Vai trò của HS chuyển từ tiếp thu kiến thức sang chủ động hoạt động học cánhân, học tương tác theo hướng dẫn SGK và của GV để tìm tòi, khám phá, lĩnh hộikiến thức.b) Hình thức hoạt động dạy học– HS học cá nhân (đọc, quan sát, thí nghiệm,… ghi vở), trao đổi với bạn, với thầyđể hoàn thiện nội dung ghi chép theo cách riêng của bản thân (chính thức hoá kiếnthức). Với mỗi hoạt động học (trong 5 nhóm hoạt động học đã nêu) sẽ hình thànhđược một sản phẩm học và nói chung HS phải trải qua 4 hành động sau : (1) HSnhận biết vấn đề cần giải quyết (yêu cầu, câu hỏi do SGK hoặc GV đặt ra), tiếp nhậnnhiệm vụ học tập ; (2) HS học cá nhân (suy nghĩ, quan sát, thí nghiệm,…) để giảiquyết vấn đề, ghi kết quả vào vở theo cách riêng của cá nhân ; (3) HS trao đổi kếtquả với nhau hoặc với GV ; (4) HS hoàn thiện sản phẩm học.GV đánh giá HS chủ yếu thông qua việc quan sát hành vi và vở ghi để đưa ranhững lời nhận xét, khuyến khích hoặc hướng dẫn bổ sung (nếu cần). Nếu hầu hếtHS không thể “đi đến” được kiến thức cần lĩnh hội thì GV phải hướng dẫn hoạt độngtheo nhóm hoặc theo lớp để “chốt”/chính thức hoá kiến thức.c) Thay đổi cách ghi vởChuyển từ cách thức truyền thống là chỉ ghi lại các nội dung được GV chính thứchoá/ “chốt” lại sang ghi diễn biến từng bước kết quả hoạt động tư duy qua học cánhân và học tương tác, sửa chữa, bổ sung để từ chưa đúng thành đúng, từ chưahoàn thiện đến hoàn thiện. Do đó không thể có “vở sạch, chữ đẹp” như trước đây.Với hoạt động dạy học được diễn ra như vậy, học sinh sẽ chủ động, tích cực hoạtđộng trong mối tương tác với bạn, với thầy, quen với quy trình bài học ổn định dựatheo phương pháp nghiên cứu khoa học, qua đó hình thành phương pháp tự học.Nhưng để giúp học sinh hình thành năng lực tự học thì giáo viên cũng cần quan tâmhướng dẫn các em biết tự rút kinh nghiệm, rèn luyện một số kỹ năng chủ yếu khácnhư : xác định mục tiêu học tập cá nhân, lập kế hoạch thực hiện và tự đánh giá, điềuchỉnh việc học của cá nhân sao cho đạt hiệu quả cao nhất.5. Xây dựng các bài học kiến thức mới theo MH THM dựa trên SGK hiện hànhVận dụng tinh thần Công văn số 791/HD–BGDĐT ngày 25 tháng 6 năm 2013 củaBộ GDĐT về thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông ; pháthuy tính chủ động, sáng tạo của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các nhà trường ;khắc phục những nhược điểm của chương trình và SGK hiện hành trên cơ sở đảmbảo mục tiêu dạy học, tính lôgic của mạch kiến thức và tính thống nhất giữa các mônhọc và các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học và hoạt động giáo dụckhác. Cần lưu ý các hoạt động sau :a) Thiết kế các bài học mới, mỗi bài học thiết kế theo lôgic 5 nhóm hoạt độngtrong TLHDH của MH THM– Cấu trúc, sắp xếp lại nội dung dạy học của các môn học trong chương trình hiệnhành theo định hướng phát triển năng lực học sinh thành những bài học mới, mỗi bàihọc mới sẽ giải quyết trọn vẹn nội dung của một chủ đề tương đối hoàn chỉnh ; có thểchuyển một số nội dung dạy học thành nội dung các hoạt động giáo dục và bổ sungcác hoạt động giáo dục khác vào TLHDH ; xây dựng kế hoạch dạy học, phân phốichương trình mới của các môn học và hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng họcsinh và điều kiện thực tế nhà trường.– Xây dựng các chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học chưa được xâydựng trong chương trình các môn học hiện hành, gồm 2 loại chính sau :+ Chủ đề liên môn bao gồm các nội dung dạy học gần giống nhau, có liên quanchặt chẽ với nhau (có thể đang trùng nhau) trong các môn học của chương trình hiệnhành, có thể là chủ đề liên môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên hoặc lĩnh vực khoahọc xã hội và nhân văn. Xét nội dung của chủ đề liên môn, điều kiện về giáo viên,…mỗi chủ đề liên môn được đưa bổ sung vào kế hoạch dạy học của một môn học nàođó, do nhà trường quyết định.+ Chủ đề liên môn với nội dung giáo dục liên quan đến các vấn đề thời sự của địaphương, đất nước, ví dụ : Học tập theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, bảo vệ và sử10dụng hiệu quả các nguồn nước, biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai, bảo vệ vàphát triển bền vững môi trường sống, giới và bình đẳng giới, an toàn giao thông, sửdụng năng lượng hiệu quả,… Các chủ đề liên môn này được bổ sung vào kế hoạchdạy học và hoạt động giáo dục của nhà trường.– Cách thức tiến hành : Nhà trường tổ chức cho các tổ/nhóm chuyên môn triểnkhai thực hiện các nội dung trên ; hoàn thiện và ban hành chính thức văn bản kếhoạch giáo dục làm cơ sở để tổ chức hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường,đồng thời xác định các biện pháp cần thiết để thực hiện kế hoạch. Hoạt động nàycó thể thực hiện với toàn bộ các môn học hoặc từng môn học, toàn bộ chươngtrình giáo dục hoặc chỉ một số nội dung của chương trình ; có thể lồng ghép cácmôn vật lý, hoá học và sinh học thành môn khoa học tự nhiên ; hai môn lịch sử vàmôn địa lý thành một môn lịch sử và địa lý theo tinh thần của chương trình giáodục phổ thông mới.b) Đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục theo định hướngphát triển năng lực học sinh– Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục tíchcực : Coi trọng dạy học trên lớp, đồng thời coi trọng tổ chức các hoạt động xã hội.Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở tronghay ngoài phòng học. Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ họctập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ởngoài nhà trường.– Trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục nhà trường, nên thành lập cáccâu lạc bộ với các kế hoạch, nội dung học tập khác nhau, phù hợp với sở thích riêngcủa các nhóm học sinh (như câu lạc bộ mỹ thuật, câu lạc bộ robotic, câu lạc bộ xanh,câu lạc bộ sáo trúc,…) rất có ý nghĩa trong việc bồi dưỡng năng khiếu và hướngnghiệp học sinh, đồng thời là cơ hội để thu hút sự tham gia hỗ trợ (về chuyên môn,kinh phí,…) từ bên ngoài, trước hết là từ các phụ huynh có điều kiện.– Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục : Kiểm tra, đánh giá không chỉ tậptrung vào việc xem học sinh học cái gì mà quan trọng hơn là kiểm tra xem học sinhhọc như thế nào, có biết vận dụng kiến thức không ; kết hợp đánh giá trong quá trìnhgiáo dục và đánh giá tổng kết cuối kì, cuối năm học.c) Đổi mới quản lý hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả pháttriển chương trình giáo dục nhà trường– Chú trọng các biện pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí (ứngdụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học, giảm thiểu các loại hồ11sơ sổ sách của giáo viên, giảm hội họp hành chính,…), khuyến khích, tạo động lựccho giáo viên tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện kế hoạch, đề xuất điềuchỉnh, báo cáo kết quả và kinh nghiệm các hoạt động thí điểm. Các hoạt động chỉđạo, thanh tra, kiểm tra của cấp trên đều phải tôn trọng kế hoạch giáo dục của nhàtrường. Nhằm động viên tính chủ động, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo của giáo viêntrong giai đoạn bước đầu, các cấp quản lí chưa nên xếp loại giờ dạy nếu giáo viênkhông có nguyện vọng được xếp loại.– Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ, nhóm chuyên môn thông quahoạt động nghiên cứu bài học (Bộ đã có hướng dẫn, tập huấn). Tăng cường cáchoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để hoàn thiện từng bước cấu trúc nội dung, phânphối chương trình các môn học, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, cáchthức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển nănglực học sinh. Ghi hình các tiết dạy và các cuộc họp, thảo luận, rút kinh nghiệm để làmtư liệu chia sẻ cho đông đảo giáo viên trong và ngoài nhà trường tham khảo.B. CÁC BÀI HỌC MINH HỌA12PHẦN THỨ NHẤT13Phần 1. HOÁ HỌCChủ đề 1KIM LOẠISƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀNCÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC14Bài 1. TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠIDÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠII – LÍ DO CHỌN BÀI HỌCCác nội dung : Tính chất vật lí, tính chất hoá học, dãy hoạt động hoá học của kimloại có liên quan mật thiết với nhau trong phần hoá học kim loại. Tuy nhiên, SGKhiện hành đang bố trí thành các bài riêng biệt (mỗi bài 1 tiết), gây khó khăn cho việctổ chức các hoạt động học tích cực cho họa sinh (HS), cũng như việc vận dụng, liênhệ kiến thức giữa các phần và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Việc xâydựng các nội dung kiến thức trên thành một bài học vừa đảm bảo tính logic, vừa tạođiều kiện cho vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của HScũng như việc liên hệ, vận dụng kiến thức trong thực tiễn cuộc sống.II – MỤC TIÊU BÀI HỌC1. Kiến thức, kĩ năng, thái độa) Kiến thức, kĩ năng : Xem sách HDH.b) Thái độ– Tạo hứng thú, say mê trong học tập cho HS.– Có ý thức bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.2. Các năng lực có thể hình thành và phát triển cho học sinh– Năng lực tự học.– Năng lực hợp tác.– Năng lực tính toán hoá học.– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào thực tiễncuộc sống.III – HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC1. Hướng dẫn chungDo HS đã được học một số kiến thức về tính chất vật lí, tính chất hoá học củakim loại (khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện ở phần Vật lí trong KHTN 7, 8), tác dụng với15H2O (Na, K, Ca,…), với phi kim, với dung dịch axit, dung dịch muối (trong các bàiHiđro–Nước ; Phi kim ; Axit ; Muối của chương trình KHTN 8), vì vậy ở hoạt động(HĐ) khởi động giáo viên (GV) cần khai thác các kiến thức này của HS. Tuy nhiên,các tính chất của kim loại mà HS đã được học chưa hệ thống và chưa đầy đủ. Vì vậy,ở HĐ hình thành kiến thức GV cần tổ chức cho HS nghiên cứu một cách hệ thống,đầy đủ về tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại, thông qua việc đọc tàiliệu, làm thí nghiệm,…Phần hình thành kiến thức về dãy hoạt động hoá học của kim loại cũng đượcxây dựng dựa trên việc nghiên cứu các thí nghiệm, đọc tài liệu và khả năng suyluận của HS, thông qua các câu hỏi gợi mở ở mỗi thí nghiệm và câu hỏi tổng hợpsau các thí nghiệm.Ở hoạt động luyện tập, các câu hỏi/bài tập đưa ra nhằm mục đích giúp HS củngcố, khắc sâu các kiến thức, kĩ năng về tính chất vật lí, tính chất hoá học, dãy hoạtđộng hoá học của kim loại, rèn kĩ năng giải các bài tập liên quan đến tính chấthoá học của kim loại, đồng thời tăng cường liên hệ kiến thức đã học với thực tiễncuộc sống.Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng, tài liệu hướng dẫn học đưa ra các câuhỏi/bài tập gắn với thực tiễn cuộc sống, theo nguyên lí học đi đôi với hành, đồng thờiđưa ra các câu hỏi mở nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của HS.2. Hướng dẫn cụ thể cho mỗi hoạt độngMục đích : Huy động các kinh nghiệm, kiến thức HS đã được học về tính chất vậtlí của kim loại (khả năng dẫn nhiệt, dẫn điện), tính chất hoá học của kim loại : tác dụngvới H2O (Na, K, Ca,…), với phi kim, với dung dịch axit, dung dịch muối để chuẩn bịcho việc học kiến thức mới ở HĐ hình thành kiến thức, đồng thời tạo tình huống họctập để HS chuyển sang HĐ hình thành kiến thức.Nội dung HĐ :Nghiên cứu về tính chất vật lí, tính chất hoá học của kim loại, đề xuất phương ánthí nghiệm để kiểm chứng các tính chất đó.Phương thức tổ chức HĐ :GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để dự đoán các tính chất vật lí và hoá học của kimloại (trên cơ sở các kinh nghiệm và các kiến thức đã được học của HS) và đề xuấtphương án thí nghiệm để kiểm chứng các tính chất đó.16Vì là HĐ khởi động nên GV không chốt kiến thức mà cho các nhóm sử dụng bảngphụ để nêu ý kiến của nhóm. Tuy nhiên, do điều kiện thời gian cũng như dụng cụ,hoá chất còn hạn chế, nên GV cho HS lựa chọn một số thí nghiệm (trên cơ sở cácdụng cụ, hoá chất hiện có) để tiến hành các thí nghiệm ở HĐ hình thành kiến thức.Sản phẩm HĐ :Vở ghi của cá nhân HS và báo cáo của nhóm về kết quả dự đoán các tính chấtvật lí, tính chất hoá học của kim loại, phương án thí nghiệm để kiểm chứng các tínhchất đó.Gợi ý tổ chức HĐ :Trước hết GV cho HS HĐ cá nhân, ghi ý kiến của cá nhân về việc dự đoán cáctính chất vật lí, tính chất hoá học của kim loại, phương án thí nghiệm để kiểm chứngcác tính chất đó. Sau đó GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm để thống nhất ý kiếnchung của nhóm, ghi vào bảng phụ và báo cáo trước lớp. Dựa trên báo cáo (ý kiến)của các nhóm và các dụng cụ, hoá chất hiện có, GV hướng dẫn HS lựa chọn các thínghiệm để tiến hành trong HĐ hình thành kiến thức.Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS :Ở nội dung này có thể có một số HS gặp khó khăn khi dự đoán tính chất vật lí củakim loại, GV cần chú ý quan sát để kịp thời phát hiện khó khăn. GV có thể gợi ý HSnhư nhớ lại các kiến thức đã học về chất dẫn điện và chất cách điện, dòng điện trongkim loại (KHTN 7) ; sự dẫn nhiệt (KHTN 8),…Cũng có thể HS gặp khó khăn khi dự đoán tính chất hoá học của kim loại, khi đóGV có thể gợi ý HS nhớ lại các kiến thức liên quan đến tính chất hoá học của kimloại đã học trong các bài : Nước, Phi kim, Axit, Muối.HS có thể đưa ra nhiều phương án thí nghiệm, GV cần khéo léo cùng HS lựachọn các thí nghiệm phù hợp với dụng cụ, hoá chất hiện có cũng như thời gian củabuổi học.Riêng thí nghiệm về tính dẫn điện và tính dẫn nhiệt của kim loại do đã đượcnghiên cứu ở phần Vật lí, nên không thực hiện ở trên lớp, GV có thể hướng dẫn HSvề nhà tự làm như dùng dây dẫn kim loại, bóng đèn pin, pin để kiểm tra tính dẫn điệncủa kim loại ; đốt nóng một đầu thanh kim loại, hoặc chạm nhẹ tay vào vung nồi bằngkim loại khi đun nấu để kiểm tra tính dẫn nhiệt của kim loại,…Phương án kiểm tra, đánh giá HĐ của HS :GV đánh giá HĐ của HS thông qua quan sát HS, qua vở ghi chép của HS và báocáo, góp ý của các nhóm.17Mục đích : Qua HĐ, HS rút ra được các tính chất vật lí, tính chất hoá học của kimloại, so sánh mức độ hoạt động hoá học của các kim loại, từ đó xây dựng dãy hoạtđộng hoá học của kim loại và nêu được ý nghĩa dãy hoạt động hoá học của kim loại.Nội dung HĐ :– Nghiên cứu về tính chất vật lí, tính chất hoá học của kim loại.– Xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại ; nêu được ý nghĩa dãy hoạt độnghoá học của kim loại.Phương thức tổ chức HĐ :GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để làm các thí nghiệm, nêu hiện tượng thí nghiệm,giải thích, viết PTHH xảy ra trong thí nghiệm và HĐ cá nhân (đọc, nghiên cứu tàiliệu), đồng thời thông qua báo cáo của các nhóm, trao đổi, thảo luận chung cả lớpđể rút ra được các tính chất vật lí, hoá học của kim loại, xây dựng dãy hoạt độnghoá học của kim loại và nêu được ý nghĩa của dãy hoạt động hoá học của kim loại.Sản phẩm HĐ :– Nêu được các tính chất vật lí (tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim của kimloại) và tính chất hoá học của kim loại (tác dụng với phi kim, với dung dịch axit vàvới dung dịch muối).– Xây dựng được dãy hoạt động hoá học của kim loại và nêu được ý nghĩa củadãy hoạt động hoá học của kim loại.Phương án kiểm tra, đánh giá HĐ của HS :GV đánh giá HĐ của HS thông qua quan sát, quá trình làm thí nghiệm, vở ghichép của HS và báo cáo, góp ý của HS và các nhóm.Gợi ý tổ chức HĐ :HĐ 1 : Nghiên cứu tính chất vật lí của kim loại– GV tổ chức cho HS HĐ nhóm, mỗi nhóm nên từ 4 – 5 HS để làm các thí nghiệmnghiên cứu tính dẻo và ánh kim của kim loại, ghi kết quả thí nghiệm theo bảng nhưsách HDH :18TTTên thí nghiệmCách tiến hànhHiện tượngNghiên cứu tínhdẻo của kim loại– Dùng búa đập một đoạndây nhôm/đồng.– Dây nhôm/đồng không bị vỡvụn mà chỉ bị dát mỏng hơn.– Dùng tay uốn cong mộtđoạn dây đồng/sắt mảnh.– Dây đồng/sắt không bị gãymà chỉ bị cong.Dùng giấy giáp đánh sạchmột phần lá nhôm/đồng.Quan sát chỗ kim loại đã đượcđánh sạch bằng giấy giáp.– Phần lá nhôm/đồng đượcđánh sạch bằng giấy giáp cóvẻ sáng lấp lánh.Nghiên cứu ánhkim của kim loạiSau đó GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, rút ra tính chất vật lí củakim loại (tính dẻo, ánh kim), các nhóm khác góp ý, bổ sung.– Tiếp theo GV cho HS HĐ cá nhân : Đọc sách HDH, sau đó cho HĐ cặp đôi, cuốicùng GV tổ chức HĐ chung cả lớp bằng cách chọn một số cặp báo cáo (lưu ý chọncác cặp có kết quả khác nhau báo cáo để khi thảo luận chung cả lớp được phongphú, đa dạng), các HS khác góp ý, bổ sung để tiếp tục rút ra các tính chất vật lí kháccủa kim loại và hoàn thiện câu trả lời trong sách HDH :1. Các tính chất vật lí của kim loại : Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.2. Ứng dụng của một số kim loại dựa vào tính chất vật lí :Đồng, nhôm được dùng làm dây dẫn điện do chúng dẫn điện tốt ;Nhôm được dùng để làm các dụng cụ nấu ăn do dẫn nhiệt tốt, dùng làm khungcửa do có vẻ sáng đẹp, nhẹ, bền,…Vàng, bạc được dùng làm đồ trang sức do có vẻ sáng đẹp,…Cuối cùng GV cho HS tự đọc kết luận về tính chất vật lí của KL trong sách HDH.HĐ 2 : Nghiên cứu tính chất hoá học của kim loại– GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để làm các thí nghiệm nghiên cứu phản ứng củakim loại với phi kim, với dung dịch axit và với dung dịch muối, ghi kết quả thí nghiệmtheo bảng như sách HDH :19TTTên thínghiệmPhảnứngcủakimloạivớiphikim1.PhảnứngcủakimloạivớioxiHiện tượngLấy một sợi dây phanhxe đạp/xe máy đã cuộnmột đầu thành hình lò so,bên trong có chứa mộtmẩu diêm/mẩu gỗ nhỏđem đốt trên ngọn lửađèn cồn. Khi thấy chỉ còntàn đỏ, đưa nhanh vào lọcó chứa oxi (Hình 1.1).Sắt cháy sángchói trong khíoxi, thành lọxuất hiện cáchạt màu nâu,đầu dây sắtxuất hiện cụckim loại nhỏhình cầu.– Khi đốt nóng,sắt tác dụng vớioxi tạo thành cáchạt oxit sắt từmàu nâu :Hình 1.1. Đốt sắt trongbình chứa oxi (có lớpnước ở đáy lọ)II20Giải thích, viếtPTHH xảy raCách tiến hành3Fe + 2O2Fe3O4– Phản ứng toảnhiều nhiệt làmcác hạt oxit sắttừ bị đốt nóng vàphát sáng, đồngthời làm nóngchảy sắt, do sứccăng bề mặt nênsắt thu lại thànhhình cầu.2.PhảnứngcủakimloạivớiphikimkhácLấy một mẩu natri nhỏ(bằng hạt đậu xanh),dùng giấy lọc thấm hếtlớp dầu phía ngoài. Đểmẩu natri vào muỗng sắt,nung nóng trên ngọn lửađèn cồn cho đến khi natrinóng chảy hoàn toàn rồiđưa vào bình chứa khíclo (dưới đáy bình cóchứa một lớp cát).Natri nóngchảy cháytrong khí clotạo thành khóitrắng, màuvàng của khíclo bị nhạt đi.Khói trắng là docác hạt nhỏ tinhthể NaCl tạo rakhi Na tác dụngvới Cl2 :Phản ứngcủa kim loạivới dungdịch axitCho một mảnh Zn/Al,…vào ống nghiệm chứakhoảng 2 ml dung dịchHCl/H2SO4 loãng,…Xung quanhmảnh Zn/Al cóbọt khí khôngmàu thoát ra;mảnh Zn/Altan dần, dungdịch thu đượckhông màu.Zn/Al tác dụngvới dung dịchaxit tạo thànhmuối tương ứngvà giải phóng khíhiđro :2Na + Cl22NaClZn + 2HClZnCl2 + H2↑IIIPhản ứngcủa kim loạivới dungdịch muối– Cho một mảnh đồngvào dung dịch bạc nitrat.– Cho một lá/dây kẽmvào dung dịch đồng (II)sunfat.– Có một lớpkim loại màutrắng sáng bámtrêm lá đồng,dung dịch dầnchuyển sangmàu xanh lam.– Có một lớpkim loại màuđỏ bám trênlá kẽm, màuxanh của dungdịch nhạt dần.– Cu tác dụng vớidd AgNO3 tạo rakim loại Ag màuxám bám trên láđồng và dd sauphản ứng có muốiCuSO4 nên cómàu xanh lam :Cu + 2AgNO3Cu(NO3)2 +2Ag– Zn tác dụngvới dd CuSO4tạo ra kim loạiCu màu đỏ bámtrên lá kẽm, nồngđộ CuSO4 trongdung dịch giảmdần, nên màuxanh của dungdịch nhạt dần :Zn + CuSO4 →ZnSO4 + CuSau đó GV cho các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm, giải thích và viết PTHH củacác phản ứng xảy ra, các nhóm khác góp ý, bổ sung.– Tiếp theo GV cho HS HĐ cá nhân : Đọc sách HDH, sau đó cho HĐ cặp đôi, cuốicùng GV tổ chức HĐ chung cả lớp bằng cách chọn một số cặp báo cáo, các HS khácgóp ý, bổ sung để rút ra các tính chất hoá học của kim loại và hoàn thiện câu trả lờitrong sách HDH :Tính chất hoá học của kim loại :+ Tác dụng với phi kim :Với oxi, tạo thành oxit kim loại (trừ Ag, Au, Pt,…)toVí dụ : 2Cu + O22CuOVới phi kim khác, tạo thành muối.Ví dụ : Fe + StoFeS+ Tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng,…) tạo thành muối và giảiphóng hiđro :21Ví dụ : Zn + H2SO4 (loãng)ZnSO4 + H2↑+ Tác dụng với dung dịch muối, tạo thành muối mới và kim loại mới (trừ Na, K, Ca,…).Ví dụ : Zn + CuSO4ZnSO4 + CuCuối cùng GV cho HS tự đọc kết luận trong sách HDH về tính chất hoá học của KL.HĐ 3 : Xây dựng dãy hoạt động hoá học của kim loại, ý nghĩa dãy hoạt độnghoá học của kim loại– GV tổ chức cho HS HĐ nhóm, làm các thí nghiệm để so sánh mức độ hoạt độnghoá học của các kim loại, từ đó hình thành dãy hoạt động hoá học của kim loại. Kếtquả thí nghiệm được ghi theo bảng như sách HDH :Cách tiến hànhHiện tượngLấy 2 ống nghiệm, chovào ống nghiệm (1)khoảng 2 ml dung dịchCuSO4, ống nghiệm (2)khoảng 2 ml dung dịchZnSO4. Sau đó cho mẩudây kẽm/lá kẽm vào ốngnghiệm (1), cho mẩu dâyđồng/lá đồng vào ốngnghiệm (2).Ống nghiệm (1) cóchất rắn màu đỏbám ngoài dây/lákẽm, màu xanh củadd nhạt dần. Ở ốngnghiệm (2) không cóhiện tượng gì xảy ra.Ở ống nghiệm (1) đã xảy raPƯHH, Zn đẩy Cu ra khỏi ddCuSO4 :Lấy 2 ống nghiệm, chovào ống nghiệm (1)khoảng 2 ml dung dịchAgNO3, ống nghiệm (2)khoảng 2 ml dung dịchCuSO4. Sau đó cho mẩudây đồng/lá đồng vào ốngnghiệm (1), cho mẩu dâybạc vào ống nghiệm (2).Ống nghiệm (1) cóchất rắn màu trắngsáng bám ngoàidây/lá đồng, dd dầnchuyển sang màuxanh. Ở ống nghiệm(2) không có hiệntượng gì xảy ra.Ở ống nghiệm (1) đã xảy raPƯHH, Cu đẩy Ag ra khỏi ddAgNO3 :22Giải thích, viết PTHH xảyra (nếu có)TTZn + CuSO4ZnSO4 + CuỞ ống nghiệm (2), đồngkhông đẩy được Zn ra khỏidd ZnSO4.Cu + 2AgNO3Cu(NO3)2 + 2AgỞ ống nghiệm (2), Ag khôngđẩy được Cu ra khỏi ddCuSO4.Lấy 2 ống nghiệm, mỗiống nghiệm chứa khoảng2 ml dung dịch HCl. Chovào ống nghiệm (1) mộtmẩu dây kẽm/lá kẽm, ốngnghiệm (2) một mẩu dâyđồng/lá đồng.Ống nghiệm (1) cóbọt khí không màuthoát ra ở xungquanh dây/lá kẽm, lákẽm tan dần, dungdịch thu được khôngmàu. Ở ống nghiệm(2) không có hiệntượng gì xảy ra.Zn đẩy được hiđro ra khỏidd axit :Lấy 2 cốc thuỷ tinh (loại100 ml), cho vào mỗicốc khoảng 50ml nướccất, nhỏ thêm vài giọtphenolphtalein vào mỗicốc. Cho mẩu natri vàocốc (1), cho mẩu kẽm/viên kẽm vào cốc (2).Cốc (1) : Mẩu Nanóng chảy thành giọttròn chạy trên mặtnước và tan dần, cókhí không màu thoátra, dd chuyển sangmàu hồng.Cốc (1) : Na phản ứng vớiH2O ở nhiệt độ thườngtạo ra dd bazơ làm hồngphenolphtalein, phản ứngtoả nhiệt làm Na nóng chảy,do sức căng bề mặt tạothành giọt tròn.Cốc (2) : Không cóhiện tượng gì xảy ra.Cốc (2) : Zn không phản ứngvới H2O ở nhiệt độ thường.Zn + 2HClZnCl2 + H2Cu không đẩy được hiđro rakhỏi dd axit.– Sau thí nghiệm, các nhóm trao đổi và trả lời các câu hỏi trong sách HDH :+ Từ thí nghiệm 1 suy ra Zn hoạt động hoá học của mạnh hơn Cu, vì Zn đẩy đượcCu ra khỏi dd muối đồng, còn Cu không đẩy được Zn ra khỏi dd muối kẽm.Ta sắp xếp kẽm đứng trước đồng : Zn, Cu.+ Từ thí nghiệm 2 suy ra Cu hoạt động hoá học của mạnh hơn Ag, vì Cu đẩy đượcAg ra khỏi dd muối bạc, còn Ag không đẩy được Cu ra khỏi dd muối đồng.Ta sắp xếp đồng đứng trước bạc : Cu, Ag.+ Từ thí nghiệm 3 suy ra Zn hoạt động hoá học mạnh hơn hiđro, vì Zn đẩy đượchiđro ra khỏi dd axit ; Cu hoạt động hoá học yếu hơn hiđro vì Cu không đẩy đượchiđro ra khỏi dd axit.Ta sắp xếp kẽm đứng trước hiđro, đồng đứng sau hiđro : Zn, H, Cu.+ Từ thí nghiệm 4 suy ra Na hoạt động hoá học mạnh hơn Zn, vì Na phản ứngmạnh với nước ở nhiệt độ thường, Zn không phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.Ta xếp natri đứng trước kẽm : Na, Zn.Tóm lại, từ 4 thí nghiệm trên ta có thể sắp xếp các kim loại thành dãy theo chiềugiảm dần mức độ hoạt động hoá học như sau :23Na, Zn, (H), Cu, Ag.– Sau đó GV cho HS đọc sách HDH về dãy hoạt động hoá học của kim loại :K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au.– Tiếp theo, GV cho HS nghiên cứu sách HDH về ý nghĩa dãy hoạt động hoá họccủa kim loại và trả lời các câu hỏi trong sách HDH :+ Kim loại Al có khả năng đẩy Cu ra khỏi dung dịch CuSO4, vì sao Al đứng trướcCu trong dãy hoạt động hoá học, tức Al hoạt động hoá học mạnh hơn Cu :2Al + 3CuSO4Al2(SO4)3 + 3Cu+ Kim loại Ag không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng, vì Ag đứng sau Htrong dãy hoạt động hoá học.Dự kiến một số khó khăn vướng mắc của HS :Ở HĐ này HS có thể gặp khó khăn khi so sánh mức độ hoạt động hoá học của cáckim loại, khi đó GV có thể dùng các câu hỏi định hướng, gợi mở như : Từ thí nghiệm 1,Zn đẩy được Cu ra khỏi dd CuSO4, chứng tỏ Zn hoạt động hoá học mạnh hơn hayyếu hơn Cu ? Tương tự, GV có thể dùng các câu hỏi mang tính gợi mở với các thínghiệm khác.Mục đích :Ở hoạt động luyện tập, các câu hỏi/bài tập đưa ra nhằm mục đích giúp HS củngcố, khắc sâu các kiến thức, kĩ năng về tính tính chất vật lí, tính chất hoá học, dãyhoạt động hoá học của kim loại, rèn kĩ năng giải các bài tập liên quan đến tính chấthoá học của kim loại, đồng thời góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tăngcường liên hệ kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống.Nội dung HĐ :Hoàn thành các câu hỏi/bài tập (1 – 7) trong sách HDH.Phương thức tổ chức HĐ :GV tổ chức cho HS HĐ cá nhân, HĐ cặp đôi/HĐ nhóm/hoạt động chung cả lớp đểhoàn thành các bài tập (1 – 7) trong sách HDH và củng cố, khắc sâu các kiến thức,kĩ năng về tính tính chất vật lí, tính chất hoá học, dãy hoạt động hoá học của kim loại,rèn kĩ năng giải các bài tập liên quan đến tính chất hoá học của kim loại.24Sản phẩm HĐ :– Vở ghi của cá nhân hoàn thành các bài tập (1 – 7) trong sách HDH.– Báo cáo của các nhóm.Dự kiến khó khăn vướng mắc của HS :Khi HĐ cá nhân, có thể có một số HS gặp khó khăn như ở bài tập 4 HS có thể viếtnhầm PTHH do chưa hiểu kĩ dãy hoạt động hoá học ; một số HS có thể gặp khó khănkhi giải quyết các bài tập 5, 6, 7. Do đó, GV cần chú ý quan sát để kịp thời phát hiệnnhững HS gặp khó khăn và có biện pháp hỗ trợ (GV có thể trực tiếp hỗ trợ, hoặc nhờnhững HS khá, giỏi hỗ trợ thông qua HĐ cặp đôi/HĐ nhóm.Phương án kiểm tra, đánh giá HĐ của HS :– Ở HĐ luyện tập, GV có thể kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của HS thôngqua quan sát trực tiếp ; vở ghi HS ; báo cáo/trình bày của cá nhân/nhóm ; những chiasẻ của HS trong quá trình thảo luận chung cả lớp,…– Giáo viên cũng có thể ghi một số nhận xét ngắn gọn vào vở của một số HSnhằm giúp HS nhận ra những sai lầm hoặc nhằm động viên, khích lệ HS.Gợi ý tổ chức HĐ :– Trước hết GV yêu cầu HS HĐ cá nhân để giải quyết các bài tập 1, 2, 3, 4 (HSkhá có thể giải quyết các bài tập 5, 6, 7) trong sách HDH.– Tiếp theo GV có thể cho HS HĐ cặp đôi/nhóm để chia sẻ kết quả các bài tập 1,2, 3, 4.Sau đó GV có thể mời đại diện 2 – 3 cặp trình bày kết quả bài tập 1, 2 (chú ý chọncác cặp có kết quả khác nhau), các cặp khác góp ý, bổ sung.Để chia sẻ kết quả bài tập 3, 4, GV có thể mời đại diện 2 HS lên trình bày trênbảng (chú ý chọn HS có một số sai sót để cả lớp cùng rút kinh nghiệm), các HS khácgóp ý bổ sung, GV cần lưu ý những sai sót nếu có của HS.Các bài tập 5, 6, 7 tương đối khó đối với HS, vì vậy sau khi HS làm việc cá nhânGV có thể cho HS HĐ nhóm để cùng giải quyết và chia sẻ.ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI1. D.2. a) dây điện ; b) nhôm ; c) đồ trang sức ; ánh kim ; d) nhẹ ; bền.3. a) 2Mg + O2to2MgO25