Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên tiểu học
Giáo dục tiểu học là gì? Mục tiêu của giáo dục tiểu học? Mục đích và nguyên tắc của bồi dưỡng thường xuyên? Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên tiểu học?
Chúng ta biết rằng, từ xưa cho đến nay, ngành giáo dục vẫn luôn là ngành giữ vai trò quan trọng và không một ai có thể phủ nhận được vai trò này. Tất cả các xã hội đều luôn đề cao và xem trọng vấn đề giáo dục đối với một công dân, cá nhân. Thực chất thì giáo dục không chỉ là nhân tố và điều kiện hình thành nên nền tảng kiến thức của một người, mà giáo dục còn góp vai trò làm nên giá trị đạo đức, nhân cách của chính cá nhân đó. Việc bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên cũng rấy quan trọng và được quan tâm. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên tiểu học.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Căn cứ pháp lý: Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.
1. Giáo dục tiểu học là gì?
Thực tế, chúng ta có thể hiểu cơ bản giáo dục Tiểu học và Sư phạm Tiểu học cũng chính là một. Giáo dục tiểu học là chuyên ngành đào tạo cử nhân. Việc ban hành các quy định và chính sách về giáo dục tiểu học để nhằm mục đích thông qua đó có thể đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Giáo dục tiểu học là ngành học và nó chỉ một giai đoạn đầu tiên của hệ giáo dục chính quy, sau giáo dục mầm non và trước giáo dục trung học cơ sở.
Ở tại nước ta trong giai đoạn hiện nay, trẻ em thường thì sẽ bắt đầu tham gia vào hệ thống Giáo dục Tiểu học từ khi ácc trẻ em 6 tuổi. Với tỷ lệ hơn 90% dân số nước ta đều biết chữ, giáo dục tiểu học ở Việt Nam hiện nay mang tính bắt buộc và các trẻ sẽ được đào tạo trong thời gian 5 năm phân chia thành các lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5.
Giáo dục tiểu học được áp dụng vào thực hiện thông qua hệ thống các trường tiểu học có ở tại Việt Nam. Ở tất cả các cấp xã, quận, huyện trên đất nước ta thì sẽ đều có hệ thống trường tiểu học để nhằm mục đích có thể thông qua đó giúp đáp ứng nhu cầu học tập. Mặc dù quy mô và chất lượng của các hệ thống giáo dục tiểu học là khác nhau, nhưng chương trình học tại tất cả các trường đều thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
2. Mục tiêu của giáo dục tiểu học:
Chúng ta biết rằng, giáo dục tiểu học trong giai đoạn ngày nay được xem là một bước đệm, giáo dục tiểu học cũng là một nền tảng kiến thức ban đầu của trẻ em. Giáo dục tiểu học có những mục tiêu cơ bản như sau:
– Mục tiêu của giáo dục tiểu học đó chính là hướng dẫn, dạy bảo các em về cách tiếp cận kiến thức ban đầu. Hướng dẫn cho các em biết cách để có thể đọc, viết, tính toán từng con số.
– Mục tiêu của giáo dục tiểu học đó chính là hướng dẫn các em thực hiện các phép tính cơ bản nhất từ cộng, trừ, nhân, chia.
– Mục tiêu của giáo dục tiểu học đó chính là tạo cho các bé môi trường tốt nhất để học những kiến thức cơ bản về công nghệ, kỹ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, thể dục và một số môn học khác.
Xem thêm: Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn mới nhất
– Mục tiêu của giáo dục tiểu học đó chính là hình thành, tạo nền tảng kiến thức sơ khai ban đầu để các bé có thể phát triển theo một hướng đúng đắn.
– Mục tiêu của giáo dục tiểu học đó chính là tạo điều kiện thuận lợi để giúp cho các bé theo đuổi các chương trình học tiếp theo.
3. Mục đích và nguyên tắc của bồi dưỡng thường xuyên:
Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên:
– Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên là thực hiện việc bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng các kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với các chủ thể là những người giáo viên, cán bộ quản lý; bồi dưỡng thường xuyên cũng là căn cứ quan trọng nhằm mục đích để thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm mục đích để thông qua đó có thể nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của các chủ thể là những giáo viên và các cán bộ quản lý; bồi dưỡng thường xuyên có mục đích là để có thể nâng cao mức độ đáp ứng của các giáo viên, cán bộ quản lý đúng theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và thông qua đó có thể đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
– Mục đích của bồi dưỡng thường xuyên là phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác bồi dưỡng thường xuyên của các giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên đối với các giáo viên, cán bộ quản lý của các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.
Nguyên tắc của bồi dưỡng thường xuyên:
– Việc bồi dưỡng thường xuyên cần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm và nhu cầu phát triển của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, của địa phương và của ngành.
– Việc bồi dưỡng thường xuyên cần bảo đảm đề cao ý thức tự học, bồi dưỡng liên tục tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý.
Xem thêm: Đi tập huấn bồi dưỡng kiến thức có được tính vào thời gian tập sự
– Một nguyên tắc nữa là bồi dưỡng thường xuyên là cần thực hiện phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng thường xuyên.
– Việc bồi dưỡng thường xuyên cần bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên tiểu học:
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học được biết đến là tài liệu quan trọng giúp cho các thầy, cô có thể lựa chọn, tham khảo khi thực hiện việc bồi dưỡng thường xuyên. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cấp tiểu học là loại tài liệu quan trọng và rất hữu ích giúp các thầy cô có thể thực hiện tốt các quy chế theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT.
Nội dung tài liệu bồi dưỡng thường xuyên tiểu học cụ thể như sau:
TH1: Một số vấn đề tâm lý học dạy học ở tiểu học, những giải pháp sư phạm
TH2: Đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc ít người, học sinh có nhu cầu đặc biệt, học sinh có hoàn cảnh khó khăn
TH3: Đặc điểm tâm lý của học sinh yếu kém, học sinh cá biệt, học sinh giỏi và năng khiếu
TH4: Môi trường dạy học lớp ghép
TH5: Tổ chức học tập cho học sinh ở lớp ghép
Xem thêm: Vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động
TH6: Kế hoạch dạy học ở lớp ghép
TH7: Xây dựng môi trường học tập thân thiện
TH8: Thư viện trường học thân thiện
TH9: Hướng dẫn, tư vấn cho học sinh tiểu học
TH10: Giáo dục hòa nhập
TH11: Tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ có khó khăn về nghe
TH12: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở tiểu học
TH13: Kỹ năng lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực
Xem thêm: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên mầm non
TH14: Thực hành thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực
TH15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học
TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học
TH17: Sử dụng thiết bị dạy học ở tiểu học
TH18: Lắp đặt, bảo quản thiết bị dạy học ở tiểu học
TH19: Tự làm đồ dùng dạy học ở tiểu học
TH20: Kiến thức, kĩ năng tin học cơ bản
TH21: Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft Powerpoint trong dạy học
Xem thêm: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên cấp THCS
TH22: Sử dụng phần mềm giáo dục để dạy học ở tiểu học
TH23: Mạng Internet – Tìm kiếm và khai thác thông tin
TH24: Đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
TH25: Các kĩ thuật bổ trợ trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
TH26: Hình thức tự luận và trắc nghiệm trong đánh giá kết quả học tập ở tiểu học
TH27: Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét thể chất
TH28: Kiểm tra, đánh giá các môn học bằng điểm số
TH29: Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
Xem thêm: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên dành cho giáo viên cấp THPT
TH30: Hướng dẫn áp dụng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở tiểu học trong điều kiện thực tế ở Việt Nam
TH31: Tổ chức dạy học cả ngày
TH32: Dạy học phân hóa ở tiểu học
TH33: Thực hành dạy học phân hóa ở tiểu học
TH34: Công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học
TH35: Giáo viên chủ nhiệm trong các hoạt động ở trường tiểu học
TH36: Kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm trong công tác giáo dục học sinh của người giáo viên chủ nhiệm
TH37: Những vấn đề chung về tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường tiểu học
TH38: Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở tiểu học
TH39: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học
TH40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học qua các môn học
TH41: Giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động giáo dục
TH42: Thực hành Giáo dục kĩ năng sống trong một số hoạt động ngoại khóa ở tiểu học
TH43: Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học
TH44: Thực hành Giáo dục bảo vệ môi trường qua các môn học ở tiểu học
TH45: Xây dựng cộng đồng thân thiện vì trẻ em.