Tài liệu Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của xã hội

Mô tả:

Ngày nay, loài người tiến bộ vẫn luôn khát khao hướng tới một xã hội văn minh phát triển nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người trong sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức sống cao và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi người, cho thế hệ ngày nay và muôn đời con cháu mai sau. Đó cũng là mục tiêu mà nước Việt Nam đang hướng tới thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Để đạt được mục tiêu tốt đẹp trên, bất kể quốc gia nào cũng cần phải tìm được cho mình động lực cơ bản của sự phát triển. Vào thời kỳ của những thế kỉ trước, khi lao động thủ công đóng vai trò chủ yếu, thì các yếu tố lao động và đất đai đóng vai trò động lực. Nếu biết kết hợp đúng đắn lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi, nảy nở. Chính vì vậy mà nhà kinh tế học Adam Smit đã nhận định: “Đất là mẹ, lao động là cha”. Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp, lao động, vốn, kĩ thuật và phương pháp quản lí được xem là những yếu tố chủ chốt của tăng trưởng kinh tế. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, đến các “xã hội thông tin”, trong đó “thông tin” trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của mọi quốc gia, việc “thông tin hoá” tạo nên những chuyển biến nhanh chóng về lượng cũng như về chất của nền kinh tế thế giới, thì con người được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển.
Ngày nay, trí tuệ con người được xem là yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển. Chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ ba thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã từng nói nhân dịp khai giảng năm học 1995 – 1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục giữ một vai trò chủ hết sức quan trọng đối với sự phát triển xã hội của mỗi quốc gia.
I. KHÁI QUÁT BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC CỦA GIÁO DỤC
Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhận thức thế giới khách quan để tích lũy kinh nghiệm, chinh phục tự nhiên. Khi đã tích lũy được những kinh nghiệm bao gồm những kĩ năng, kĩ xảo, tư tưởng, giá trị đạo đức,hành vi….con người có nhu cầu truyền đạt lại cho nhau và cho những thế hệ tiếp nối sau đó.Trong quá trình phát triển của xã hội, thế hệ trước không ngừng truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm để tiếp tục tham gia vào cuộc sống lao động và các hoạt động xã hội nhằm duy trì sự phát triển xã hội loài người, chính sự truyền thụ và lĩnh hội này gọi là giáo dục.Do vậy, giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển chính con người và phát triển xã hội. Vì thế giáo dục là một hiện tượng xã hội và là một trong những nhu cầu tất yếu của xã hội, vì nó chỉ xuất hiện ở con người, giáo dục nảy sinh trên cơ sở kinh tế xã hội nhất định, nó tồn tại và phất triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.Nói cách khác giáo dục là một hoạt động gắn liền với tiến trình phát triển xã hội, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có nền giáo dục tương ứng, khi xã hội chuyển từ hình thái xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác thì toàn bộ hệ thống giáo dục cũng thay đổi theo. Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội chịu sự quy định của xã hội, giáo dục có mối quan hệ biện chứng với các hình thái ý thức xã hội khác và với hạ tầng cơ sở. Ở mỗi giai đoạn phát triển xã hội nói chung và ở mỗi quốc gia nói riêng sẽ có một nền giáo dục tương ứng. Nền giáo dục phong kiến đã phản ánh những đặc trưng của xã hội phong kiến với một nền nông nghiệp lạc hậu và trì trệ và đã có vai trò to lớn trong việc duy trì sự bền vững của xã hội phong kiến trong cả ngàn năm. Khi cuộc Cách mạng Công nghiệp thành công ở Châu Âu đưa nhân loại bước sang một nên văn minh mới – nền văn minh công nghiệp- cũng là lúc một nền giáo dục mới ra đời. Một nền giáo dục có khả năng giáo dục đồng loạt, được tổ chức một cách khoa học và có khả năng tạo ra những chất lượng giáo dục cao, cung cấp cho nền kinh tế công nghiệp đội ngũ những người lao động đồng bộ, có trình độ cao.
Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục thế giới và của mỗi quốc gia đang không ngừng cải cách đổi mới nhằm thích ứng tốt hơn với những xu thế phát triển mới mẻ và năng động của toàn nhân loại và có khả năng tạo ra được những nguồn lực mới để phát triển nhanh và bền vững. Sự đổi mới giáo dục trở thành một yêu cầu cấp bách và sống còn của mỗi quốc gia.
Sự phát triển giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội thể hiện trên tất cả các mặt, các yếu tố của nền giáo dục: mục đích giáo dục, hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, chính sách giáo dục… Sự khác nhau của các yếu tố nói trên cũng đều do sự quy định của các đặc điểm phát triển của xã hội.
II. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội. Nghiên cứu giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội và một hệ thống được tổ chức đặc biệt, ta thấy giáo dục có ba chức năng quan trọng, đó là: Chức năng kinh tế – sản xuất, chức năng chính trị – tư tưởng và chức năng văn hóa – xã hội.
1. Chức năng kinh tế – sản xuất.
Sự phát triển xã hội được đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế. Mọi xã hội được xây dựng trên nền tảng của các nền kinh tế và được tạo ra bởi các yếu tố kinh tế.
Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển về kinh tế cũng cần có rất nhiều nguồn lực như nguồn lực nhân lực, nguồn lực nguồn vốn, nguồn lực tài nguyên ….; trong đó nguồn lực nhân lực (người lao động) là quan trọng nhất. Bởi vì, nếu muốn đưa xã hội càng phát triển, đòi hỏi phải có những người có trình độ cao, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động sản xuất, có những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Muốn có nguồn nhân lực như vậy thì xã hội cần phải có giáo dục. Bởi vì giáo dục thông qua hệ thống giáo dục và dạy học, bằng bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo dục trực tiếp đào tạo ra đội ngũ người lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ cao, một mặt, để thay thế cho những lao động đã mất; mặt khác , để bổ sung, nâng cao và đáp ứng nguồn nhân lực cho yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất (mở rộng các khu vực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, hiện đại hóa, công nghiệp hóa …). Chất lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi trình độ được đào tạo (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật, năng lực công nghiệp,…). Tất cả đều do giáo dục quyết định. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tốt là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Giáo dục đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết cho xã hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Thông qua các quá trình giáo dục và dạy học, bằng nhiều hình thức khác nhau; giáo dục đã:
+ Đào tạo ra những con người mới, là những người có trình độ văn hóa, am hiểu về khoa học kỹ thuật – khoa học công nghệ; có khả năng vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ vào quá trình sản xuất lao động. Nhờ vậy làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo động lực cho xã hội phát triển.
+ Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra nguồn nhân lực mới để thay thế những sức lao động cũ bị mất đi do ốm đau, bệnh tật, tuổi già, tai nạn …
+ Hiện nay hầu như các nước trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế các nước trên thế giới đều coi trọng giáo dục, ưu tiên cho giáo dục, đầu tư cho giáo dục , xây dựng hệ thống giáo dục hoàn thiện đáp ứng nhu cầu xã hội.Như: tăng ngân sách cho giáo dục, trang bị thiết bị giáo dục cho các trường …. Hầu như nước nào quan tâm đến giáo dục thì nước đó đều có sự phát triển mạnh về kinh tế, điển hình như Nhật Bản, Singapore.
Đầu tư giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì thế không những là các nước trên thế giới mà Việt Nam chúng ta cũng đang đầu tư rất lớn cho giáo dục. Đã chú trọng đến những chính sách phù hợp để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho người lao động như: Đưa người sang các nước bạn để học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của các nước khác; mở các lớp chuyên tu, tại chức, cao học, ….
Giáo dục đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển cho các nền kinh tế. Vì thế muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải tập trung mọi nổ lực để phát triển giáo dục, dựa vào giáo dục và lấy giáo dục làm động lực.

MỞ ĐẦU
Ngày nay, loài người tiến bộ vẫn luôn khát khao hướng tới một xã hội
văn minh phát triển nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người
trong sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa
mức sống cao và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi
người, cho thế hệ ngày nay và muôn đời con cháu mai sau. Đó cũng là mục
tiêu mà nước Việt Nam đang hướng tới thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Để đạt được mục tiêu tốt đẹp trên, bất kể quốc gia nào cũng cần phải tìm
được cho mình động lực cơ bản của sự phát triển. Vào thời kỳ của những thế
kỉ trước, khi lao động thủ công đóng vai trò chủ yếu, thì các yếu tố lao động và
đất đai đóng vai trò động lực. Nếu biết kết hợp đúng đắn lao động và đất đai
thì của cải sẽ sinh sôi, nảy nở. Chính vì vậy mà nhà kinh tế học Adam Smit đã
nhận định: “Đất là mẹ, lao động là cha”. Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp,
lao động, vốn, kĩ thuật và phương pháp quản lí được xem là những yếu tố chủ
chốt của tăng trưởng kinh tế. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ hiện đại với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, đến các “xã hội thông
tin”, trong đó “thông tin” trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của mọi quốc
gia, việc “thông tin hoá” tạo nên những chuyển biến nhanh chóng về lượng
cũng như về chất của nền kinh tế thế giới, thì con người được vũ trang bằng
những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển.
Ngày nay, trí tuệ con người được xem là yếu tố hàng đầu thể hiện quyền
lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được
rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng
để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Các nước chậm tiến muốn phát triển
nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu
tư cho phát triển. Chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới

giúp các nước thuộc thế giới thứ ba thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công
nghệ. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã từng nói nhân dịp khai giảng năm học
1995 – 1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao
cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là
nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương
lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục giữ một vai trò chủ hết sức quan trọng đối
với sự phát triển xã hội của mỗi quốc gia.
I.

KHÁI QUÁT BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC CỦA GIÁO DỤC

Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới
khách quan, nhận thức thế giới khách quan để tích lũy kinh nghiệm, chinh
phục tự nhiên. Khi đã tích lũy được những kinh nghiệm bao gồm những kĩ
năng, kĩ xảo, tư tưởng, giá trị đạo đức,hành vi….con người có nhu cầu truyền
đạt lại cho nhau và cho những thế hệ tiếp nối sau đó.Trong quá trình phát triển
của xã hội, thế hệ trước không ngừng truyền lại cho thế hệ sau những kinh
nghiệm để tiếp tục tham gia vào cuộc sống lao động và các hoạt động xã hội
nhằm duy trì sự phát triển xã hội loài người, chính sự truyền thụ và lĩnh hội
này gọi là giáo dục.Do vậy, giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người
nhằm vào mục đích phát triển chính con người và phát triển xã hội. Vì thế giáo dục
là một hiện tượng xã hội và là một trong những nhu cầu tất yếu của xã hội, vì nó chỉ

xuất hiện ở con người, giáo dục nảy sinh trên cơ sở kinh tế xã hội nhất định, nó
tồn tại và phất triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.Nói
cách khác giáo dục là một hoạt động gắn liền với tiến trình phát triển xã hội, ở
mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có nền giáo dục tương ứng, khi xã hội
chuyển từ hình thái xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác thì toàn bộ hệ
thống giáo dục cũng thay đổi theo. Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội
chịu sự quy định của xã hội, giáo dục có mối quan hệ biện chứng với các hình
thái ý thức xã hội khác và với hạ tầng cơ sở. Ở mỗi giai đoạn phát triển xã hội

nói chung và ở mỗi quốc gia nói riêng sẽ có một nền giáo dục tương ứng. Nền
giáo dục phong kiến đã phản ánh những đặc trưng của xã hội phong kiến với
một nền nông nghiệp lạc hậu và trì trệ và đã có vai trò to lớn trong việc duy trì
sự bền vững của xã hội phong kiến trong cả ngàn năm. Khi cuộc Cách mạng
Công nghiệp thành công ở Châu Âu đưa nhân loại bước sang một nên văn
minh mới – nền văn minh công nghiệp- cũng là lúc một nền giáo dục mới ra
đời. Một nền giáo dục có khả năng giáo dục đồng loạt, được tổ chức một cách
khoa học và có khả năng tạo ra những chất lượng giáo dục cao, cung cấp cho
nền kinh tế công nghiệp đội ngũ những người lao động đồng bộ, có trình độ
cao.
Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục thế giới và của mỗi quốc gia đang
không ngừng cải cách đổi mới nhằm thích ứng tốt hơn với những xu thế phát
triển mới mẻ và năng động của toàn nhân loại và có khả năng tạo ra được
những nguồn lực mới để phát triển nhanh và bền vững. Sự đổi mới giáo dục
trở thành một yêu cầu cấp bách và sống còn của mỗi quốc gia.
Sự phát triển giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội thể hiện trên
tất cả các mặt, các yếu tố của nền giáo dục: mục đích giáo dục, hệ thống giáo
dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục,
chính sách giáo dục… Sự khác nhau của các yếu tố nói trên cũng đều do sự
quy định của các đặc điểm phát triển của xã hội.
II.

VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát
triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những
tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra
sự phát triển cho xã hội. Nghiên cứu giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã
hội và một hệ thống được tổ chức đặc biệt, ta thấy giáo dục có ba chức năng

quan trọng, đó là: Chức năng kinh tế – sản xuất, chức năng chính trị – tư tưởng
và chức năng văn hóa – xã hội.
1. Chức năng kinh tế – sản xuất.
Sự phát triển xã hội được đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế. Mọi xã hội được
xây dựng trên nền tảng của các nền kinh tế và được tạo ra bởi các yếu tố kinh tế.
Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển về kinh tế cũng cần có rất
nhiều nguồn lực như nguồn lực nhân lực, nguồn lực nguồn vốn, nguồn lực tài
nguyên ….; trong đó nguồn lực nhân lực (người lao động) là quan trọng nhất. Bởi vì,
nếu muốn đưa xã hội càng phát triển, đòi hỏi phải có những người có trình độ cao, có
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động sản xuất, có những phẩm chất cần
thiết của người lao động mới. Muốn có nguồn nhân lực như vậy thì xã hội cần phải
có giáo dục. Bởi vì giáo dục thông qua hệ thống giáo dục và dạy học, bằng bằng
nhiều hình thức khác nhau, giáo dục trực tiếp đào tạo ra đội ngũ người lao động đủ
về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ cao, một mặt, để thay thế cho những
lao động đã mất; mặt khác , để bổ sung, nâng cao và đáp ứng nguồn nhân lực cho
yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất (mở rộng các khu vực sản xuất, chuyển dịch
cơ cấu, hiện đại hóa, công nghiệp hóa …). Chất lượng nguồn nhân lực được đặc
trưng bởi trình độ được đào tạo (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật, năng lực công
nghiệp,…). Tất cả đều do giáo dục quyết định. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có
chất lượng tốt là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế.
Giáo dục đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết cho xã
hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Thông qua các quá trình giáo dục và dạy
học, bằng nhiều hình thức khác nhau; giáo dục đã:
+ Đào tạo ra những con người mới, là những người có trình độ văn hóa, am
hiểu về khoa học kỹ thuật – khoa học công nghệ; có khả năng vận dụng những thành
tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ vào quá trình sản xuất lao động. Nhờ vậy làm
tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo động lực cho xã
hội phát triển.

+ Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra nguồn nhân lực mới để thay
thế những sức lao động cũ bị mất đi do ốm đau, bệnh tật, tuổi già, tai nạn …
+ Hiện nay hầu như các nước trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng, vai
trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế các nước trên thế giới đều coi
trọng giáo dục, ưu tiên cho giáo dục, đầu tư cho giáo dục , xây dựng hệ thống giáo
dục hoàn thiện đáp ứng nhu cầu xã hội.Như: tăng ngân sách cho giáo dục, trang bị
thiết bị giáo dục cho các trường …. Hầu như nước nào quan tâm đến giáo dục thì
nước đó đều có sự phát triển mạnh về kinh tế, điển hình như Nhật Bản, Singapore.
Đầu tư giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì thế không những là các nước trên thế
giới mà Việt Nam chúng ta cũng đang đầu tư rất lớn cho giáo dục. Đã chú trọng đến
những chính sách phù hợp để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho người lao động như:
Đưa người sang các nước bạn để học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của các nước
khác; mở các lớp chuyên tu, tại chức, cao học, ….
Giáo dục đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển cho
các nền kinh tế. Vì thế muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải tập trung mọi nổ
lực để phát triển giáo dục, dựa vào giáo dục và lấy giáo dục làm động lực.
2. Chức năng chính trị – xã hội.
Sự phát triển xã hội cũng được thể hiện ở sự ổn định của hệ thống chính trị của
mỗi quốc gia. Giáo dục góp phần đắc lực và làm ổn định hệ thống chính trị thông
qua việc thực hiện chức năng tuyên truyền; làm cho những đường lối, chính sách,
chiến lược, hệ thống luật pháp của nhà nước… đến được với mọi tầng lớp của nhân
dân; làm thay đổi ý thức, hình thành niềm tin lý tưởng… Đó là điều kiện cơ bản để
tạo ra sức mạnh tinh thần to lớn đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp cách
mạng của giai cấp.
Giáo dục đã đào tạo ra những con người trung thành với giai cấp, đáp ứng yêu
cầu của cuộc cách mạng, có đủ khả năng để thực hiện thành công sự nghiệp chính trị
của giai cấp; góp phần khẳng định củng cố địa vị chính trị của giai cấp. Giáo dục
trong bất kỳ xã hội nào cũng phục vụ đắc lực cho chính trị, không thể có một nền
giáo dục nào thoát ly chính trị, phi chính trị.

Trong các xã hội có giai cấp, giáo dục nó sẽ trực tiếp tác động đến cấu trúc xã
hội, tác động đến việc hình thành các tầng lớp, các nhóm xã hội. Bởi vì giáo dục ở
đây chính là quyền lợi của tầng lớp thống trị, và trong xã hội này thường tồn tại hệ
thống hai nhà trường. Ví dụ, trong xã hội có giai cấp đầu tiên xã hội Chiếm hữu nô
lệ; giáo dục luôn nhằm mục đích đào tạo cho con em tầng lớp chủ nô trở thành
những quan chức, chủ nô con, cho nên trường học là dành cho con em tầng lớp chủ
nô. Còn con em của nô lệ thì không được đến trường, chỉ có thể được bố mẹ chúng
dạy ở nhà ….
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, giáo dục luôn có những tác động đến chính trị xã hội theo chiều hướng tích cực. Giáo dục có thể nâng cao đến trình độ văn hóa, vị
trí xã hội giữa các thành viên, giúp cho các thành viên trong xã hội thay đổi nghề
nghiệp. Mặt khác, giáo dục còn đào tạo ra thế hệ trẻ những người trung thành với
chế độ, có ý thức giác ngộ chính trị cao, có năng lực bảo vệ chế độ chính trị – xã hội.
Giúp cho các thành viên trong xã hội nắm vững được các chính sách, đường lối của
đảng và nhà nước; giúp cho công dân nắm vững, ý thức được vị trí của mình. Giáo
dục đã mở rộng các cơ hội để cho mọi thành phần dân cư, không phân biệt đều được
tiếp nhận giáo dục một cách bình đẳng và dân chủ để phát triển; làm thay đổi vị trí
xã hội của mỗi cá nhân và cộng đồng. Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là phương tiện
hữu hiệu cho các cuộc cách mạng xã hội trên phạm vi toàn nhân loại cũng như ở mỗi
quốc gia.
Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước, đại diện cho quyền lực
“ của dân, do dân, vì dân” trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh đang quyết tâm xây dựng đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Giáo dục phải phục vụ cho mục đích chính trị tốt
đẹp và tư tưởng cao quý đó bằng toàn bộ hoạt động của mình thể hiện từ quan điểm,
mục đích, nội dung, phương pháp….sao cho các chủ trương, đường lối chính trị của
đảng, pháp luật của nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm nhuần sâu sắc vào mọi
tầng lớp nhân dân để biến thành hành động thực tiễn nhằm đưa đất nước phát triển
nhanh, mạnh, vững chắc.
Vai trò của giáo dục đối với tư tưởng – văn hóa.

“Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần đã dược nhân loại sáng tạo ra
trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử, xã hội,các gia trị ấy nói lên mức độ phát
triển của loài người”. Các giá trị vật chất, tinh thần ấy tồn tại trong xã hội. Như vậy
văn hóa vừa là nội dung vừa là mục tiêu của giáo dục. Thật vậy, bất kỳ xã hội nào
muốn có sự ổn định thì một trong những vấn đề cơ bản là phải giúp cho người dân
nhận thức được, nắm được những quy định của xã hội; những chuẩn mực, giá trị mà
xã hội đề ra phải nghiêm túc thực hiện. Giáo dục với tư cách là một công cụ đấu
tranh của giai cấp, trở thành một phương tiện cơ bản để truyền bá hệ tư tưởng của
giai cấp, cho mọi tầng lớp của nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Giáo dục sẽ giúp cho
người dân có nhận thức đúng đắn, định hướng cho hoạt động của con người, góp
phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước. Mặt khác giáo dục còn có vai trò
quan trọng trong việc xây dựng một hệ tư tưởng chính thống chi phối toàn bộ xã hội,
giáo dục giúp cho họ có đủ vũ khí, bản lĩnh để chống lại mọi âm mưu, luận điệu
nhằm chống phá cách mạng, Đảng cộng sản và cản trở con đường xây dựng chủ
nghĩa xã hội; tuyên truyền phản động trái ngược với tư tưởng của giai cấp. Đặc biệt
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thì công tác giáo dục tư tưởng càng trở nên quan
trọng.
Giáo dục nâng cao trình độ văn hóa cho tất cả mọi người, bằng cách phổ cập
giáo dục phổ thông với trình độ ngày càng cao cho toàn xã hội. Với một nền giáo
dục phổ thông tốt được phổ cập rộng rãi, sẽ nâng cao dân trí, làm xuất hiện và bồi
dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, làm cho cá nhân phát triển để
trở thành những nhân cách, những chủ thể văn hóa; có khả năng sáng tạo ra các giá
trị văn hóa mới, góp phần làm phát triển văn hóa cho mỗi dân tộc và cho nhân loại.
Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những người
có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; bảo tồn những giá trị
truyền thống dân tộc, giúp thế hệ trẻ có ý thức trong việc kết hợp những giá trị dân
tộc với nhân loại, các giá trị truyền thống với hiện đại; đấu tranh để xóa bỏ những
thói hư tật xấu, những hủ tục của xã hội. Giáo dục đã trở thành một phương tiện cơ
bản để giữ gìn và phát triển văn hóa.Như nhà tương lai học người Mỹ A. Tofler
khẳng định tại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 15 (1990) “ Một dân tộc không được

giáo dục – dân tộc đó sẽ bị loài người đào thải, một cá nhân không được giáo dục –
con người đó sẽ bị xã hội loại bỏ”
Tầm quan trọng của giáo dục đã được những con người thế hệ trước đề cao, và
luôn coi nó là tiền đề để xây dựng một xã hội ngày càng phát triển hơn trong xã hội.
Những câu nói nổi tiếng của những nhà kinh điển thế giới đã khẳng định điều đó như
câu danh ngôn của Đông Phương Sóc (dưới thời nhà Hán) về tầm quan trọng của
những người có học đối với đất nước: “Được kẻ sĩ, đất nước sẽ hùng mạnh. Mất kẻ
sĩ, đất nước sẽ suy vong”. Câu danh ngôn về việc khuyến khích không ngừng học tập
của V.I.Lênin: “Học, học nữa, học mãi”. Những câu nói nổi tiếng của chủ tịch Hồ
Chí Minh như: “Non sông Việt Nam có vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có
được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần công
học tập của các cháu”, “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng
người” …
Khi nói về vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con
người mới của giáo dục; Hồ Chí Minh đã nói: “Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính
cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên”.
Trong “Lời kêu gọi chống nạn thất học” tháng 10-1945, Người kêu gọi:
“Quốc dân Việt Nam!
Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
Mọi người Việt Nam… phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây
dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”……
Những thành tựu trong công cuộc cải cách giáo dục của Nhật Bản sau thế chiến
thứ hai, từ một đống đổ nát sau Thế chiến thứ hai (1945) chỉ sau vài chục năm Nhật
bản đã trở thành một cường quốc phát triển vượt bậc. Đó chính là thành quả mà họ
đã đạt được nhờ cải cách giáo dục vào những năm 1947 – 1950 của thế kỷ trước ở
đất nước này …
Để thực hiện chức năng văn hóa xã hội, giáo dục phải được quan tâm ngay từ
bậc mầm non đến đại học và trên đại học, phát triển hợp lý các loại hình đào tạo,
phương pháp đào tạo để mọi lứa tuổi đều được hưởng quyền học tập, thỏa mãn nhu

cầu phát triển năng lực cá thể và đáp ứng nhu cầu xã hội, góp phần vào sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước.
Vì thế, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc từ trước tới nay thì đảng và
nhà nước ta luôn coi trọng giáo dục và coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu”. Từ đó
có thể cho ta thấy được vai trò to lớn của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế- xã
hội. Bất kỳ một xã hội nào phát triển đều dựa chủ yếu vào giáo dục và bởi những sức
mạnh do giáo dục tạo ra. Bởi vậy muốn phát triển kinh tế- xã hội thì phải đầu tư mọi
nguồn lực để phát triển giáo dục, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Vì
thế, giáo dục đã trở thành một quốc sách quan trọng hàng đầu trong chiến lược của
tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.
III. THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY

– Xem thêm –

Ngày nay, loài người tiến bộ vẫn luôn khát khao hướng tới một xã hội văn minh phát triển nhằm nâng cao đáng kể chất lượng sống cho con người trong sự kết hợp hài hoà giữa điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần, giữa mức sống cao và nếp sống đẹp, vừa an toàn, vừa bền vững cho tất cả mọi người, cho thế hệ ngày nay và muôn đời con cháu mai sau. Đó cũng là mục tiêu mà nước Việt Nam đang hướng tới thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để đạt được mục tiêu tốt đẹp trên, bất kể quốc gia nào cũng cần phải tìm được cho mình động lực cơ bản của sự phát triển. Vào thời kỳ của những thế kỉ trước, khi lao động thủ công đóng vai trò chủ yếu, thì các yếu tố lao động và đất đai đóng vai trò động lực. Nếu biết kết hợp đúng đắn lao động và đất đai thì của cải sẽ sinh sôi, nảy nở. Chính vì vậy mà nhà kinh tế học Adam Smit đã nhận định: “Đất là mẹ, lao động là cha”. Đến thời kỳ cách mạng công nghiệp, lao động, vốn, kĩ thuật và phương pháp quản lí được xem là những yếu tố chủ chốt của tăng trưởng kinh tế. Trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại với sự tiến đến nền văn minh trí tuệ, đến các “xã hội thông tin”, trong đó “thông tin” trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của mọi quốc gia, việc “thông tin hoá” tạo nên những chuyển biến nhanh chóng về lượng cũng như về chất của nền kinh tế thế giới, thì con người được vũ trang bằng những tri thức hiện đại sẽ là động lực cơ bản của sự phát triển. Ngày nay, trí tuệ con người được xem là yếu tố hàng đầu thể hiện quyền lực và sức mạnh của một quốc gia, thì các nước trên thế giới đều ý thức được rằng giáo dục không chỉ là phúc lợi xã hội, mà thực sự là đòn bẩy quan trọng để phát triển kinh tế, phát triển xã hội. Các nước chậm tiến muốn phát triển nhanh phải hết sức quan tâm đến giáo dục và đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho phát triển. Chỉ có một chiến lược phát triển con người đúng đắn mới giúp các nước thuộc thế giới thứ ba thoát khỏi sự nô lệ mới về kinh tế và công nghệ. Tổng Bí thư Đỗ Mười cũng đã từng nói nhân dịp khai giảng năm học 1995 – 1996: “Con người là nguồn lực quý báu nhất, đồng thời là mục tiêu cao cả nhất. Tất cả do con người và vì hạnh phúc của con người, trong đó trí tuệ là nguồn tài nguyên lớn nhất của quốc gia. Vì vậy, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài là vấn đề có tầm chiến lược, là yếu tố quyết định tương lai của đất nước”. Do vậy, giáo dục giữ một vai trò chủ hết sức quan trọng đối với sự phát triển xã hội của mỗi quốc gia. I. KHÁI QUÁT BẢN CHẤT, NGUỒN GỐC CỦA GIÁO DỤC Để tồn tại và phát triển, loài người không ngừng tác động vào thế giới khách quan, nhận thức thế giới khách quan để tích lũy kinh nghiệm, chinh phục tự nhiên. Khi đã tích lũy được những kinh nghiệm bao gồm những kĩ năng, kĩ xảo, tư tưởng, giá trị đạo đức,hành vi….con người có nhu cầu truyền đạt lại cho nhau và cho những thế hệ tiếp nối sau đó.Trong quá trình phát triển của xã hội, thế hệ trước không ngừng truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm để tiếp tục tham gia vào cuộc sống lao động và các hoạt động xã hội nhằm duy trì sự phát triển xã hội loài người, chính sự truyền thụ và lĩnh hội này gọi là giáo dục.Do vậy, giáo dục là một hoạt động có ý thức của con người nhằm vào mục đích phát triển chính con người và phát triển xã hội. Vì thế giáo dục là một hiện tượng xã hội và là một trong những nhu cầu tất yếu của xã hội, vì nó chỉ xuất hiện ở con người, giáo dục nảy sinh trên cơ sở kinh tế xã hội nhất định, nó tồn tại và phất triển cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.Nói cách khác giáo dục là một hoạt động gắn liền với tiến trình phát triển xã hội, ở mỗi giai đoạn phát triển của lịch sử đều có nền giáo dục tương ứng, khi xã hội chuyển từ hình thái xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác thì toàn bộ hệ thống giáo dục cũng thay đổi theo. Giáo dục là một hình thái ý thức xã hội chịu sự quy định của xã hội, giáo dục có mối quan hệ biện chứng với các hình thái ý thức xã hội khác và với hạ tầng cơ sở. Ở mỗi giai đoạn phát triển xã hội nói chung và ở mỗi quốc gia nói riêng sẽ có một nền giáo dục tương ứng. Nền giáo dục phong kiến đã phản ánh những đặc trưng của xã hội phong kiến với một nền nông nghiệp lạc hậu và trì trệ và đã có vai trò to lớn trong việc duy trì sự bền vững của xã hội phong kiến trong cả ngàn năm. Khi cuộc Cách mạng Công nghiệp thành công ở Châu Âu đưa nhân loại bước sang một nên văn minh mới – nền văn minh công nghiệp- cũng là lúc một nền giáo dục mới ra đời. Một nền giáo dục có khả năng giáo dục đồng loạt, được tổ chức một cách khoa học và có khả năng tạo ra những chất lượng giáo dục cao, cung cấp cho nền kinh tế công nghiệp đội ngũ những người lao động đồng bộ, có trình độ cao. Trong thời đại ngày nay, nền giáo dục thế giới và của mỗi quốc gia đang không ngừng cải cách đổi mới nhằm thích ứng tốt hơn với những xu thế phát triển mới mẻ và năng động của toàn nhân loại và có khả năng tạo ra được những nguồn lực mới để phát triển nhanh và bền vững. Sự đổi mới giáo dục trở thành một yêu cầu cấp bách và sống còn của mỗi quốc gia. Sự phát triển giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội thể hiện trên tất cả các mặt, các yếu tố của nền giáo dục: mục đích giáo dục, hệ thống giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức giáo dục, chính sách giáo dục… Sự khác nhau của các yếu tố nói trên cũng đều do sự quy định của các đặc điểm phát triển của xã hội. II. VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành một yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội của nó. Đó chính là những tác động tích cực của giáo dục đến các mặt hay các quá trình xã hội và tạo ra sự phát triển cho xã hội. Nghiên cứu giáo dục với tư cách là một hiện tượng xã hội và một hệ thống được tổ chức đặc biệt, ta thấy giáo dục có ba chức năng quan trọng, đó là: Chức năng kinh tế – sản xuất, chức năng chính trị – tư tưởng và chức năng văn hóa – xã hội. 1. Chức năng kinh tế – sản xuất. Sự phát triển xã hội được đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế. Mọi xã hội được xây dựng trên nền tảng của các nền kinh tế và được tạo ra bởi các yếu tố kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển về kinh tế cũng cần có rất nhiều nguồn lực như nguồn lực nhân lực, nguồn lực nguồn vốn, nguồn lực tài nguyên ….; trong đó nguồn lực nhân lực (người lao động) là quan trọng nhất. Bởi vì, nếu muốn đưa xã hội càng phát triển, đòi hỏi phải có những người có trình độ cao, có kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động sản xuất, có những phẩm chất cần thiết của người lao động mới. Muốn có nguồn nhân lực như vậy thì xã hội cần phải có giáo dục. Bởi vì giáo dục thông qua hệ thống giáo dục và dạy học, bằng bằng nhiều hình thức khác nhau, giáo dục trực tiếp đào tạo ra đội ngũ người lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và có trình độ cao, một mặt, để thay thế cho những lao động đã mất; mặt khác , để bổ sung, nâng cao và đáp ứng nguồn nhân lực cho yêu cầu mở rộng và phát triển sản xuất (mở rộng các khu vực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, hiện đại hóa, công nghiệp hóa …). Chất lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi trình độ được đào tạo (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật, năng lực công nghiệp,…). Tất cả đều do giáo dục quyết định. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tốt là tạo động lực cho sự phát triển kinh tế. Giáo dục đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết cho xã hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Thông qua các quá trình giáo dục và dạy học, bằng nhiều hình thức khác nhau; giáo dục đã: + Đào tạo ra những con người mới, là những người có trình độ văn hóa, am hiểu về khoa học kỹ thuật – khoa học công nghệ; có khả năng vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ vào quá trình sản xuất lao động. Nhờ vậy làm tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo động lực cho xã hội phát triển. + Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra nguồn nhân lực mới để thay thế những sức lao động cũ bị mất đi do ốm đau, bệnh tật, tuổi già, tai nạn … + Hiện nay hầu như các nước trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng, vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế các nước trên thế giới đều coi trọng giáo dục, ưu tiên cho giáo dục, đầu tư cho giáo dục , xây dựng hệ thống giáo dục hoàn thiện đáp ứng nhu cầu xã hội.Như: tăng ngân sách cho giáo dục, trang bị thiết bị giáo dục cho các trường …. Hầu như nước nào quan tâm đến giáo dục thì nước đó đều có sự phát triển mạnh về kinh tế, điển hình như Nhật Bản, Singapore. Đầu tư giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì thế không những là các nước trên thế giới mà Việt Nam chúng ta cũng đang đầu tư rất lớn cho giáo dục. Đã chú trọng đến những chính sách phù hợp để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ cho người lao động như: Đưa người sang các nước bạn để học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm của các nước khác; mở các lớp chuyên tu, tại chức, cao học, …. Giáo dục đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển cho các nền kinh tế. Vì thế muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải tập trung mọi nổ lực để phát triển giáo dục, dựa vào giáo dục và lấy giáo dục làm động lực.