Tài liệu Giáo trình lịch sử giáo dục việt nam và thế giới
Mô tả:
BAN BIÊN SOẠN
Chủ biên:
Đại tá, TS . Phạm Minh Thụ: Chương II, V
Đại tá, PGS.TS. Trần Đình Tuấn: Chương IV, IX
Thành viên:
Đại tá, TS. Mai Văn Hoá: Chương mở đầu
Đại tá, TS. Nguyễn Văn Phán: Chương VIII
Đại tá, ThS. Phạm Văn Hồng : Chương VII
Đại tá, ThS . Nguyễn Hữu Các Chương I, III
Thượng tá, ThS. Phan Văn Tỵ: Chương VI
MỤC LỤC
Mở đầu
Đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu lịch sử giáo dục
2
Chương 1
Giáo dục thế giới thời kỳ cổ – trung đại
13
Chương 2
Giáo dục thế giới thời kỳ cận đại .
36
Chương 3
Giáo dục ở một số quốc gia tư bản phát triển.
48
Chương 4
Sự hình thành, phát triển của giáo dục Mác xít
81
Chương 5
Giáo dục Việt Nam thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám (1945)
105
Chương 6
Giáo dục Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946 -1954)
135
Chương 7
Giáo dục Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
154
Chương 8
Giáo dục Việt Nam thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội
174
Chương 9
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
200
2
Mở đầu
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1. Đối tượng nghiên cứu
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của lịch sử giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự
ra đời của con người và xã hội loài người. Điều kiện cũng là một qui luật để tồn
tại và phát triển là thế hệ đi trước phải truyền lại cho thế hệ sau những kinh
nghiệm lịch sử xã hội những kinh nghiệm đó để tham gia vào các hoạt động sản
xuất vật chất, các hoạt động giao lưu xã hội khác, làm cho xã hội tồn tại và phát
triển không ngừng. Sự truyền lại và lĩnh hội đó gọi là giáo dục và chỉ có ở con
người.
Như vậy, giáo dục tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội loài người, là một
chức năng của xã hội, không tách rời đời sống xã hội, do thực tiễn xã hội qui
định. Giáo dục có ở mọi thời đại, mọi thiết chế xã hội khác nhau, mang tính tất
yếu, phổ biến, vĩnh hằng. Giáo dục chịu sự qui định của xã hội, vừa phản ánh
trình độ phát triển kinh tế – xã hội vừa đáp ứng các yêu cầu kinh tế – xã hội. Giáo
dục trở thành nhu cầu cơ bản của con người và xã hội, một chức năng cơ bản
của xã hội.
Với tư cách là hiện tượng xã hội, lúc đầu giáo dục mang tính tự phát, tự
nhiên, chưa có tổ chức và chưa có lí luận. Do giáo dục ngày càng tỏ rõ vai trò
của mình với việc giáo dục con người, giáo dục gắn liền với sự phát triển xã hội
và sự phát triển nội tại của chính giáo dục đã làm xuất hiện lí luận giáo dục (thế
kỷ XVII). Đây là dấu mốc đánh giá giáo dục trở thành một khoa học độc lập mà
trước đó nó chỉ là một lĩnh vực tri thức nằm trong hệ thống tri thức Triết học, đó
là khoa học giáo dục.
Hoạt động giáo dục ngày càng đa dạng, phức tạp về tính chất, mở rộng về
qui mô, đối tượng. Sự phát triển của lí luận giáo dục ngày càng phong phú để có
3
thể giải đáp được những vấn đề thực tiễn giáo dục đặt ra. Sau thời kỳ văn hoá
Phục hưng (thế kỷ XVII) ở Châu Âu, các nhà sư phạm người Đức, Pháp, Nga
nhận thấy cần phải tổng kết, lưu lại kinh nghiệm của loài người trên cả hai bình
diện hoạt động tổ chức giáo dục và lí luận giáo dục.
Người đặt nền móng cho khoa học lịch sử giáo dục hãy kể đến công lao
của C.E.Menghenxđô với công trình ” Trình bày những kinh nghiệm người ta đã
nói và làm trong lĩnh vực giáo dục suốt ngàn năm qua”, xuất bản năm 1779, sau
đó là công trình nghiên cứu như: Lịch sử nhà trường và giáo dục của F.E Rucốp
(Đức), xuất bản năm 1794, “Lịch sử giáo dục từ lúc phát sinh cho đến thời đại
chúng ta” của tác giả K.A. Xmít người Đức xuất bản năm 1884 và nhiều các tác
giả người Đức, Pháp, Nga, Mỹ với những công trình nghiên cứu theo hướng trên
và các công trình đó lấy sự phát triển lí luận giáo dục làm đối tượng nghiên cứu
chủ yếu. Từ đó, lịch sử giáo dục đã ra đời. Cho đến nay, hiện đang tồn tại nhiều
quan niệm rộng, hẹp khác nhau về Lịch sử giáo dục. Tuy nhiên, người ta cũng
đã có quan niệm chung nhất về lịch sử giáo dục: “Lịch sử giáo dục là khoa học
nghiên cưú sự hình thành và phát triển về mặt lí luận và mặt thực tiễn giáo dục,
dạy học và nhà trường trong các thời kỳ lịch sử khác nhau”.
Vị trí của lịch sử giáo dục là khoa học chuyên ngành trong hệ thống khoa
học giáo dục. Tính chất của khoa học lịch sử giáo dục vừa là khoa học giáo dục
vừa là khoa học lịch sử, sự giao thao này là nét đặc trưng của lịch sử giáo dục.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Xét về mặt nguồn gốc phát sinh, lịch sử nhân loại bắt đầu từ đâu thì lịch
sử giáo dục bắt đầu đó. Lịch sử giáo dục là bức tranh toàn cảnh, khái quát về
thực tiễn giáo dục và lí luận giáo dục tiêu biểu của thế giới, gắn liền với bối
cảnh chính trị, xã hội, kinh tế văn hóa trong mỗi giai đoạn, thời kỳ phát triển của
thế giới.
Quá trình hình thành, tồn tại, phát triển của giáo dục thế giới được biểu
hiện tập trung ở hai khía cạnh chính là hoạt động tổ chức giáo dục (mặt nhận
thức) và tư tưởng giáo dục (mặt lí luận) giáo dục.
4
Lịch sử giáo dục thế giới nghiên cứu hoạt động thực tiễn giáo dục bằng
cách tìm hiểu mô tả lại, khái quát và hệ thống hoá các hoạt động tổ chức giáo
dục trong thực tiễn như: hệ thống giáo dục quốc dân, các mô hình tổ chức giáo
dục, dạy học, các loại hình trường lớp, loại hình đào tạo; mục tiêu, nội dung,
phương pháp đào tạo; ngành nghề đào tạo và công tác quản lí giáo dục.
Lịch sử giáo dục thế giới nghiên cưú sự phát sinh, phát triển các tư tưởng
giáo dục. Trong quá trình nghiên cứu lịch sử giáo dục thế giới, việc nghiên cứu
sự ra đời, phát triển của các tư tưởng, quan điểm giáo dục của các nhà giáo dục,
nhà tư tưởng là không thể thiếu, bởi những tư tưởng giáo dục đó thường là
những đóng góp có giá trị về lí luận và thực tiễn giáo dục, thể hiện tư duy và
tầm nhìn vượt trước, những kinh nghiệm tốt được dày công đúc rút từ thực tế
giáo dục sẽ có ích cho đời sau.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu những tư tưởng giáo dục thường gắn liền với
tên tựuổi của các nhà giáo dục, các học giả tiêu biểu. Họ là những người sống
trong điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, giai cấp nhất định. Vì vậy, việc nghiên
cứu xem xét, khẳng định sự đóng góp và giá trị của những tư tưởng giáo dục nào
đó, của một ai đó cần đặt chúng trong bối cảnh tình hình giáo dục và điều kiện
lịch sử mà các tư tưởng giáo dục đó ra đời và tồn tại.
Như vậy, lịch sử giáo dục với tư cách là một khoa học, nghiên cứu quá
trình hình thành, phát triển của thực tiễn hoạt động giáo dục và lí luận giáo dục
của nhân loại qua các thời kỳ lịch sử, từ khi xã hội loài người ra đời cho đến nay.
Lịch sử giáo dục Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của lịch sử
giáo dục, đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của thực tiễn giáo
dục và lí luận giáo dục Việt Nam từ buổi đầu dựng nươc và giữ nước cho đến
nay.
Việt Nam có chiều dài lịch sử mấy nghìn năm và bề dày truyền thống
trọng đạo học từ ngàn xưa. Theo truyền thuyết, buổi bình minh của lịch sử nước
ta bắt đầu từ thời đại của các vua Hùng xây dựng nên nước Văn Lang, tồn tại lâu
5
dài tới 2600 năm. Nếu xem xét lịch sử giáo dục ở cả hai bình diện thực tiễn và lí
luận giáo dục thì sự phát triển của nó chưa có gì nhiều để nói.
Dưới các triều đại Phong kiến Việt Nam, dù tổ chức hành chức nhà nước,
chủ trương xây dựng, phát triển đất nước của mỗi triều đại khác nhau, nhưng
đều có quan tâm phát triển giáo dục. Từ khi có Đảng và chính quyền cách mạng,
giáo dục Việt Nam bước sang giai đoạn phát triển mới cả về thực tiễn và lí luận
giáo dục theo phương hướng dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa.
Giáo dục Việt Nam nếu chỉ xét từ khi có chính quyền cách mạng, có chiều
dài lịch sử hơn 60 năm. Đó là một nền giáo dục có sự lãnh đạo của Đảng, mang
đậm tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng
chiến, kiến quốc trước đây và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Quá trình
xây dựng và phát triển của giáo dục Việt Nam luôn được định hướng bởi chủ
trương, chính sách phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước, thành tựu phát
triển giáo dục được đánh giá theo từng kế hoạch.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Lịch sử giáo dục với tư cách là một khoa học không chỉ nghiên cứu giáo
dục đương đại mà cả tình hình giáo dục trong quá khứ. Với đặc điểm này, lịch
sử giáo dục nói chung đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản sau đây:
– Nghiên cứu các hoạt động tổ chức giáo dục của các chế độ xã hội qua
các thời kỳ lịch sử như: Chính sách phát triển giáo dục, hệ thống giáo dục, các
kiểu tổ chức giáo dục, dạy học, loại hình trường lớp, ngành nghề đào tạo, quản lí
giáo dục, đào tạo giáo viên, các phong trào giáo dục… Có thể nói nhiệm vụ này
nghiên cứu việc tổ chức và các nhiệm vụ của quá trình giáo dục ở phạm phổ
quát (toàn thế giới) đến phạm vi cụ thể (một quốc gia). Nhiệm vụ nghiên cứu
các hoạt động tổ chức giáo dục được thực hiện bởi việc mô tả, phản ánh các sự
kiện, sự việc, kết quả định tính và định lượng trong từng thời kỳ, giai đoạn theo
mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Việc nghiên cứu giáo dục theo phân kỳ
hay cả quá trình phát triển, một quốc gia, một khu vực hay toàn thế giới cũng là
6
một mục tiêu, nội dung cụ thể của nhiệm kỳ này. Lịch sử giáo dục Việt Nam
thường nghiên cứu tình hình giáo dục nước nhà
– Nghiên cứu các quan điểm, chủ trương, chính sách xây dựng, phát triển
giáo dục. Giáo dục mang tính giai cấp, từ khi xã hội có giai cấp giáo dục do nhà
nước tổ chức. Quá trình xây dựng phát triển giáo dục của mỗi quốc gia bao giờ
cũng được định hướng chỉ đạo bởi những quan điểm, chiến lược, chủ trương và
những chính sách, cơ chế thực thi do Đảng, chính quyền nhà nước xác định. Mọi
kết quả, thành tựu, yếu kém của giáo dục đều gắn liền và cũng là hệ quả của
những chủ trương, chính sách và tổ chức thực hiện chúng trong thực tiễn giáo
dục. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn giáo dục đòi hỏi phải phản ánh, lưu lại
trung thực đầy đủ thực trạng, tình hình giáo dục của từng giai đoạn, thời kỳ xây
dựng, phát triển giáo dục gắn với điều kiện, bối cảnh lịch sử của nó để cung cấp
những thông tin khách quan cho việc nghiên cứu, học tập vấn đề này đúng với
hiện thực lịch sử, thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam qua các giai đoạn.
– Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển của các tư tưởng giáo dục. Nhiệm vụ
này chủ yếu đi sâu tìm hiểu, khái quát các ý tưởng, đề xuất, tư tưởng của các nhà
giáo dục lớn và cả các nhà tư tưởng, danh nhân, nhà lãnh đạo với tư cách là nhà
giáo dục về dạy học, giáo dục, quản lí giáo dục, về người thầy giáo… Các tư
tưởng giáo dục được nghiên cứu gắn liền với những tên riêng nổi danh không
chỉ ở phạm vi quốc gia mà cả ở tầm thế giới như: Khổng Tử, Kômexki, C.Mác,
Lênin, Macarenkô, Hồ Chí Minh. Các tư tưởng giáo dục của họ có giá trị khoa
học giáo dục sâu sắc, có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn giáo dục rộng rãi và tầm ảnh
hưởng lớn qua nhiều thời đại. Do vậy, các tư tưởng giáo dục đó cần được sưu
tầm, lưu trữ đầy đủ, phổ biến rộng rãi để chúng có thể được sử dụng trong
nghiên cứu, giảng dạy, học tập và có vai trò chỉ đạo thực tiễn giáo dục. Mặt
khác, việc nghiên cứu các nhà giáo dục tiêu biểu còn nhằm mục đích đánh giá
đúng, tôn vinh và ghi nhận lâu dài công lao, đóng góp lơn lao của họ cho sự
nghiệp giáo dục – đào tạo con người nói chung, cho mỗi quốc gia dân tộc nói
riêng. Đồng thời thông qua việc học tập, nghiên cứu các nhà giáo dục tiêu biểu
7
còn có tác dụng bồi dưỡng tư duy sư phạm, giáo dục chí hướng nghề nghiệp và
nhân cách của người làm công tác giáo dục.
– Trong quá trình nghiên cứu lịch sử giáo dục Việt Nam, cần phải chú ý
quan tâm nghiên cứu vấn đề giáo dục quân sự Việt Nam. Truyền thống quân sự
Việt Nam đã hình thành, phát triển cùng với chiều dài và bề dày truyền thống
giữ nước của dân tộc ta. Ít có một dân tộc nào như dân tộc Việt Nam luôn buộc
phải đứng lên cầm súng chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, kể cả những đế
quốc lớn hùng mạnh của thời đại và có những cuộc chiến kéo dài cả ngàn năm.
Song, nhân dân Việt Nam quyết không sợ, dám đánh, quyết đánh và biết đánh
bằng cả sức mạnh của truyền thống, văn hoá lịch sử dân tộc, bằng trí tuệ và tinh
thần yêu nước của con người Việt Nam, trong đó lực lượng nòng cốt là quân đội.
Dó đó, nghiên cứu việc cầm quân, dùng quân, nuôi quân và hơn hết là dạy quân
của ông cha ta là hết sức cần thiết để rút ra những bài học kinh nghiệm quí với
việc huấn luyện – giáo dục quân nhân nhất là trong bối cảnh, điều kiện xã hội và
chiến tranh hiện đại ngày nay.
– Lịch sử giáo dục còn xác định nhiệm vụ nghiên cứu về dự báo phương
hướng, chiến lược phát triển giáo dục cho hiện tại và tương lai. Mục tiêu của
nghiên cứu giáo dục để góp phần cải tạo hiện thực giáo dục. Một mặt, lịch sử
giáo dục cần tổng kết đúc rút được những bài học hay về xây dựng, phát triển
giáo dục trong các giai đoạn lịch sử phát triển của đất nước, kế thừa những kinh
nghiệm quí giá về giáo dục trong lịch sử. Mặt khác những bài học chưa thành
công về tổ chức giáo dục cũng cần được tổng két, đánh giá, phê phán để tổ chức
hoạt động giáo dục hiện tại tránh lặp lại những sai lầm, khuyết điểm của giáo
dục quá khứ.
3. Phương pháp nghiên cứu, học tập lịch sử giáo dục
3.1. Phương pháp luận nghiên cưú lịch sử giáo dục
– Triết học Mác – Lênin là khoa học về các qui luật chung nhất của sự phát
triển tự nhiên, xã hội và tư duy. Từ đó khi nghiên cứu lịch sử giáo dục phải dựa
trên cơ sở tồn tại xã hội để xem xét những vấn đề giáo dục bởi chính hoàn cảnh,
8
điều kiện xã hội đã làm nảy sinh hiện trạng giáo dục và tư tưởng giáo dục trong
mỗi thời đại lịch sử cụ thể. Phép biện chứng duy vật giúp chúng ta có phương
pháp xem xét, giải quyết các hiện tượng giáo dục một cách tổng thể, khách quan,
cụ thể trong tính hiện thực của nó.
– Phương pháp luận sử học phải được quán triệt vào nghiên cứu lịch sử
giáo dục. Lịch sử giáo dục là một chuyên ngành hẹp của khoa học giáo dục, là
một khoa học liên ngành giữa khoa học giáo dục và khoa học lịch sử. Có thể nói
lịch sử giáo dục với tư cách vừa là khoa học giáo dục vừa là khoa học lịch sử.
Do đó, việc nghiên cứu lịch sử giáo dục nhất thiết phải lấy phương pháp luận sử
học để giải quyết các vấn đề đặt ra.
– Các hiện tượng giáo dục (cả thực tiễn và lí luận) là sản phẩm của những
điều kiện lịch sử cụ thể. Vì vậy, khi nghiên cứu, xem xét các hiện tượng giáo
dục phải quan tâm tới các yếu tố chi phối, chế ước đến các hiện tượng giáo dục
đó. Đồng thời, mỗi hiện tượng giáo dục lại có một quá trình hình thành, tồn tại,
phát triển của chính nó và có mối liên hệ không chỉ giữa các nhân tố bên trong
của giáo dục mà còn với các nhân tố bên ngoài trong sự vận động của xã hội và
chính giáo dục.
Lịch sử giáo dục thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, có liên quan
tới nhiều lĩnh vực khoa học khác. Muốn nghiên cứu tốt lịch sử giáo dục đòi hỏi
phải có sự hiểu biết về lịch sử của nhiều lĩnh vực khác như: Chính trị, văn hoá,
lịch sử, kinh tế, quân sự, dân tộc…. và đặt chúng trong mối quan hệ chung trong
cùng một thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định, với sự phát triển giáo dục.
– Quán triệt đầy đủ các nguyên tắc phương pháp luận: Kết hợp lịch sử và
lôgíc, kết hợp lịch sử với hiện tại, phân tích giai cấp trong quá trình nghiên cứu
lịch sử giáo dục.
+ Kết hợp lịch sử với lô gíc
Nguyên tắc này yêu cầu trong nghiên cứu, các hiện tượng giáo dục phải
trong mối quan hệ, tác động của nó với hiện thực khách quan. Xem xét các hiện
tượng giáo dục trong sự phát triển nội tại của nó qua các thời kỳ lịch sử, phân
9
tích để thấy rõ sự kế thừa, phát triển của mỗi hiện tượng đang nghiên cứu, từ đó
rút ra những qui luật chung về sự vận động, phát triển của các hiện tượng giáo
dục. Trong quá trình đó, việc nghiên cứu, xem xét các hiện tượng giáo dục cần
tôn trọng đúng qui trình tự diễn biến, thực trạng vốn có của hiện thực giáo dục.
Không tô hồng hoặc phản ánh sai các hiện tượng, sự kiện giáo dục theo ý
mưuốn chủ quan của người nghiên cứu, biên soạn.
+ Kết hợp lịch sử với hiện tại
Nghiên cứu lịch sử giáo dục là nghiên cứu cái đã qua, nhưng nếu những
qui luật, bài học, thành tựu và những mặt hạn chế, yếu kém của giáo dục quá
khứ được tổng kết sẽ giúp chúng ta nhìn nhận, phân tích mối liên hệ giữa quá
khứ với hiện tại và tương lai. Từ đó giúp chúng ta có quan điểm xem xét, đánh
giá các vấn đề giáo dục hiện tại, đề ra những chủ trương, giải pháp phát triển
giáo dục có cơ sở lí luận và thực tiễn xác đáng. Những mặt tích cực, những hạt
nhân hợp lí, những mô hình, tư tưởng giáo dục hay trong lịch sử giáo dục thế
giới hay Việt Nam cần được lựa chọn, kế thừa… những yếu kém, thất bại cần
được nhận thức đầy đủ để tránh, không để lặp lại.
Đồng thời trong quá trình nghiên cứu lịch sử giáo dục, cần tránh tư tưởng
áp đặt những tư tưởng, kinh nghiệm của giáo dục quá khứ vào hiện tại một cách
y nguyên mà trong điều kiện lịch sử mới thì bối cảnh, điều kiện mọi mặt không
giống như thời chúng ra đời. Vấn đề này có ý nghĩa phương pháp luận thiết thực
trong việc tổ chức xây dựng và phát triển nền giáo dục nước nhà hiện nay.
+ Kết hợp với phân tích giai cấp
Kết hợp lịch sử với phân tích giai cấp trong nghiên cứu lịch sử giáo dục là
sự vận dụng quan điểm giai cấp của chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận điểm tính
giai cấp của giáo dục của các nhà kinh điển Mác – Lênin, Hồ Chí Minh.
Việc đánh giá hiện thực giáo dục trong lịch sử nhất là các sự kiện, hiện
tượng, tư tưởng giáo dục và giáo dục quân sự xuất hiện trong những thời điểm,
không gian có dấu ấn về lí luận hay thực tiễn đòi hỏi phải khách quan đúng lập
trường của giai cấp công nhân, Đảng ta theo một định hướng nhất quán. Những
10
quan điểm, tư tưởng, ý tưởng giáo dục mới, tiến bộ cần được ủng hộ, bảo vệ,
phát triển; đấu tranh, phê phán với những tư tưởng hành vi sai lệch, phản khoa
học trong giáo dục. Chiến lược, chính sách, quản lí giáo dục phải trên cơ sở
quan điểm, đường lối của Đảng và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc.
3.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
– Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp khảo sát điều tra thực tế, phỏng vấn chuyên gia, những
người tham gia, chứng kiến các sự kiện lịch sử giáo dục. Nhà nghiên cứu sử
dụng các phiếu hỏi để điều tra về những nội dung quan tâm; trao đổi, trò chuyện
với các nhân chứng lịch sử để thu thập những thông tin giúp cho việc xem xét,
phân tích các hiện thực giáo dục có căn cứ thực tiễn, có độ xác thực cao.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục, là cách thức rút ra những
nhận định, ưu nhược điểm, nguyên nhân thành công và chưa thành công để nêu
lên những bài học, từ đó vận dụng vào quá trình xây dựng, phát triển giáo dục
hiện tại.
Phương pháp mô tả, là cách thức dựng lại những sự kiện, tả lại các phong
trào, những hoạt động giáo dục của các thời đã qua nhằm hiểu rõ và đầy đủ hơn,
đúng với hiện thực mà chúng đã diễn ra, bảo đảm tính chân thực của kết quả
nghiên cứu.
– Các phương pháp xử lí thông tin lí luận
Nghiên cứu lịch sử giáo dục còn sử dụng các hình thức phân tích, tổng
hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá và thống kê toán học để xử lí, đối chiếu so sánh
các tư liệu, số liệu thu thập được, từ đó đánh giá các kết quả nghiên cứu. Đặc
biệt là trong nghiên cứu các tư tưởng giáo dục của các nhà giáo dục thế giới và
Việt Nam, việc hệ thống, khái quát các tư tưởng giáo dục của mỗi nhà giáo dục
đòi hỏi phải tựuân thủ theo lôgíc lịch sử, lôgíc nội tại của vấn đề nghiên cứu có
tính nhất quán cao để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu, học tập và tiếp thu vấn
đề có kết quả tốt.
11
3.3. Phương pháp học tập môn lịch sử giáo dục
Lịch sử giáo dục thế giới và lịch sử giáo dục Việt Nam được đưa vào
chương trình đào tạo giáo viên tại khu học xá vào những năm 1951 – 1954, đặc
biệt là từ khi thành lập trường Đại học Sư phạm ở Hà Nội. Nhằm đáp ứng nhiệm
vụ học tập môn lịch sử giáo dục thế giới, Giáo sư Nguyễn Lân đã viết tài liệu
“Lịch sử giáo dục thế giới” ấn hành năm 1958. Đây là cuốn giáo trình “Lịch sử
giáo dục thế giới” đầu tiên ở nước ta. Do tính chất phức tạp, khó khăn và cả
những nguyên nhân khách quan, 30 năm sau, hai tác giả Hà Nhật Thăng và Đào
Thanh Âm đã cho ra mắt cuốn giáo trình “Lịch sử giáo dục thế giới”, do Nhà
xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1998, với những nội dung đầy đủ hơn so với
giáo trình “Lịch sử giáo dục thế giới” năm 1958. Tiếp theo đó, trên cơ sở của
giáo trình “Lịch sử giáo dục thế giới” năm 1998, tác giả Đào Thanh Âm cho ra
mắt cuốn ” Giáo trình lịch sử giáo dục thế giới” do Nhà xuất bản Đại học sư
phạm ấn hành năm 2007. Đối với lĩnh vực giáo dục học quân sự, lần đầu tiên ở
nước ta, đã cho ra mắt cuốn giáo trình “Lịch sử giáo dục quân sự Việt Nam” do
tập thể các tác giả khoa Giáo dục học quân sự ( nay là Khoa Sư phạm quân sự)
Học viện Chính trị (Tiến sĩ Đặng Đức Thắng chủ biên), Nhà xuất bản Quân đội
nhân dân ấn hành năm 2001.
Đó là những giáo trình hiện có, đang phục vụ trực tiếp việc nghiên cứu,
giảng dạy và học tập lịch sử giáo dục trong các nhà trường đào tạo giáo viên ở
nước ta, trong đó có các trường đào tạo giáo viên trong quân đội.
Với tính chất, đặc điểm và yêu cầu của chương trình dạy học môn lịch sử
giáo dục ở đối tượng đào tạo giáo viên nói chung, đào tạo giáo viên chuyên
ngành Giáo dục học quân sự, phương pháp học tập cần chú ý mấy vấn đề cơ bản
sau đây:
Một là, quán triệt đầy đủ phương pháp luận nghiên cứu lịch sử giáo dục,
coi đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình học tập, phù hợp với đối
tượng, nội dung, góc độ nghiên cứu của môn học, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu học
tập đặt ra. Việc nắm vững phương pháp luận nghiên cứu lịch sử giáo dục còn
12
giúp người học giải quyết được những vướng mắc về nhận thức trong quá trình
nắm nội dung và còn tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng các phương
pháp nghiên cứu lịch sử giáo dục có hiệu quả.
Hai là, nắm chắc các phương pháp nghiên cứu, coi đó là công cụ trong
việc khai thác, xử lí hệ thống và lưu trữ nội dung học tập. Tựuỳ thuộc đặc điểm
của từng nội dung của môn học để sử dụng linh hoạt một hoặc kết hợp một số
phương pháp cụ thể.
Ba là, nghiên cứu các hiện tượng, sự kiện, tư tưởng giáo dục đòi hỏi cần
bảo đảm tính chính xác về nội dung, không gian, thời gian, trình tự diễn biến của
chúng.
Bốn là, trong đánh giá, xem xét các hiện tượng, sự kiện, tư tưởng giáo
dục cần tựuân thủ các nguyên tắc phương pháp luận lịch sử giáo dục. Trong đó
chú ý bảo đảm yêu cầu khách quan, toàn diện, cụ thể; những suy luận chủ quan
hoặc thể hiện thái quá tình cảm cá nhân đối với những sự kiện, nhân vật của lịch
sử giáo dục. Nếu có, nó sẽ làm giảm tính chân thực của vấn đề nghiên cứu, học
tập.
Năm là, để nghiên cứu, học tập phần lịch sử Việt Nam, trong đó có nội
dung về lịch sử giáo dục quân sự Việt Nam được tốt, cần tìm hiểu, đọc thêm lịch
sử Việt Nam, lịch sử quân đội. Trong đó chú ý khái quát điều kiện lịch sử xã hội,
tổ chức quân đội của từng giai đoạn, thời kỳ lịch sử vì chúng có tác động rất lớn
đến giáo dục nói chung, giáo dục quân sự nói riêng. Đồng thời khi nêu những
vấn đề này cần khái quát chọn lọc những thông tin có liên quan đến giáo dục,
giáo dục học quân sự cũng là một nội dung học tập nghiên cứu của học viên
trong chương trình của học phần lịch sử giáo dục. Do đó, cần nghiên cứu lịch sử
giáo dục Việt Nam, lịch sử quân đội để nắm rõ hơn vấn đề này, đồng thời có thể
đọc thêm các tài liệu khác có liên quan.
13
Chương 1
GIÁO DỤC THẾ GIỚI THỜI KỲ CỔ – TRUNG ĐẠI
1. Giáo dục thời kỳ cổ- trung đại phương Đông
Vài nét khái quát về giáo dục thời kỳ Công xã nguyên thuỷ
Ngay từ khi xuất hiện xã hội loài người, để tồn tại và phát triển, loài người
phải truyền cho nhau kinh nghiệm săn bắt, hái lượm, tổ chức cuộc sống; kinh
nghiệm chống chọi với thiên nhiên. Hiện tượng loài người “truyền kinh nghiệm cho
nhau” đó chính là “hoạt động giáo dục”. Tựuy nhiên, hoạt động giáo dục lúc này còn
rất đơn sơ với một vài nét đặc điểm sau:
Mục đích giáo dục: Duy trì, cải thiện cuộc sống, từng bước phát triển xã
hội loài người.
Nội dung giáo dục: Kinh nghiệm tổ chức cuộc sống (săn bắt, hái lượm),
kinh nghiệm phòng chống thiên tai; Kinh nghiệm tổ chức xã hội, tổ chức lễ nghi
tôn giáo v.v…
Phương pháp giáo dục: “Bắt chước”nhau
14
Hình thức tổ chức giáo dục: Sinh sống, hoạt động cùng nhau, truyền cho nhau
Tính chất giáo dục: Bình đẳng, giáo dục là của tất cả mọi người.
Như vậy, giáo dục ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại
và phát triển của xã hội loài người.
1.1. Giáo dục ở Ai Cập cổ đại
* Bối cảnh lịch sử
Ai Cập cổ đại là một nước lớn nằm ở Đông Bắc Châu Phi, dân cư tập trung ở
hai bờ sông Nin, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Sông Nin dài 6.695 km, lưu lượng
nước và phù sa hàng năm rất lớn: khoảng 100- 150 tỷ m3.
Nhà nước Ai Cập cổ đại là nhà nước Chiếm hữu nô lệ, hình thành khoảng
4.000 năm TCN, đứng đầu là vua (Pharaông). Năm 525 TCN Ai Cập bị mất vào
tay người Ba Tư, Quốc gia Ai Cập cổ đại bị diệt vong từ đó.
Trong quá trình phát triển, Ai Cập cổ đại đã đạt được nhiều thành tựu về
văn hoá- xã hội, khoa học- kỹ thuật:
Người Ai Cập đã sáng tạo ra chữ viết rất sớm (khoảng năm 4000 trước
công nguyên), là loại chữ tượng hình, tổng cộng có khoảng 1000 chữ, có 24 chữ
cái1. Ví dụ: Trên một phiến đá kỷ niệm chiến thắng của Mênet (Vua đầu tiên
khoảng trên 3 000 năm TCN) có khắc hình Ông dùng quyền trượng đánh một tù
binh đang quỳ. Phía trên tù binh là một con chim ưng, một chân nó quắp sợi dây
thừng xuyên qua mũi người tù, một chân nó đạp lên lùm cây 6 gốc. Lùm cây 6
gốc như mọc lên từ một hình chữ nhật do thân hình các tù binh tạo thành. Bức
hoạ đồ này nói rằng Quốc vương bắt được 6000 tù binh 2. Chữ cổ Ai Cập rất khó
nhớ, về sau người ta không dùng thứ chữ đó nữa, nên nó trở thành thứ chữ chết.
Người Ai Cập cổ đại còn lưu giữ lại ở hai triền sông Nin nhiều tài liệu rất phong
phú. Sau khi Napôlêông chinh phục Ai Cập 1798, có một sĩ quan, học giả tên là
Jean Francois Champollion thu nhặt một số tài liệu cổ Ai Cập đưa về Pháp
1
2
Các nền văn minh thế giới, NXB VHTT 1997, tr 583
Thế giới 5 000 năm, NXB VHTT 2002, tr 16
15
nghiên cứu. Năm 1822 Ông đã khám phá ra bí mật của chữ tượng hình cổ Ai
Cập, từ đó làm sống lại nền văn minh Ai Cập.
Hình thành và phát triển toán học từ rất sớm, như số học và hình học (từ
khoảng trên 3000 năm TCN), họ đã tìm được số đ = 3,16, sau tính được số đ =
3,1416, tính được diện tích tam giác, tứ giác, hình tròn, thể tích khối chóp (Do
hàng năm từ tháng 7- 11 nước sông Nin rất lớn, phù sa nhiều, xoá hết gianh giới
ruộng đất, hết mùa lũ, các chủ nô phải cùng nhau chia lại, nên toán học ra đời;
chữ hình học- géometrie- đo đạc đất đai).
Sáng tạo ra thiên văn học, biết phân định ngày, tháng, năm, mùa; có thể
tính được nhật thực, nguyệt thực. Lịch pháp đầu tiên là dương lịch có từ 3000
năm TCN, lúc đầu tính một năm bằng 360 ngày, chia ra 12 tháng, một tháng
bằng 30 ngày; sau tính lại một năm bằng 365 ngày, có 5 ngày lễ cuối năm, được
phân theo mùa.
Nhiều công trình văn hoá nổi tiếng như, các kim tự tháp, đền đài, lăng
tẩm, có giá trị về nhiều mặt: lịch sử, thiên văn, kiến trúc, y học, toán học v.v…
Tổng số có 118 kim tự tháp, chia ra 3 loại: khối chữ nhật, khối tầng, khối chóp
nhọn. Kim tự tháp được xây dựng từ thời vua Giôse (Djeser) vua đầu tiên của
vương triều 3, vương triều đầu tiên của Cổ vương quốc. Tháp có bậc cao 60m,
đáy hình chữ nhật 120m x 106m, xung quanh có đền thờ và mộ người thân trong
gia đình. Kim tự tháp lớn nhất là kim tự tháp Kheops, đây là lăng mộ của
Pharaông Kheops, được xây dựng vào năm 2 900 TCN, thời gian xây dựng mất
40 năm, kim tự tháp này được xây bằng 2,3 triệu tảng đá (2 408 000m 3 ), trọng
lượng các tảng đá từ 2,5- 55 tấn, chúng được xếp khít lên nhau, mũi kim không
lách được. Chiều cao của kim tự tháp Kheops 147,552m = 1/1 tỷ khoảng cách
trái đất đến mặt trời, đáy hình vuông cạnh dài 231,775m, 4 góc trên mặt phẳng
đáy sai lệch nhau 2,1cm; cửa chính của tháp đúng theo phương Bắc (theo kinh
tựuyến) bóng toả xuống đất theo mặt trời, được ghi sẵn từng điểm cho ta một
cuốn lịch rất rõ ràng về ngày, tháng, năm xảy ra các sự kiện lớn của nhân loại
trên trái đất; khoảng trống trong lòng tháp bằng đúng 1/5 thể tích; nếu lấy chiều
16
dài cạnh đáy của kim tự tháp chia cho số ngày trong năm (365) bằng 0,635m
“thước đo kim tự tháp” bằng đúng 1/10 triệu bán kính trái đất; nếu lấy chu vi đáy
chia cho 2 lần chiều cao ta được 3,1416 = đ. Ngoài ra còn nhiều bí ẩn xung quanh
kim tự tháp Kheops vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục khám phá.
* Đặc điểm giáo dục
Mục đích giáo dục: Đào tạo con cái quý tộc thành thư lại, tăng lữ, thành
quân nhân, kiến trúc sư và y sĩ. (Ai Cập cổ đại tựu sĩ là đẳng cấp cao nhất, giàu
có, có thế lực, chiếm giữ khoa học; thời kỳ Tân vương quốc (1560- 941 TCN) có
một cơ quan huấn luyện về khoa học và học thuật cho tăng lữ, quân nhân, kiến
trúc sư và y sĩ)
Nội dung giáo dục: Học sinh học các môn: đọc, viết, số học, hình học,
thiên văn học, y học, kiến trúc. Ở Matxcơva có trưng bày một bản viết trên vỏ
cây Papyrus ghi những bài toán số học và định lý hình học của một giáo viên Ai
Cập cổ đại khoảng 2000 năm TCN, (chữ số: 1 = 1 que, 10 = 1 đoạn thừng, 100 =
1 vòng dây thừng, 1000 = hình cây Papyrus, v.v …)
Hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục:
Tổ chức lớp học trong các đền miếu; học sinh là con cháu quý tộc, tăng
lữ; thời gian khoảng 10 năm, hàng ngày học từ sáng sớm đến đêm khuya; giáo
viên là các tăng lữ. Do chữ viết của người Ai Cập là chữ tượng hình rất khó nhớ,
nên người Ai Cập cổ đại có câu tục ngữ “cái tai trẻ nhỏ mọc ở lưng”
Một số vấn đề về tổ chức giáo dục trong quân đội:
Quân đội bao gồm bộ binh và bộ đội chiến sa, sĩ quan chỉ huy và bộ đội
chiến sa thuộc tầng lớp quý tộc.
Chiến sa có 2 ngựa kéo là vũ khí đáng sợ của kẻ thù, bên nào có nhiều
chiến sa sẽ chiến thắng; chiến sa do tầng lớp quý tộc tự sắm, mưua một con
ngựa bằng 3 người nô lệ.
1. 2. Giáo dục ở Trung Hoa cổ- trung đại
* Bối cảnh lịch sử
17
Trung Hoa cổ đại là một miền đất rộng, dân cư tập trung chủ yếu ở hạ lưu
hai con sông lớn: Hoàng Hà (dài 5 464km) và Dương Tử (dài 6 300km, ngày
nay là Trường Giang). Khởi đầu nhà nước gọi là Thời Tam Hoàng- Ngũ Đế; Tam
Hoàng gồm: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông (khoảng 2 900 năm TCN); Ngũ Đế
gồm: Hoàng Đế, Đế Cao Dương, Đế Cốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn; Vũ giúp Thuấn
trị thuỷ, Thuấn chết, Vũ lên ngôi, chọn Ích là người hiền tài, Vũ chết truyền ngôi
cho Ích, Khải (con Vũ) cướp ngôi, Khải lập ra Nhà Hạ (nhà nước chiếm hữu nô
lệ đầu tiên) năm 2205 TCN.
2205- 1766 TCN Nhà Hạ, 1766- 1050 TCN Nhà Thương, 1050- 771 TCN
Nhà Tây Chu; 771- 403 TCN Thời Xuân Thu, các nước giao tranh (khoảng 100
nước) còn lại 5 nước: Tề, Yên,Tấn, Tần, Sở (ngũ bá); 403- 221 TCN Thời Chiến
Quốc, các nước tiếp tục giao tranh thành 7 nước: Tề, Yên, Tần, Sở, Hàn, Triệu,
Nguỵ (thất hùng). Năm 221 TCN Nhà Tần thống nhất Trung Hoa hình thành
Nhà nước Phong Kiến trung ương tập quyền. 221- 206 TCN Nhà Tần, 206 TCN42 Nhà Tây Hán, 25- 220 Nhà Đông Hán (220- 280 loạn Tam quốc), 265- 317
Nhà Tấn, 420- 589 Thời Nam- Bắc triều, 589- 618 Nhà Tựuỳ, 618- 907 Nhà
Đường, 907- 960 Thời Ngũ Đại, 960- 1127 Thời Bắc Tống, 1127- 1279 Thời
Nam Tống, 1279- 1368 Nhà Nguyên Mông, 1368- 1644 Nhà Minh, 1644- 1911
Nhà Thanh.
Trong quá trình phát triển, Trung Hoa cổ đại- trung đại đã đạt được nhiều
thành tựu về văn hoá- xã hội, khoa học- kỹ thuật:
Sáng tạo ra chữ tượng hình từ thời Hoàng Đế, lúc đầu được khắc trên
xương thú, mai rùa (gọi là chữ giáp cốt), sau viết trên da thú, thẻ tre, vải, giấy;
có khoảng 2000 chữ diễn đạt gần đủ tư tưởng thời đó, dần dần được phát triển,
cải tiến và dùng đến ngày nay.
Phát minh ra lịch theo mặt trăng (âm lịch). Thời Nhà Thương làm lịch một
năm bằng 12 tháng, tháng đủ 30 ngày, tháng thiếu 29 ngày, vài năm có một
tháng nhuận; sáng tạo ra 10 can, 12 chi phối hợp để tính giờ, ngày, tháng, năm.
18
Thời Nhà Chu lập bản đồ các vì sao, tính được nhật thực, nguyệt thực; các tiết:
lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân, lập đông, đông chí.
Phát minh ra phương pháp chữa bệnh đông y: phương pháp nhìn, nghe,
hỏi, bắt mạch để chuẩn đoán, phương pháp châm cứu, sắc thuốc (bằng cỏ, cây,
hoa, lá) để trị bệnh.
Hình thành quan điểm triết học theo thuyết âm dương, ngũ hành (kim,
mộc, thuỷ, hoả, thổ), bát quái (càn- trời, khôn- đất, chấn- sấm, tốn- gió, khảmnước, ly- lửa, cấn- núi, đoài- hồ).
Thời Đông Hán sáng chế kỹ thuật làm giấy viết, máy báo động đất; Thời
Nam Bắc triều tính được số đ = 3,14159, Thời Tống chế ra bàn tính.
Có nhiều tác phẩm văn học giá trị, đặc biệt có hai bộ sách Ngũ Kinh, Tứ Thư.
Nhiều công trình kiến trúc có giá trị nhiều mặt: Thời Nhà Tần xây Vạn lý
trường thành, 700 cung điện, lăng tẩm; các triều đại đều xây dựng rất nhiều cung
điện, lăng tẩm cả trên mặt đất và dưới mặt đất.
* Đặc điểm giáo dục
Mục đích giáo dục: đào tạo quan lại từ con cái của tầng lớp quan lại, quý tộc
Nội dung giáo dục: Lục nghệ, Ngũ Kinh và Tứ thư
Ở tiểu học lấy Thư, Số làm trọng điểm
Ở bậc đại học lấy Lễ, Nhạc làm trọng điểm
Lục nghệ gồm: Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số; cụ thể từng môn như sau:
Lễ gồm 5 loại lễ nghi, Nhạc gồm 6 loại nhạc múa, Xạ gồm 5 phép bắn
tên, Ngự gồm 5 phép tắc đánh xe; Thư gồm 6 phép tạo chữ, dùng chữ; Số gồm 9
cách giải số học.
Ngũ Kinh gồm: Kinh Thi, Kinh thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu
Kinh Thi là bộ sách chép những bài ca dao, bài đồng dao từ thời Tam
Hoàng- Ngũ Đế đến đời vua Bình Vương Nhà Chu.
Kinh Thư là bộ sách ghi chép những Điển, Mô, Huấn, Cáo, Thệ, Mạnh
của các vua tôi dạy bảo, khuyên răn nhau, từ thời Vua Nghiêu đến Đông Chu.
19
Kinh Lễ là bộ sách chép những quy tắc, lễ nghi để nuôi dưỡng những tình
cảm tốt đẹp của con người, để giữ cho trật tự xã hội được phân minh và hạn chế
các loại tư dục bất chính.
Kinh Dịch, từ xưa Trung Hoa coi là một quyển “thánh kinh” có những
công dụng huyền ảo và đa diện có đến 16 môn học: Truyện học, Pháp học,
Chương cú học, Đồ học, Số học, Sầm vĩ học v.v … Các triều đại nối tiếp về sau
coi đây là cuốn sách “triết lý động” của Đông Phương và khai thuỷ lịch sử tư
tưởng Trung Hoa. Dịch bao gồm hai phần Kinh và Truyện; Dịch Kinh là quyển
sách bói gồm có 3 phần: Quái, Quái từ và Hào từ. Dịch Truyện là tác phẩm triết
học gồm 10 thiên gọi là “thập dục”.
Kinh Xuân Thu là bộ sách do Khổng Tử sáng tác theo lối văn làm sử.
Chép truyện Nước Lỗ, từ Lỗ Ân Công (722 TCN) đến Lỗ Ai Công (481 TCN).
Lại chép cả việc Nhà Chu và việc các chư hầu. Xem qua thì có thể tưởng là một
quyển sử, lối biên niên, đôi khi lời lẽ vắn tắt khó hiểu. Nhưng xét theo logic thì
đây là một cuốn sách triết học, thể hiện các quan điểm chính trị của Khổng Tử
nhằm răn dạy các bậc vua, quan. Kinh Xuân Thu có 3 phần chính; Chính danh
tự, Định danh phận, Ngụ bao biếm.
Ngoài ra còn cuốn Kinh Nhạc là bộ sách nhạc cổ (nhạc cụ, nhạc khí, múa
hát và xướng hoạ thơ ca) do Khổng Tử san định lại. Sau bị Tần Thuỷ Hoàng đốt,
đến đời Hán chỉ còn lại một vài chương do đó, không xuất bản lại được.
Tứ Thư bao gồm: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ và Mạnh Tử
Đại Học do Tăng Tử (học trò của Khổng Tử) viết, là sách dạy đạo người quân
tử; có hai phần: Phần Kinh chép lời Khổng Tử, Phần Truyện chép lời Tăng tử.
Trung Dung do Tử Tư (học trò của Tăng Tử) viết, gồm những điều về đạo
xử thế ở đời theo tư tưởng của Khổng Tử.
Luận Ngữ là cuốn sách chép những lời của Khổng Tử khuyên dạy học trò
hoặc các câu truyện Khổng Tử nói với những người đương thời về nhiều vấn đề:
Luân lý, Chính trị, Triết học, Học thuật do các môn đệ sưu tầm lại.
20
Mạnh Tử do Mạnh Tử (học trò của Tử Tư) viết, thể hiện tư tưởng của
mình từ tư tưởng của Khổng Tử, gồm 7 quyển chia ra hai tập.
Có thể tóm tắt nội dung giáo dục Trung Hoa cổ- trung đại tập trung ở đạo
Tam cương, Ngũ thường (Quy phạm luân lý cốt lõi của nho giáo):
Tam cương gồm ba mối quan hệ: vua- tôi (quân vi thần cương), cha- con
(phụ vi tử cương), chồng- vợ (Phu vi phụ cương).
Ngũ thường gồm 5 tiêu chuẩn đạo đức: Nhân- Nghĩa- Lễ- Trí- Tín.
Hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục:
Hệ thống trường công dành cho con cái địa chủ, quan lại lúc nhiều, lúc ít
phụ thuộc tình hình chính trị- kinh tế của các triều đại. Giai cấp thống trị tổ chức
lễ khai trường rất long trọng. Ngay từ Đời Hạ có các loại trường: Tự, Hiệu, Học;
Đời Thương có các loại trường: Giáo, Tự, Tường, Học, Cổ Tông; học sinh bị
phân biệt đẳng cấp rõ rệt; Triều đình lựa chọn những người giỏi (đỗ đạt cao) làm
thầy giáo cho các trường.
Trường tư mở ra cho con cái các quan lại nhỏ, các gia đình khá giả ở nông
thôn; lúc nhiều, lúc ít, lúc bị cấm, thầy giáo gọi là các ông đồ, là người đi thi
không đỗ hoặc quan lại đã rời khỏi chính trường. Trường tư đầu tiên do Khổng
Tử mở, Ông đã đào tạo được 3 000 học trò, trong đó có 72 người thành đạt gọi
là “thất thập nhị hiền”(72 người này có bài vị thờ ở Văn Miếu Nước ta trước
đây).
Ở Trung Hoa có hệ thống thư viện khá phát triển, thư viện bắt đầu có từ
Đời Nhà Đường, nhưng chỉ là nơi chứa và sửa chữa sách; đến Đời Tống do có
nghề in, thư viện được mở ra ở nhiều nơi. Người đứng đầu thư viện gọi là “động
chủ” hoặc “sơn trưởng”; dùng làm nơi giảng bài, đọc sách nghiên cứu.
Phương pháp giáo dục chủ yếu là dùi mài kinh sử, giáo điều kinh viện;
chế độ khoa cử được đề cao (Khoa cử là cái lưới để giăng bắt nhân tài, là bậc
thang để kẻ dưới tiến thân).
Một số vấn đề về tổ chức giáo dục trong quân đội:
– Xem thêm –