Tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module 27 mầm non
Mô tả:
BÀI THU HOẠCH BDTX NỘI DUNG III. HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2016-2017
MODULE 27: THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
LỒNG GHÉP NỘI DUNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, GIÁO
DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ GIÁO
DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
Họ và tên: NGUYỄN THỊ HẬU
Sinh ngày: 02/12/1966
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường mầm non Hoa Hồng
Trong 4 modun tôi đã học trong năm học 2016-2017. Tôi
thấy, modun 27 – Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội
dung bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm
và giáo dục an toàn giao thông. Khiến tôi tâm đắc nhất trong 4
modun tôi đã học, như chúng ta đã biết thiết kế các hoạt động giáo
dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, giáo dục sử dung năng
lượng tiết kiệm và giáo dục an toàn giao thông rất quan trọng đối
với su thế đất nước ta hiện nay. và nhất là về vấn đề môi trường
cần thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung bảo vệ môi
trường và biến đổi khí hậu.
* Như chúng ta đã biết Theo Luật Bảo vệ môi trường, 2005:
“Môi truờng bao gồm các yếu tổ thiên nhiên và yếu tổ vật chất
nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, cỏ ảnh
hưởng tới đời sổng sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người
và thiên nhiên”.
Theo nghĩa rộng, môi trường là tất cả các nhân tổ tự nhiên và
xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất cửa con người như tài
nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan,
quan hệ xã hội.
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên
nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tổ tự nhiên và xã hội trực tiếp liên
quan tới chất luợng cuộc sổng con nguời.
Như vậy, môi truờng bao gồm tất cả các vật thể hữu sinh, vô
sinh và mối quan hệ tương tác giữa chúng. Môi truờng sổng của
con nguời là tổng hợp các điểu kiện bên ngoài như vật lí, hoá học,
kinh tế – xã hội bao quanh, cỏ ảnh hường đến đời sổng và sự phát
triển của từng cá nhân, của cộng đồng con nguời.
Như vậy, khái niệm môi trường là một khái niệm phức tạp, có
phạm vi rộng. Môi trường cỏ thể là tổ hợp của không khí mà
chúng ta thờ, nước mà chúng ta uống, thực phẩm mà chúng ta ăn,
trái đất mà chứng ta ở, thành phố, làng mạc hay ngôi nhà mà
chúng ta cư trú, những đồ vật mà chúng ta sử dụng.
Môi truờng là không gian sống của con người và nhân loại.
Môi trường là nơi con người khai thác nguồn vật liệu và năng
luợng cần thiết cho hoạt động, động sản xuất và đời sổng như đất,
nước, không khí, khoáng sản và các dạng năng lượng như than,
dầu khí, go củi, nắng, gió… Các sản phẩm công, nông, lâm, ngư
nghiệp và văn hoá, du lịch của con người đều bất nguồn từ các
dạng vật chất tồn tại trên trái đất và không gian bao quanh trái đất.
Môi trừờng cũng là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người
tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
* Giáo dục ATGT cho trè mầm non về một số PTGT quen
thuộc: Phương tiện giao thông đường bộ (Người đi bộ, ô tô, xe
đạp, xe máy…), phương tiện giao thông đường thủy (Tàu thủy,
thuyền, bè…); phương tiện giao thông đường hàng không ( máy
bay…) và phuơng tiện giao thông đường sắt (tàu hòa).
An toàn khi đi bộ, khi sử dụng các PTGT, khi vui chơi: chấp
hành luật lệ giao thông.
Làm quen với tín hiệu đèn giao thông và 4 nhóm biển báo
hiệu giao thông đường bộ (nhóm biển báo cần, nhóm biển báo
nguy hiểm, nhóm biển hiệu lệnh, nhóm biển chỉ dẫn).
* Thiết kế các hoạt động giáo dục lồng ghép nội dung giáo
dục sử dụng năng lượng tiết kiệm ở trong giờ học, dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của giáo viên, trẻ tích cục lĩnh hội các tri thức đơn
giản dưới dạng biểu tượng về các sự vật hiện tượng xung quanh.
Hoạt động học giúp cho việc củng cố và hệ thống hóa các kiến
thức mà trẻ tích lũy được trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy, có
thể sử dụng hoạt động học để thực hiện lồng ghép, tích hợp nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm
non một cách hiệu quả. Ở trường mầm non, trẻ đuợc tham gia vào
nhiều hoạt động học khác nhau: phát triển thể chất, khám phá khoa
học, âm nhạc, tạo hình, làm quen với tác phẩm văn học… Mọi hoạt
động trên có những đặc trưng riêng và có ưu thế khác nhau trong
việc lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sủ
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả hoặc giáo dục an toàn giao
thông cho trẻ. Vì vậy giáo viên mầm non cần dựa vào các hoạt
động cụ thể để xác định nội dung, mức độ tích hợp cho phù hợp
với từng độ tuổi.
Ngoài ra, hoạt động lao động và các hoạt động khác như ăn
ngủ, vệ sinh cá nhân, dạo chơi, thăm quan là hình thức quan trọng
để giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả và giáo dục an toàn giao thông. Sân chơi, vườn
trường với không gian trong lành, thoáng mát; với bao sự vật hiện
tượng mới lạ, hấp dẫn tự bản thân nó đã trờ thành yếu tổ tích cực
trong việc giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả cho trẻ. Trong sân chơi, vườn trường, trẻ
được khám phá các loài cây (cây xanh cho bóng mát, cây hoa, cây
cảnh, cây ăn quả, rau…), các loài động vật/côn trùng nhỏ bé (ong,
bướm, dế, châu chấu, cáo cáo…) và thế giới thiên nhiên vô sinh kì
thu (đất, nước, đá, cát, sỏi, không khí, ánh sáng…). Tại vườn
trường, trẻ có thể tham gia cùng với giáo viên rất nhiều các hoạt
động có ý nghĩa đối với việc bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng
lượng như: làm thí nghiệm đơn giản về quá trình phát triển của
cây, lao động chăm sóc cây, con vật, nhặt lá rụng, vệ sinh sân
trường… Trong quá trình lao động đơn giản đó dần hình thành ở trẻ
những hiểu biết về môi trường xung quanh, hình thành kĩ năng lao
động và thái độ, hành vi tích cực của trẻ đối với việc bảo vệ môi
trường và sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng.Trường mầm non,
sân trường còn là một xã hội thu nhỏ, nơi diễn ra các mối quan hệ
xã hội mà trẻ có thể quan sát, trải nghiệm. Trong thời gian hoạt
động lao động ngoài vườn trường, trẻ đuợc quan sát hoạt động của
các cô, các bác bảo vệ, công việc của cô lao công và hoạt động của
các anh chị lớn trong trường. Trẻ cũng được quan sát người và các
phương tiện giao thông trên con đường trước cổng trường và trong
sân trường. Chính vì vậy, giáo viên có thể tận dụng khoảng thời
gian này để giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục an toàn giao thông cho trẻ.
Căn cứ vào độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của trường/lớp địa
phương, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ lao động dưới nhiều hình
thức khác nhau và công việc khác nhau, nội dung giáo dục bảo vệ
môi trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và
giáo dục an toàn giao thông cho trẻ có thể tiến hành. Thông qua
sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở trường mầm non từ lúc đón trẻ tới
lúc trả trẻ.
Chương trình giáo dục mầm non (mới) được thiết kế theo
hướng tích hợp thông qua các chủ đề giáo dục. chính vì vậy, việc
chuyền tải nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục sử dụng
năng lương tiết kiệm, hiệu quả và giáo dục an toàn giao thông đến
với trẻ đuợc thực hiện bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu
được thực hiện thông qua các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ
theo các chủ đề giáo dục ở trường mầm non. Tuy nhiên, mức độ
của các nội dung lồng ghép để đưa nội dung giáo dục bảo vệ môi
trường, giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và giáo
dục an toàn giao thông đến với trẻ lại phụ thuộc rất lớn vào nội
dung của chủ đề, đặc trưng của chủ đề, bên cạnh đó là đặc điểm
nhận thức của trẻ và đặc điểm riêng cửa vùng miền, địa phương.
Qua thời gian nghiên cứu về module 27 này thì tôi nhận
thấy,Trong bối cảnh ngày nay, các nước trên thế giới nói chung và
ở Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề rất cấp
bách về nạn ô nhiễm môi trường, về sự suy giảm nguồn tài nguyên
thìên nhĩên dẫn tới nguy cơ cạn kiệt nguồn năng luợng và đặc biệt
là vấn đề tai nạn giao thông. Một trong những nguyên nhân cơ bản
gây ra hiện trạng báo động trên là do ý thức của con người, vì vậy
việc giáo dục bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn năng lượng và an
toàn giao thông là vô cùng quan trọng. Giáo dục mầm non là cấp
học đầu tìên trong hệ thống giáo dục, tạo nền tảng, cơ sờ ban đầu
hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ em trở thành công dân tốt
của đất nước. Ở lứa tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách,
trẻ mầm non để tiếp thu những giá trị mới. Do đó, Tôi đã áp dụng
việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường, sử dụng năng lương tiết
kiệm và giáo dục an toàn giao thông vào các hoạt động giáo dục
hằng ngày của trẻ sẽ giúp cho trẻ có thái độ và hành vi tích cực đối
với môi trường xung quanh, biết yêu quý và trân trọng những giá
trị của cuộc sống, biết thân thiện với môi trường và biết sử dụng
tiết kiệm nguồn năng lượng ngay từ nhỏ.
Tuy nhiên, khi áp dụng việc giáo dục cho trẻ biết bảo vệ môi
trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và giáo dục an toàn giao
thông có hiệu quả thì việc lồng ghép những nội dung này vào các
hoạt động giáo dục của trẻ ở trường mầm non phải phù hợp với sự
nhận thức của trẻ. Việc giáo dục này’ có thể được thực hiện dưới
nhiều hình thức và thông qua nhiều hoạt động khác nhau của trẻ ở
trường, ở lớp.
– Xem thêm –