Tái chế vỏ hộp sữa và những cách làm đơn giản tại nhà
Tái chế vỏ hộp sữa là một hành động nhỏ đem lại nhiều lợi ích lớn. Đây là một trong những xu hướng được chia sẻ và lan tỏa trên khắp thế giới. Vậy tái chế hộp sữa là gì? Quy trình tái chế những chiếc vỏ hộp sữa gồm mấy bước? Làm thế nào để tái chế những vỏ hộp sữa đã qua sử dụng thành những vật dụng mới? Bài viết dưới đây của Việt Nam Tái Chế sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Tái chế vỏ hộp sữa là gì?
Để hiểu được tái chế vỏ hộp sữa là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lịch sử và cấu tạo của vỏ hộp sữa. Có bao giờ bạn đặt câu hỏi tại sao không dùng lon dạng tròn và các vật liệu khác trừ giấy để làm hộp sữa?
Thực tế, tùy theo đặc tính của từng loại đồ uống, nhà sản xuất sẽ cân nhắc lựa chọn bao bì phù hợp. Về mặt kỹ thuật, bao bì dạng khối trụ tròn có khả năng chịu áp lực tốt nên thường được dùng để đựng các loại đồ uống có gas như bia và nước ngọt. Hơn nữa việc sản xuất lon tròn giúp tiết kiệm nhôm hơn so với việc sản xuất hộp chữ nhật có cùng dung tích, điều này liên quan trực tiếp đến lợi nhuận của nhà sản xuất cũng như giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên, đặc thù của sữa và các chế phẩm từ sữa là cần được bảo quản lạnh. Vì vậy, việc đóng gói bao bì sữa ở dạng hình hộp tiết kiệm được không gian bảo quản bởi các hộp sữa có thể xếp sát nhau.
Vậy vỏ hộp sữa có cấu tạo như thế nào? Nhiều người lầm tưởng rằng vỏ hộp sữa được làm hoàn toàn từ giấy. Sự thật là vỏ hộp sữa có cấu tạo 6 trong 1, tức là sáu lớp được làm từ ba loại nguyên liệu xếp chồng lên nhau. Ba loại nguyên liệu đó là giấy chiếm tỉ lệ 75% và 25% còn lại là nhôm và nhựa.
- Lớp thứ nhất:
được làm từ polyethylene có chức năng giữ nhiệt và bảo quản thực phẩm. Đây là lớp tiếp xúc trực tiếp với sữa.
- Lớp thứ hai:
có tác dụng kết dính lớp thứ ba và lớp trong cùng với nhau, được làm từ polyethylene.
- Lớp thứ ba:
khá mỏng, được làm từ nhôm để bảo vệ sữa không bị hỏng do các yếu tố bên ngoài như không khí, ánh sáng và vi khuẩn.
- Lớp thứ tư:
có tác dụng kết dính lớp thứ ba và lớp thứ năm với nhau, được làm từ nilon.
- Lớp thứ năm:
được làm từ giấy để tạo độ cứng và tạo hình cho hộp sữa.
- Lớp thứ sáu:
được làm từ nilon với mục đích chống ẩm và dễ dàng in ấn.
Nói chung. việc sử dụng hộp giấy làm để đựng sữa không những giúp tiết kiệm không gian bảo quản mà còn thân thiện với môi trường. Chúng có thể dễ dàng phân hủy sinh học mặc dù không được làm 100% từ giấy. Ngoài ra, việc đốt vỏ hộp sữa cũng thải ra ít khí metan hơn các loại rác thải khác.
Một trong những nguyên nhân khiến cho vỏ hộp sữa được đánh giá cao về mức độ thân thiện với môi trường là chúng có thể tái chế. Tái chế vỏ hộp sữa là việc sử dụng vỏ hộp sữa đã qua sử dụng để tạo ra nguyên liệu đầu vào cho quy trình sản xuất khác hoặc sản phẩm với chức năng khác. Nếu như trước đây, vỏ hộp sữa chỉ được tái chế để lấy bột giấy thì với sự phát triển của công nghệ hiện nay chúng còn được tái chế để lấy nhôm để sản xuất tấm lợp.
Hiện nay, vỏ hộp sữa đang được tái chế với hai phương pháp chính là tái chế công nghiệp và tái chế thủ công. Các nhà máy tái chế thực hiện thu gom phân loại và xử lý vỏ hộp sữa đã qua sử dụng để lấy bột giấy và nhôm. Ngoài ra, một lượng nhỏ vỏ hộp sữa có thể tái chế thành các vật dụng trang trí cho căn nhà của bạn. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số gợi ý cách tái chế vỏ hộp sữa đã qua sử dụng thành những sản phẩm vô cùng đơn giản nhưng không kém phần độc đáo.
Những bài viết liên quan
Tại sao phải tái chế vỏ hộp sữa?
Làm đồ tái chế từ vỏ hộp sữa nói riêng hay tái chế rác thải nói chung là một trong những giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên tự nhiên, tiết kiệm năng lượng và chi phí cho nhà sản xuất. Hiện nay, tại Việt Nam có rất nhiều chương trình, cuộc thi vận động, khuyến khích người dân tái chế rác thải vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Ví dụ như:
-
Hội thảo vận động xây dựng trường học xanh với chủ đề “
Từ câu chuyện thu gom vỏ hộp sữa tới các sáng kiến bảo vệ môi trường”
do Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với
Công ty Tetra Pak Việt Nam, Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live& Learn), Công ty Cổ phần Lagom Việt Nam phát động tổ chức vào ngày 5/11/2020.
-
Cuộc thi
Hành trình xanh – Tái sinh vỏ hộp sữa
của nhãn hàng
Nestlé MILO phối hợp cùng với Tetra Pak và Revival Waste phát động từ tháng 10/2020 đến tháng 12/2020 tại gần 400 trường mầm non và tiểu học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quy trình tái chế vỏ hộp sữa đã qua sử dụng
Vỏ hộp sữa sau khi sử dụng sẽ được thu gom, phân loại để tái chế thành nguyên liệu sản xuất hoặc các vật dụng có ích khác. Chúng sẽ trải qua 4 bước cơ bản để có thể “tái sinh”:
- Bước 1:
Sau khi sử dụng, vỏ hộp sữa sẽ được thu gom tại các địa điểm khác nhau như trường học, các hộ gia đình hoặc cửa hàng, công ty,… và vận chuyển đến các điểm thu nhận như các cơ sở thu mua phế liệu hoặc điểm thu gom vỏ sữa nhằm mục đích tái chế.
- Bước 2:
Vỏ hộp sữa sau khi tập kết tại nơi thu gom được vận chuyển đến nhà máy tái chế
- Bước 3:
Vỏ hộp sữa sẽ được phân loại và làm sạch trước khi tái chế thành bột giấy và nhôm phục vụ quy trình sản xuất khác.
- Bước 4:
Các sản phẩm được làm từ bột giấy và nhôm tái chế từ vỏ hộp sữa sẽ được phân phối và bán cho người tiêu dùng.
Cách làm đồ tái chế từ hộp sữa độc đáo tại nhà
Bên cạnh việc tái chế vỏ hộp sữa theo hình thức công nghiệp, chúng ta hoàn toàn có thể “tái sinh” những vỏ hộp sữa đã qua sử dụng thành những vật dụng trong gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý cách làm đồ tái chế từ vỏ hộp sữa thành chậu trồng cây cực kỳ đơn giản tại nhà.
Chuẩn bị:
-
Vỏ hộp sữa (kích thước tùy chọn)
-
Kéo hoặc dao rạch giấy
-
Băng keo màu
Cách làm:
- Bước 1: Rửa sạch và phơi khô vỏ hộp sữa đã qua sử dụng.
- Bước 2: Dùng dao rạch giấy hoặc kéo cắt rời một bên vỏ hộp sữa. Nên cắt theo chiều dọc (như hình) để có nhiều diện tích trồng hơn. Sau đó giữ lại phần vỏ đã cắt rời.
- Bước 3: Sử dụng băng keo màu để dán vào 4 mép vừa cắt để duy trì hình dạng của chậu cây.
- Bước 4: Sử dụng tuốc nơ vít đâm thủng hai thành của chậu cây để tạo các lỗ thoát nước.
- Bước 5: Đổ đất và trồng cây vào chậu đã thành phẩm.
Và đây là thành phẩm
Một số ý tưởng tái chế vỏ hộp sữa độc đáo khác dễ làm, có thể tự thực hiện tại nhà: