[Tải Về] Mẫu bài thu hoạch nâng hạng giáo viên tiểu học hạng 2 từ hạng III lên hạng II – Nhận Đạo Và Đời Sống

Bài thu hoạch nâng hạng giáo viên tiểu học hạng 2, dành cho giáo viên tiểu học muốn nâng lên hạng II. Mẫu bài thu hoạch nâng hạng giáo viên tiểu học hạng 2 với mục đích nhằm nâng cao chất lượng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chất lượng nghề nghiệp đồng thời đủ điều kiện để nâng hạng theo chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II

1. Mẫu bài thu hoạch nâng hạng giáo viên tiểu học hạng 2 – Mẫu 1

BÀI THI HOẠCH NÂNG HẠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HẠNG 2

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển của đất nước trong công cuộc “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” mà Đảng và nhân dân ta đã xác định thì điều cần thiết nhất là phải nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực thực sự có chất lượng. Để thực hiện được mục tiêu ấy, trước hết phải biết nuôi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực ngay từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành và trong suốt cuộc đời của mỗi cá nhân về các mặt trí lực, tâm lực, thể lực, các phẩm chất đạo đức – nhân cách công dân, trình độ học vấn, chuyên môn hoá và văn hoá.

Thực hiện mục tiêu này là nhiệm vụ của ngành Giáo dục – Đào tạo mà lực lượng quan trọng là đội ngũ giáo viên có chất lượng. Chất lượng của đội ngũ GV, đó là chất lượng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chất lượng nghề nghiệp, Chất lượng của đội ngũ GV được quyết định bởi chất lượng đào tạo ban đầu và quá trình tự học, rèn luyện và tự bồi dưỡng của GV trong quá trình công tác.

Là một giáo viên dạy Tiểu học, bản thân tôi luôn cố gắng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu về trình độ giáo viên, đồng thời để đủ điều kiện thăng hạng theo chức danh nghề nghiệp từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II.
Qua quá trình được học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở hạng II, qua 10 chuyên đề đã học, tôi nắm bắt được một số kiến thức thông qua các chuyên đề mà các thầy cô đã bồi dưỡng tôi đã nắm bắt được xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp.

Đạt được những kiến thức cơ bản nhất về xu hướng đổi mới quản lý giáo dục phổ thông và quản trị nhà trường của một số quốc gia, phát triển nhà trường trung học cơ sở trước yêu cầu hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế. Củng cố và nâng cao các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng thảo luận; kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá. Nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với việc đổi mới quản lý về giáo dục phổ thông, quản trị và phát triển nhà trường trung học cơ sở trong bối cảnh hiện nay của nước ta. Có ý thức vận dụng những kiến thức, kĩ năng và thu nhận được qua chuyên đề này và thực tiễn đối với quản lý giáo dục phổ thông, quản trị và phát triển nhà trường ở nước ta hiện nay.

Nêu được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học, các quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng; Nhiệm vụ của hiệu trưởng, của trường tiểu học trong kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức tự đánh giá trường tiểu học, tham gia kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học. Chủ động tổ chức thực hiện tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường.

Hiểu biết về vai trò và vị trí của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) ở trường tiểu học. Trình bày được những vấn đề chung về khoa học sư phạm ứng dụng, khái niệm, phương pháp, quy trình tiến hành và đánh giá, vận dụng kết quả NCKHSPƯD. Hình thành thái độ học tích cực chủ động ở người học trong quá trình nghiên cứu nội dung của chuyên đề này. Học viên có thái độ nghiêm túc trong NCKHSPƯD, biết chia sẻ kinh nghiệm giáo dục và dạy học.

Trình bày được khái niệm văn hoá nhà trường và các thành tố cấu trúc của văn hoá nhà trường. Trình bày được vai trò của văn hoá nhà trường với việc xây dựng thương hiệu trường tiểu học. Phân tích được mối quan hệ giữa xây dựng văn hoá nhà trường với vấn đề phát triển đạo đức nghề nghiệp.Phân tích được những ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập quốc tế với vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường. Đánh giá được thực trạng văn hoá học đường ở một nhà trường cụ thể. Xây dựng được kế hoạch phát triển văn hoá nhà trường. Thiết lập được các bước xây dựng văn hoá nhà trường.

Ý thức được tầm quan trọng của văn hoá nhà trường trong quá trình tạo lập thương hiệu của nhà trường. Tích cực tuyên truyền, vận động các thành viên trong nhà trường để hướng tới xây dựng một nhà trường thành công, có bản sắc văn hoá, đáp ứng được những yêu cầu của XH trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

II. NỘI DUNG

PHẦN 1: KẾT QUẢ THU HOẠCH KHI THAM GIA KHÓA BỒI DƯỠNG

Qua khoá học thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, Bản thân tôi đã được học bao gồm các chuyên đề sau:

Chuyên Đề 1: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Kiến thức: Nắm kiến thức cơ bản về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN); đặc điểm của cơ quan nhà nước và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

Kĩ năng: Học tập, sử dụng kiến thức về nhà nước, bộ máy nhà nước…, vận dụng vào cuộc sống và công tác chuyên môn.

Chuyên Đề 2: Xu hướng quốc tế và đổi mới giáo dục phổ thông ở Việt Nam.

Kiến thức: Học viên có được sự hiểu biết về kinh nghiệm quốc tế về phát triển GD phổ thông (GDPT), GDPT tại một số nước trên thế giới; vấn đề đổi mới GDPT giai đoạn hiện nay (hiểu được bối cảnh của thế giới và Việt Nam đặt ra cho sự đổi mới GDPT, đổi mới là tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay.

Kỹ năng: Học viên có kỹ năng nhận diện được các vấn đề về GD và đổi mới GD; có kỹ năng quản lý và lãnh đạo nhà trường đáp ứng nhu cầu vận động của xã hội, nhu cầu đổi mới GDPT nói riêng.

Chuyện Đề 3: Xu hướng đổi mới quản lí giáo dục phổ thông và quản trị nhà trường tiểu học.

Kiến thức: Đạt được những kiến thức cơ bản nhất về xu hướng đổi mới quản lý giáo dục phổ thông và quản trị nhà trường của một số quốc gia; phát triển nhà trường trung học cơ sở trước yêu cầu hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế.

Kỹ năng: Củng cố và nâng cao các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu; kỹ năng thảo luận; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá.

Chuyên Đề 4: Động lực và tạo động lực cho giáo viên.

Kiến thức: Hiểu và trình bày được các khái niệm động lực, tạo động lực, các lí thuyết tạo động lực cho GV.

Kĩ năng: Có thái độ khách quan, khoa học trong việc ứng xử và tạo động lực làm việc cho bản thân và cho đồng nghiệp

Chuyên Đề 5: Quản lí hoạt động dạy học và phát triển chương trình giáo dục nhà trường tiểu học.

Kiến thức: Hiểu được một số mô hình nhà trường, các đặc trưng trong quản lý giáo dục và phát triển chương trình của mỗi mô hình nhà trường;

Phân tích về mô hình trường học mới đang áp dụng ở tiểu học hiện nay, những ưu nhược điểm trong quá trình và bài học kinh nghiệm trong ứng dụng mô hình quản lý nhà trường theo mô hình trường học mới.

Kỹ năng: Có kỹ năng lựa chọn mô hình quản lí trường tiểu học, có kỹ năng hoạch định và phát triển chương trình giáo dục tiểu học.

Chuyên Đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II.

Kiến thức: Hiểu và lý giải được các yêu cầu cơ bản đối với đội ngũ giáo viên tiểu học trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; trình bày được những thuận lợi và thách thức về đội ngũ giáo viên tiểu học trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông;

Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học; các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học; Vấn đề hợp tác phát triển và sử dụng đội ngũ giữa các nhà trường và các cơ sở giáo dục trong triển khai đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Kỹ năng: Có kỹ năng phân tích các văn bản quy định về mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông và chương trình giáo dục tiểu học nói riêng; Kỹ năng vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để tổ chức các hoạt động Dạy học – Giáo dục học sinh hiệu quả.

Kỹ năng phân tích, đánh giá tình hình thực trạng năng lực của đội ngũ giáo viên trong trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay.

Kỹ năng xây dựng kế hoạch và các biện pháp để phát triển năng lực của người giáo viên tiểu học.

Chuyên Đề 7: Dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu trong trường tiểu học.

Mục tiêu của giáo dục là khơi dậy lòng say mê học tập, kích thích sự tò mò và óc sáng tạo của HS để các em có thể kiến tạo kiến thức từ những điều nhà trường mang đến, để các em thực sự thấy rằng mỗi ngày đến trường là một ngày có ích.

Sự hiện diện của một nền giáo dục như vậy phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có quan niệm về vai trò của người thầy. Đặt vai trò của người thầy lên vị trí uy quyền tuyệt đối về chân lí khoa học là một sai lầm, nhưng sai lầm sẽ lớn hơn nếu hạ thấp vai trò của người thầy trong giáo dục. Do vậy, cần nói đến vai trò của người giáo viên hiệu quả, người GV có tri thức khoa học và nghiệp vụ sư phạm, biết quan tâm tới HS, chú trọng vào những HS cần giúp đỡ (HS khiếm khuyết, HS có nguy cơ bị ở lại lớp, có các kĩ năng không đạt chuẩn), biết phát hiện và phát triển năng khiếu của HS có khả năng nổi trội, có khuynh hướng sáng tạo, suy nghĩ độc lập và đa chiều.
Chuyên đề 8: Đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trường tiểu học.

Kiến thức: Nêu được các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trường tiểu học; các quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng; nhiệm vụ của hiệu trưởng, của trường tiểu học trong kiểm định chất lượng giáo dục.

Kĩ năng: Tổ chức tự đánh giá trường tiểu học, tham gia kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học.

Chuyên Đề 9: Quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng ở trường tiểu học.

Kiến thức: Hiểu biết về vai trò và vị trí của hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (NCKHSPƯD) ở trường tiểu học.

Kỹ năng: Trình bày được những vấn đề chung về khoa học sư phạm ứng dụng; khái niệm, phương pháp, quy trình tiến hành và đánh giá, vận dụng kết quả NCKHSPƯD.
Chuyên đề 10: Xây dựng môi trường văn hóa, phát triển thương hiệu nhà trường và liên kết hợp tác quốc tế.

Kiến thức: Trình bày được khái niệm văn hoá nhà trường và các thành tố cấu trúc của văn hoá nhà trường.

Trình bày được vai trò của văn hoá nhà trường với việc xây dựng thương hiệu trường tiểu học.

Phân tích được mối quan hệ giữa xây dựng văn hoá nhà trường với vấn đề phát triển đạo đức nghề nghiệp.

Phân tích được những ảnh hưởng của bối cảnh hội nhập quốc tế với vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường.

PHẦN 2: PHƯƠNG HƯỚNG VẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC.

I. ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN GIÁO DỤC.

1.Cơ sở pháp lí của việc đổi mới.

Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Nghị định số 404/QĐ-TTg ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn Đề án đổi mới Chương trình, SGK giáo dục phổ thông .

2. Cơ sở thực tiễn.

  • Thế giới thay đổi rất nhanh, có nhiều thành tựu mới của khoa học giáo dục cần bổ xung kịp thời vào chương trình giáo dục.
  • Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành có những hạn chế, bất cập chính sau đây:
  • Chương trình nặng về truyền đạt kiến thức, chưa đáp ứng tốt yêu cầu về hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh vẫn nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người, chưa coi trọng hướng nghiệp.
  • Giáo dục tích hợp và phân hóa chưa thực hiện đúng và đủ. Các môn học được thiết kế chủ yếu theo kiến thức các lĩnh vực khoa học, chưa thật sự coi trọng về yêu cầu sư phạm. ,Một số nội dung của một số môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản, còn nhiều kiến thức hàn lâm chưa thực sự thiết thực, chưa coi trọng kĩ năng thực hành, kĩ năng vận dụng kiến thức, chưa đáp được mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống.
  • Hình thức dạy học chủ yếu là dạy trên lớp, chưa coi trọng các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Phương pháp giáo dục và đánh giá chất lượng giáo dục nhìn chung còn lạc hậu chưa chú trọng dạy các học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh.
  • Trong thiết kế chương trình chưa đảm bảo tính liên thông trong từng môn học. Còn hạn chế trong việc phát huy vai trò tự chủ của nhà trường và tích cực, sáng tạo của giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Chưa đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục của các vùng khó khăn, chỉ đạo xây dựng và hoàn thiện chương trình còn thiếu tính hệ thống.

2. Bài thu hoạch nâng ngạch giáo viên Tiểu học hạng 2 – Mẫu 2

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Qua quá trình tập huấn được học tập và nghiên cứu cũng như sự hướng dẫn, truyền đạt của các thầy, cô giáo phụ trách giảng dạy Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học ở hạng II, tôi nắm bắt được các nội dung như sau:

Nắm bắt xu hướng phát triển của giáo dục, tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, các mô hình trường học mới. Những mặt được và mặt hạn chế của các mô hình trường học đó.

Vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm sinh lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của bản thân và đồng nghiệp.

Chủ động, tích cực phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học.Nắm vững và vận dụng tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học; chủ động tuyên truyền và vận động đồng nghiệp cùng thực hiện tốt chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Hiểu rõ chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học; hướng dẫn được đồng nghiệp cùng thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục tiểu học.

II. HIỆN TRẠNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC ,GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ,ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC (SWOT)

 ………..Còn nữa

Trên đây là 2 mẫu bài thu hoạch nâng hạng giáo viên tiểu học hạng 2 dành cho những giáo viên tiểu học đang ở hạng III muốn tăng ngạch hạng II. Cùng tải miễn phí, dowload bài thu hoạch nâng hạng giáo viên tiểu học hạng 2 để làm bài thu hoạch cá nhân cho mình chi tiết và đầy đủ nhất nhé.

Tài Liệu – Tags: bài thu hoạch nâng hạng giáo viên