Tại Sao Nói Dây Thần Kinh Tủy Là Dây Pha? – Bloghoidap
Dây thần kinh tủy là gì và tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha? Trong bài dây thần kinh tuỷ của sách Sinh học lớp 8 có câu hỏi tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha.
Mục Lục
Thế nào là dây thần kinh tủy?
Dây thần kinh tủy (hay thần kinh sống) là loại dây thần kinh hỗn hợp, một bộ phận ngoại biên trong hệ thần kinh. Nó được cấu tạo bởi sự kết hợp từ rễ sau và rễ trước của các sợi thần kinh.
Trong cơ thể chúng ta, hệ thần kinh được biết đến là cơ quan có tính phân hóa cao, bao gồm dạng ống và mạng lưới đi khắp cơ thể. Nó đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hoạt động của con người
Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào?
Trong cơ thể người có 31 đôi dây thần kinh tủy. Mỗi dây thần kinh tủy sẽ bao gồm:
Các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống thông qua các rễ sau (rễ cảm giác). Rễ sau sẽ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ quan về thần kinh trung ương.
Cấu tạo của dây thần kinh tuỷ
Những nhánh ngoại vi của nơron hạch phân bố tới các cấu trúc ở ngoại vi (các tạng, bộ phận cơ thể), những nhánh trung ương chạy qua rễ sau vào tủy sống.
Nhóm sợi thần kinh vận động nối với tủy sống thông các rễ trước (rễ vận động). Rễ trước sẽ truyền xung vận động từ thần kinh trung ương đến cơ quan đáp ứng (cơ chi). Thực chất các sợi này là nhanh trục của noron thần kinh ở cột trước chất xám tủy sống.
Chính các nhóm sợi có liên quan đến các rễ này sẽ đi qua khe giữa hai đốt sống liên tiếp nhau. Tiếp theo, hai nhóm sợi này đã nhập lại và tạo thành dây thần kinh tủy.
Chức năng của dây thần kinh tủy
Những dây thần kinh tủy sống thường được gọi là dây thần kinh hỗn hợp. Rễ trước sẽ dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương đến cơ quan đáp ứng. Rễ sau dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các cơ quan thụ cảm về trung ương.
Theo đó những dây thần kinh tủy sống sẽ giúp liên kết thần kinh trung ương với các chi và cơ quan. Từ đó dẫn đến tín hiệu thần kinh đi vào và đi ra khỏi não bộ thông qua tủy sống, đến những vị trí chính xác trong cơ thể
Chức năng của dây thần kinh tuỷ
Những nhánh trước của thần kinh tủy sống thường đan chéo để tạo thành một đám rối thần kinh chi phối vận động, cảm giác tại nhiều vùng cơ thể bao gồm: đám rối thần kinh cổ, đám rối thần kinh cánh tay và đám rối thần kinh thắt lưng cùng.
Trong đó, đám rối thần kinh cánh tay sẽ chi phối cảm giác và vận động cho chi trên, vùng ngực và vùng vai. trong khi đám rối thần kinh thắt lưng chi phối cho thần kinh chi dưới, khoang sau phúc mạc và khoang chậu hông.
Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh tủy?
Trong cơ thể con người có ba mươi mốt đôi dây thần kinh tủy. Các đôi dây thần kinh tủy có vị trí xuất phát từ tủy sống. Sau đó, chúng rời khỏi ống sống thông qua các lỗ gian sống. Dây thần kinh tủy được gọi tên và phân nhóm theo các đốt sống có liên quan với chúng:
- Tám đôi dây thần kinh sống cổ.
- Mười hai đôi dây thần kinh sống ngực.
- Năm đôi dây thần kinh sống thắt lưng.
- Năm đôi dây thần kinh sống cùng.
- Một đôi dây thần kinh sống cụt.
Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Sở dĩ nói dây thần kinh tủy là dây pha bởi chúng làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh hai chiều. Trong đó một chiều xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm về trung ương.Chiều còn lại truyền xung thần kinh vận động từ trung ương tới các cơ quan thực hiện tạo thành một phản xạ khép kín
Dây thần kinh tủy sẽ bao gồm những bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau bao gồm:
Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động bao gồm những bó sợi ly tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh vận động từ trung ương thần kinh đến những cơ quan thực hiện ở các cơ và chi.
Dây thần kinh tuỷ là dây pha
Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác, là những bó sợi hướng tâm làm nhiệm vụ dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ những cơ quan thụ cảm về trung ương.
Theo đó thì rễ trước và rễ sau sẽ đi ra khỏi lỗ gian đốt sống rồi nhập lại với nhau tạo thành dây thần kinh tủy.
Với những thông tin trên bạn đã không còn phải băn khoăn tại sao nói dây thần kinh tuỷ là dây pha nữa phải không nào? GiaiNgo hy vọng bạn sẽ cập nhật được nhiều kiến thức hay từ bài viết trên. Nếu cảm thấy yêu mến thì đừng quên ủng hộ những bài viết tiếp theo nhé!
Nguồn: từ giaingo.info