Tại Sao Không được Vỗ Mông Bà Bầu? Cần Làm Gì để Bà Bầu ổn định Tâm Lý? – Nhà Thuốc Hưng Thịnh

Nhà thuốc Hưng Thịnh

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn do nồng độ hormone nội tiết tăng cao, vì thế có vài hành động cần kiêng kỵ đối với mẹ bầu để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của cả mẹ và bé. Một trong số đó là hành động vỗ mông bà bầu. Vậy, tại sao không được vỗ mông bà bầu?

Tại sao không được vỗ mông bà bầu? Khi mang thai, có những bộ phận trên cơ thể bà bầu mà bạn cần hạn chế không nên chạm vào, trong đó vùng mông là vùng bạn cần đặc biệt chú ý. Ở bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Hưng Thịnh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.

Tại sao không được vỗ mông bà bầu?

Trong dân gian, chuyện kiêng kỵ với bà bầu là một điều không thể tránh khỏi, bởi những thói quen hằng ngày bạn tưởng chừng như vô hại nhưng nó có thể ảnh hưởng nhiều đến thai nhi trong bụng. Vậy tại sao không được vỗ mông bà bầu? Dưới đây là một số nguyên nhân giải thích cho điều này dưới góc nhìn khoa học.

Tại sao không được vỗ mông bà bầu? Cần làm gì để bà bầu ổn định tâm lý khi mang thai? 1Tại sao không được vỗ mông bà bầu?

Giật mình đột ngột khiến tâm trạng của mẹ bầu nhạy cảm

Trong khoảng thời gian mang thai, cơ thể mẹ bầu tiết ra hormone progesterone một cách liên tục để nuôi dưỡng và giúp thai nhi phát triển một cách an toàn bên trong tử cung. Tuy nhiên, cũng chính hormone này làm cho mẹ bầu cảm thấy nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều. Những hành động bất ngờ, điển hình như bị vỗ vào mông hoặc vỗ lên vai sẽ càng làm tăng sự nhạy cảm ở thai phụ, vì thế mẹ bầu luôn ở trong trạng thái cảnh giác và không được thoải mái.

Bên cạnh đó, có quan niệm cho rằng khi mẹ bầu giật mình cũng làm cho em bé trong bụng bị giật mình theo, điều này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển não bộ của trẻ.

Tại sao không được vỗ mông bà bầu? Cần làm gì để bà bầu ổn định tâm lý khi mang thai? 2Việc giật mình đột ngột có thể khiến tâm trạng của mẹ bầu trở nên nhạy cảm

Làm thai nhi chậm phát triển

Khi bị vỗ vào mông, nhiều mẹ bầu có xu hướng trở nên bị hoảng loạn do giật mình đột ngột. Tâm lý tiêu cực này khiến cho thai nhi trở nên chậm phát triển hơn bình thường. Để giải thích cho điều này, một số nghiên cứu cho thấy khi tâm lý thai phụ không tốt sẽ làm tăng trở kháng tới động mạch tử cung, khiến quá trình bơm máu tới thai nhi gặp cản trở. 

Khi bào thai không được cung cấp đủ máu và dưỡng chất thì thai nhi sẽ bị chậm phát triển, đồng thời còn tăng nguy cơ bị tiền sản giật ở phụ nữ mang thai.

Tại sao không được vỗ mông bà bầu? Cần làm gì để bà bầu ổn định tâm lý khi mang thai? 3Hành động vỗ mông mẹ bầu trong quá trình mang thai có thể làm thai nhi bị chậm phát triển

Thai nhi nhận tín hiệu stress từ mẹ

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quá trình phát triển trong bụng mẹ, thai nhi liên tục nhận được các tín hiệu cảm xúc từ mẹ. Chẳng hạn, khi mẹ vui vẻ, buồn bã, căng thẳng thì bé đều có thể cảm nhận được, đồng thời bé cũng chịu tác động từ các tín hiệu cảm xúc đó.

Vì vậy, nếu hành động vỗ mông trêu chọc mẹ bầu xảy ra nhiều sẽ làm mẹ bầu dễ cảm thấy stress. Thông qua mối liên kết giữa mẹ và bé, thai nhi cũng sẽ chịu đựng những căng thẳng tương tự.

Căng thẳng làm tăng nguy cơ viêm âm đạo trong thai kỳ

Như đã đề cập, hành động mang tính bất ngờ cao như vỗ mông, vỗ vai hay hù dọa, trêu chọc đều có thể khiến mẹ bầu căng thẳng và trở nên đề phòng hơn với mọi thứ xung quanh. Sự căng thẳng kéo dài có thể gây ra sự biến đổi lượng hormone khiến môi trường ở vùng kín bị ảnh hưởng. 

Khi độ pH âm đạo thay đổi, hệ vi sinh vật có hại sẽ phát triển và tấn công vùng kín, từ đó vùng kín dễ bị viêm nhiễm.

Tại sao không được vỗ mông bà bầu? Cần làm gì để bà bầu ổn định tâm lý khi mang thai? 4Tinh thần căng thẳng ở mẹ bầu làm tăng nguy cơ viêm âm đạo thai kỳ

Những vị trí khác trên cơ thể mẹ bầu bạn nên tránh chạm vào

Ngoài vùng mông, không nên động chạm bất ngờ vào những bộ phận khác trên cơ thể phụ nữ mang thai như:

  • Núm vú: Khi mang thai, vùng ngực của phụ nữ thay đổi rất nhiều, điển hình như bầu vú trở nên to, nhạy cảm và quầng vú có phần sậm màu. Đặc biệt, phần nhũ hoa sẽ nhạy cảm hơn bình thường, vì vậy việc sờ nắn thường xuyên có thể tác động tới tử cung, dễ gây dọa sảy thai.

  • Vùng bụng: Một vài người thường có thói quen sờ bụng bà bầu để cảm nhận em bé nằm bên trong bụng mẹ. Tuy nhiên hành động này không nên làm bởi xoa bụng nhiều dễ khiến tử cung bị co thắt, không tốt cho thai nhi. Hơn nữa, nếu không quá thân thiết với mẹ bầu thì hành động này còn có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu nữa đấy.

  • Rốn: Trong giai đoạn thai nhi phát triển, vùng bụng của mẹ bầu sẽ căng lên theo, dẫn tới tình trạng lồi rốn ở một số mẹ bầu. Mặc dù trông ngộ nghĩnh nhưng cũng không nên đụng chạm vào phần rốn quá nhiều vì có thể khiến bộ phận nhạy cảm này tổn thương đấy nhé!

Tại sao không được vỗ mông bà bầu? Cần làm gì để bà bầu ổn định tâm lý khi mang thai? 5Ngoài vùng mông, cần tránh chạm vào vùng bụng của mẹ bầu bởi hành động này khiến tử cung dễ bị co thắt

Cần làm gì để mẹ bầu ổn định tâm lý trong giai đoạn thai kỳ?

Phụ nữ khi mang thai thường có xu hướng không ổn định về mặt tâm lý bởi sự biến đổi đột ngột nồng độ của các hormone nội tiết. Ở giai đoạn này, mẹ bầu có thể vui buồn tùy hứng, tùy thời điểm, thậm chí có một số mẹ còn rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc hưng cảm quá mức, còn được gọi là rối loạn lưỡng cực.

Việc tâm lý lên xuống thất thường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ mà còn không tốt cho sự phát triển của em bé trong bụng. Vì vậy, để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và hạnh phúc, người thân trong gia đình cần đặc biệt dành sự quan tâm đến mẹ bầu, tránh để thai phụ gặp căng thẳng, buồn bã và có những suy nghĩ tiêu cực. 

Đặc biệt, người chồng nên dành nhiều thời gian bên người vợ, cần cổ vũ, động viên, thể hiện tình cảm yêu thương nhằm mang đến hạnh phúc cho vợ bầu. Điều này sẽ giúp mẹ bầu thoải mái hơn và em bé trong bụng cũng phát triển tốt hơn, khỏe mạnh hơn.

Tại sao không được vỗ mông bà bầu? Cần làm gì để bà bầu ổn định tâm lý khi mang thai? 6Người chồng nên dành nhiều thời gian bên cạnh vợ mình nhằm mang đến hạnh phúc cho vợ bầu

Nếu thấy mẹ bầu có những biểu hiện tâm lý bất ổn như hay buồn rầu hoặc có những suy nghĩ tiêu cực, trầm cảm thì cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và có hướng khắc phục kịp thời nhất, tránh gây ra hậu quả đáng tiếc.

Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi: “Tại sao không được vỗ mông bà bầu?”, đồng thời đưa ra một số lưu ý khi tiếp xúc với mẹ bầu để mẹ bầu có thai kỳ luôn khỏe mạnh, tránh gặp phải những vấn đề đáng tiếc. Chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi những bài viết sắp tới trên trang web của Nhà Thuốc Hưng Thịnh nhé!

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý:
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.