Tài Khoản Kế Toán Là Gì – VinaTrain Việt Nam

Rate this post

Học kế toán nhất định phải hiểu về tài khoản kế toán và những nguyên tắc định khoản và những thông tin liên quan. Người làm kế toán tiếp cận với tài khoản kế toán hàng ngày nhưng chưa chắc đã hiểu được bản chất tài khoản kế toán là gì. Với kinh nghiệm đào tạo kế toán thực tế với nhiều khóa học nghiệp vụ từ cơ bản đến chuyên sâu, trung tâm kế toán VinaTrain sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về tài khoản kế toán là gì trong bài viết này.

I.Khái niệm về tài khoản kế toán

Trong nghành kế toán tài khoản kế toán được coi là là phương tiện để phản ánh, kiểm tra và giám sát một cách thường xuyên liên tục có hệ thống về sự tăng, giảm chuyển đổi các loại tài sản, nguồn vốn phát sinh trong quá trình mua bán, sản xuất của doanh nghiệp. có và sự vận động của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng như các quá trình sản xuất kinh doanh khác nhau trong các doanh nghiệp.

Ví dụ: Tài khoản 331 phản ánh các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán, cung cấp dịch vụ

Sử dụng tài khoản kế toán để phản ánh trên sổ sách là đặc thù của nghành kế toán, biểu hiện của tài khoản kế toán là: 

  • Cách thể hiện tên tài khoản kế toán

  • Sử dụng biểu đồ phản ánh phát sinh tài khoản kế toán (ví dụ biểu đồ chữ T).

Biểu đồ hạch toán tài khoản kế toán

II. Nội dung, kết cấu của tài khoản kế toán

Có thể bạn chưa biết tùy vào mức độ biểu hiện của tài khoản kế toán sẽ được phân thành những cấp độ khác nhau: Tài khoản cấp I, tài khoản cấp II… dựa vào nội dung và kết cấu của từng loại tài khoản.

Trong đó:

  • TK cấp I – là TK bao gồm 3 chữ số.

  • TK cấp II – là TK bao gồm 3 chữ số ở TK cấp I và 1 chữ số cuối = 4 chữ số

  • TK cấp III – là TK bao gồm 4 chữ số ở TK cấp II và 1 chữ số cuối = 5 chữ số

2.1 Nội dung tài khoản kế toán

Mỗi loại tài khoản được mở để phản ánh các loại đối tượng kế toán riêng biệt (nguồn vốn, nợ phải trả, chi phí…). Từng loại đối tượng sẽ đươc hệ thống trên một đầu tài khoản khác nhau. Sự phản ánh này được thống kê theo tính đối lập của việc phát sinh nghiệm vụ ví dụ: Doanh thu – chi phí ; khoản thu nợ và những khoản nợ phải trả …

Những phát sinh này cần được phản ánh thường xuyên trên hệ thống để làm căn cứ hạch toán lên chứng từ. 

2.2 Kết cấu của tài khoản kế toán

  • Phần bên trái chữ T được gọi là bên Nợ,

  • Phần bên phải chữ T được gọi là bên Có

Lưu ý:  Khi phản ánh tải khoản kế toán sẽ có những nguyên tắc định khoản nhất định bạn cần nắm được

  • Số dư đầu kỳ (cuối kỳ) nằm ở bên Nợ hoặc bên Có phụ thuộc từng loại tài khoản

  • Biểu đồ tài khoản Tài sản sẽ ngược với tài khoản phản ánh nguồn vốn, tài khoản doanh thu ngược với tài khoản chi phí. 

Nguyên tắc khi hạch toán tài khoản kế toán: 

  • Xác định đúng đối tượng phát sinh để hạch toán chính xác loại tài khoản
  • Nguyên tắc ghi: Nợ (trước) – Có ( Sau)  – Xong bên Nợ mới sang bên Có.
  • Phát sinh tăng loại tài khoản thì 1 bên tăng sẽ có 1 bên giảm 
  • Khi lên bảng cân thì tổng giá trị bên nợ và bên có phải bằng nhau

Phân loại tài khoản theo TT 200 ban hành ngay  22/12/2014 của BTC, có 9 loại tài khoản kế toán doanh nghiệp.

  • Loại 1 và 2: Tài sản
  • Loại 3: Nợ phải trả
  • Loại 4: Vốn chủ sở hữu
  • Loại 5: Doanh thu
  • Loại 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh
  • Loại 7: Thu nhập khác
  • Loại 8: Chi phí khác
  • Loại 9: Xác định kết quả kinh doanh

Mỗi loại tài khoản sẽ có những quy tắc ghi Nợ – Có khác nhau.

III. Phân loại tài sản kế toán 

Trong 9 loại tài khoản kế toán sẽ được phân thành các nhóm: Tài khoản tài sản, tài sản nguồn vốn và tài khoản xác định kết quả kinh doanh. 

Nhóm 1: Tài khoản tài sản, bao gồm loại 1,2,6,8

  • Phát sinh Tăng ghi bên Nợ.

  • Phát sinh Giảm ghi bên Có.

  • Số dư đầu kỳ (SDĐK) và số dư cuối kỳ (SDCK) của tài khoản loại 1, 2 nằm bên Nợ.

  • Tài khoản loại 6, 8 không có số dư.

 

Nhóm 2: Tài khoản nguồn vốn bao gồm loại 3,4,5,7

  • Phát sinh Tăng ghi bên Có.

  • Phát sinh Giảm ghi bên Nợ.

  • Số dư đầu kỳ (SDĐK) và số dư cuối kỳ (SDCK) của tài khoản loại 3, 4 nằm bên Có.

  • Tài khoản loại 5, 7 không có số dư.

Nhóm 3: Tài khoản xác định kết quả hoạt động kinh doanh – loại 9

Tài khoản 911 dùng để xác định và phản ánh kết quả kinh doanh. Đây là tài khoản trung gian, kết chuyển từ các tài khoản từ loại 5 đến loại 8 vào loại 9 để xác định lãi lỗ và đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

Trên đây là những kiến thức cần biết về tài khoản kế toán dành cho người mới bắt đầu. Ngoài kiến thức về tài khoản kế toán, bạn đọc nên tham khảo thêm những bài viết nghiệp vụ liên quan tới tài khoản kế toán như:

Bạn đọc cần học kế toán thực hành trong thời gian ngắn có thể tham khảo chương trình đào tạo kế toán tổng hợp thực hành tại VinaTrain. Hiện tại, trung tâm có 2 hình thức đào tạo online trực tuyến và đào tạo trực tiếp tại trung tâm phù hợp với nhu cầu học của nhiều người ở trình độ khác nhau. Hãy để lại bình luận dưới bài viết nếu bạn cần giải đáp thêm về tài khoản kế toán cũng như các thông tin về kế toán nhé. 

 Thanh Tâm – tổng hợp

_____________________________________________________________

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ THỰC TẾ VINATRAIN 

  •  Văn phòng Hồ Chí Minh:

           – 45 Thạch Thị Thanh, Phường Tân Định, Quận 1

  •  Văn Phòng Hà Nội:

           – 185 Nguyễn Ngọc Vũ, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

           – Số 43 Khu Tập Thể Công An Xa La, TDP 12, P. Phúc La, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

  •  Hotline tư vấn đào tạo: 0964.237.168

  •  Hotline tư vấn dịch vụ xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan: 0931.705.774

  • Gmail: [email protected]