Tác phong của một người giáo viên mẫu mực

Tiêu chuẩn tác phong và đạo đức nghề giáo là các yếu tố luôn được quan tâm nhiều nhất khi bạn bước chân vào ngành nghề này bởi nó sẽ đánh giá con người của bạn có thật sự phù hợp để trở thành những người giáo dục ươm mầm phát triển các tài năng tương lai của Tổ quốc hay không . Vậy thì để hiểu rõ hơn vấn đề này mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết sau đây.

Tác phong là gì?

Tác phong không chỉ là lề lối làm việc, đối xử với người khác mà còn là sự thể hiện ra bên ngoài của tổng hợp các yếu tố ăn, mặc, nói năng, động tác, cử chỉ,… của một con người

Đạo đức nghề nghiệp là gì?

Đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội, là một loại đạo đức đã được thực tiễn hoá. Lương tâm nghề nghiệp là sự tự phán xét, tự ý thức về trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp. Nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp và lương tâm nghề nghiệp có quan hệ mật thiết với nhau

Đạo đức nghề nghiệp là một nhánh trong hệ thống đạo đức xã hội,

Tư thế và vị trí khi đứng lớp của giáo viên

Để giáo dục hiệu quả giáo viên cần chú ý đến tư thế, vị trí đứng lớp của giáo viên như thế nào để đảm bảo bao quát được lớp, đảm bảo tính riêng tư của học sinh.

Khi giảng bài 

Giáo viên nên di chuyển quanh lớp để tăng cường sự tương tác với học sinh, thậm chí có thể đứng lên hoặc di chuyển tới vị trí mà tất cả học viên có thể nhìn thấy mình rõ hơn nhằm đảo bảo các em có thể lắng nghe thấy tiếng giảng bài với cường độ âm thanh tốt và duy trì sự chú ý đến mọi học viên bằng ánh mắt.

Giáo viên nên di chuyển quanh lớp để tăng cường sự tương tác

Khi cho học sinh làm việc nhóm

Hạn chế không đứng một chỗ tại vị trí nhóm bất kỳ quá lâu sẽ tạo áp lực và cảm giác không thõi mái cho học sinh, Tốt nhất giáo viên nên ngồi giữ hoặc di chuyển lên bàn giáo viên để theo dõi và quan sát tiến trình các em thực hiện.

giáo viên nên đi xung quanh lớp để giải đáp các thắc mắc cho học sinh

Chú ý khi học sinh hoạt động riêng lẻ giáo viên nên đi xung quanh lớp để giải đáp các thắc mắc cho học sinh hướng dẫn các em kỉ hơn và định hướng vấn đề khi các em gặp khó khăn trong việc xây dựng nội dung. Tuyệt đối không làm các hành động làm mất tập trung và khiến các em phân tâm.

Khi giải đáp thắc mắc cho học sinh 

Gặp những vấn nạn nan giải, những thắc mắc quá đà, nên từ tốn. Tốt nhất, khi bước vào phần thảo luận, nên giới hạn những ý kiến, thắc mắc, biện giải trong phạm vi bài học.

Tư thế tác phong chuẩn mực

Giữ thái độ ôn tồn hòa nhã sẵn sàng tiếp thu những ý kiến và trao đổi với học sinh đồng thời thẳng thắn nhưng khéo léo trong việc đưa ra lời khuyên để học sinh đón nhận vấn đề một cách vui vẻ và có tinh thần tiếp thu học hỏi cao nhất.

Tư thế tác phong chuẩn mực

Đầu tiên là dáng vẻ bên ngoài nên chú ý hình thể ăn mặc chỉnh tề dáng đi đỉnh đạc để tạo ấn tượng tốt với học sinh cũng như để các em noi theo.Trang phục, trang sức khi thực hiện nhiệm vụ phải giản dị, gọn gàng, lịch sự, phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm và phân tán sự chú ý của người học.

Kế đến là cử chỉ đi đứng hòa nhã, khoang thai, không hấp tấp vội vàng, cũng không e dè khúm núm, lại càng không nên huênh hoang ‘ra vẻ ta đây’, oai vệ hách dịch tỏ vẻ lạnh lùng khó gần. Ngoài ra, giáo viên còn phải chú ý đến thái độ cư xử, khi đứng lớp, cần giữ tư thế đứng nhiều hơn là ngồi, nếu có thể, nên đi tới gần bàn học sinh, tạo sự hòa đồng không nông nổi bất đồng thị uy và thiên vị làm mất hòa khí lớp học.

Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học

Tác phong làm việc nhanh nhẹn, khẩn trương, khoa học; có thái độ văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội, trong giao tiếp với đồng nghiệp, với người học; giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo.

Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phong giáo viên nhằm giúp bạn thực hiện tốt nghiệp vụ của mình và đảm bảo được sự tôn kính của học sinh. Qua đó các bạn có thể tìm hiểu thêm về cách giáo dục khi học sinh không nghe lời để có thêm tư liệu giảng dạy cũng như quản lý học sinh.