Tác phẩm văn học là gì? Đặc trưng cơ bản của một tác phẩm văn học
Trong xu thế hội nhập quốc tế, văn hóa Việt Nam có cơ hội giao lưu với các nền văn hóa khác trên thế giới. Tuy nhiên trong giai đoạn này các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc cũng phải đối diện với cả những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập. Và thách thức lớn nhất đối với nước Việt lúc này là làm sao để nền văn hóa dân tộc vừa có thể tiếp thu được các giá trị thời đại, tinh hoa văn hóa nhân loại, vừa có thể giữa được bản sắc dân tộc vốn có. Có thể thấy giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc được thể hiện rất đa dạng và phong phú trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Vậy tác phẩm văn học là gì , độc giả đã biết khái niệm về nó chưa? Hãy để niềm đam mê văn học của bạn được khơi gợi bởi nguồn kiến thức được Timviec365.vn cung cấp dưới đây nhé!
1. Tác phẩm văn học là gì?
Một tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh
Thế nào là tác phẩm văn học? Đây được định nghĩa như một công trình nghệ thuật ngôn từ, là kết quả của tiến trình lao động trí óc của cá nhân hoặc của cả một tập thể mà được người ta gọi với danh từ nhà văn. Một tác phẩm văn học là sáng tác cụ thể, văn bản bằng ngôn ngữ hoàn chỉnh không những mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn có tính thẩm mỹ – là vẻ đẹp chủ yếu tương ứng với cảm hứng và chủ đề tác phẩm.
Về nội dung, trong tác phẩm văn học mô phỏng lại cuộc sống, vẽ lên một bức tranh sống động về hoạt động của con người, con vật, đồ vật,… Thông qua bức tranh đó, người viết có thể gửi gắm, truyền đạt tới độc giả những tâm tư, tình cảm, tư tưởng và thể hiện được cả thái độ cá nhân trước những bất bình trong cuộc sống hiện thực. Nhân vật trong tác phẩm văn học không nhất thiết phải là người, nhà văn với trí sáng tạo của mình hoàn toàn có thể mượn hình ảnh con vật, đồ vật,… để phản ánh gián tiếp thực tại cuộc sống có thăng, có trầm, có vui vẻ, có hạnh phúc nhưng cũng có không ít bất hạnh, tủi nhục.
Cuộc sống hiện thực được phản ảnh trong tác phẩm văn học là cuộc sống đã thông qua tầm hồn nhân vật được phác họa lại bởi màu sắc văn học đặc sắc của người viết. Để rồi qua đó một thế giới đầy sống động được hé lộ, người đọc có thể cảm nhận, đôi khi còn bị cuốn vào vòng cảm xúc ấy. Chủ đề xuất hiện trong tác phẩm văn học đâu nhất thiết cứ phải là thực tế, không ai có thể ngăn cấm sự sáng tạo với những viễn tưởng thời Hy Lạp viết nên những câu chuyện khác thường về chúa trời, về bà tiên, ông bụt và cả những sự kiện lịch sử về lũ lụt thông qua câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh,…
Một tác phẩm văn học ra đời là đứa con tinh thần được thai nghén trong khoảng thời gian, trong đó đặt cả tâm huyết của nhà văn. Ở đó ta bắt gặp những cung bậc, tình cảm, trạng thái, cảm xúc mà thường vẫn gặp những đôi khi lại khó diễn tả được bằng lời,..
Về hình thức, tác phẩm văn học tồn tại có thể dưới nhiều phương diện ngôn ngữ: Là ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể. Có thể được tạo thành bằng văn vần – những bài thơ hay văn xuôi với các thể loại nhất định như tự sự, trữ tình, kịch, nhật ký, tùy bút và ký hoặc một thể tài văn học nhất định như hài kịch, bi kịch, thơ trào phúng, thơ tự do, truyện tiếu lâm, truyện ngắn, tiểu thuyết,…
Xem thêm: Báo chí tiếng anh là gì và kỹ năng tiếng anh liên quan tới nghề báo
2. Đặc trưng của các tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học được phân biệt với những tác phẩm khác bởi nét đặc trưng nào?
Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa hiện thực đời sống và tâm tư, tình cảm người viết. Thông qua các ngôn từ trong tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ tái hiện lại được chi tiết đời sống mà mình cảm nhận được trực tiếp từ mắt thấy tai nghe mà qua đó còn truyền đạt tới xã hội một điều già đó mới mẻ, lớn lao hơn, có thể là một lời phê phán, một lời khuyên cho cách sống hiện đại, thay đổi những suy nghĩ lạc hậu cố thủ trong đầu của ai đó. Đặc trưng của một tác phẩm văn học được dùng để phân biệt với những nghệ thuật khác bằng những nét riêng biệt, nổi bật của nghệ thuật văn chương. Cái độc giả cần trong một tác phẩm văn học không phải là tường thuật lại cuộc sống hiện thực một cách khô khan, nhàm chán mà đã đi vào văn học thì tác phẩm đó phải có chất văn để họ không chỉ biết về cuộc sống lúc đó mà còn hiểu được cả bản chất của thời đại mà học chưa được trải qua hoặc đang được sống và cảm nhận.
Ngôn từ trong văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật đi vào lòng người, tồn tại dưới hai dạng là lời nói hoặc văn bản viết. Là ngôn ngữ quần chúng nhưng được cách điệu hóa nhằm tạo ra ý nghĩa thẩm mỹ chứ không giống ngôn từ ta thường dùng trong sinh hoạt hàng ngày nhưng lại được bắt nguồn từ từ ngôn ngữ của quần chúng lao động. Từ lời nói thô mộc thông thường với mục đích giao tiếp để thông báo nhất thời bằng tâm hồn bay bổng, sức sáng tạo đa màu sắc, nhà văn đã nhào nặn và tái tạo lại nó trở thành ngôn ngữ nghệ thuật có tác dụng thể hiện cái vô cùng, vô tận của cuộc đời, của tâm hồn và của cả tâm tư con người một cách hình tượng.
Từ ngữ văn học không được lặp lại thường xuyên trong một tác phẩm văn học hoặc trong những tác phẩm khác nhau của cùng một tác giả, chúng phải thường xuyên được làm mới nếu người viết văn không muốn độc giả của mình cảm thấy nhàm chán với lối viết “quanh năm chỉ có một”. Đó là lý do vì sao các tác phẩm của những nhà văn lớn tuy có cùng chung chủ để nhưng vẫn cho người đọc nhiều cảm nhận khác nhau bởi chúng tồn tại nhiều các viết, cách truyền đạt.
Đặc trưng của những tác phẩm văn học được thể hiện thông qua ngôn ngữ văn học và ngôn ngữ văn học lại có tính khác biệt bởi những đặc điểm sau:
– Ngôn ngữ văn học có tính tự xác và tính luyện để diễn tả đúng chính xác cái hồn, cái thần của người chủ thể trong mỗi tác phẩm
– Ngôn ngữ văn học có tính hàm súc và đa nghĩa, điều này làm nên ý có tính cô đọc, không cần diễn đạt lan man những vẫn đảm bảo đủ ý truyền đạt.
– Ngôn ngữ văn học có tính hình tượng, nhờ có đặc điểm này mà dù trong tác phẩm văn học không có hình ảnh minh họa nhưng độc giả vẫn hoàn toàn có thể mường tượng ra những hiện thức tồn tại trong tác phẩm, làm sống dậy trạng thái, tái hiện được động tác hoặc sự vận động của con người, cảnh vật và toàn bộ thế giới mà tác phẩm nói tới.
– Ngôn ngữ văn học có tính biểu cảm. Thay lời muốn nói, trong tác phẩm văn học ngôn ngữ là thứ tiếng duy nhất mà nhà văn muôn liên kết nội dung câu chuyện với độc giả. Tính biểu cảm của ngôn ngữ văn học giúp người viết thể hiện được tâm trạng, tính cách suy nghĩ của nhân vật,… Sẽ là những đêm dài thao thức, nỗi băn khoăn hay đơn giản chỉ là một cử chỉ trên khuôn mặt như một nụ cười, giọt nước mắt,…
Qua đó có thể thấy, đặc trưng của văn học thể hiện ở chính thứ cấu tạo nên nó là ngôn ngữ văn học. Vậy một tác phẩm văn học thế nào là một tác phẩm văn học hay? Trong tác phẩm văn học hay, ngôn ngữ văn học sẽ được cấu tạo nên như thế nào? Cùng khám phá tiếp nhé!
3. Thế nào là một tác phẩm văn học hay, theo các bạn?
Những tác phẩm văn học mang giá trị nhân văn sâu sắc của Việt Nam
Tác phẩm văn học nào được sinh ra đều hay đều ý nghĩa tùy vào cách mà độc giả cảm nhận mó và cách mà nhà văn truyền đạt nội dung, quan điểm về cuộc sống, về hiện thực,… cho đúng đối tượng độc giả. Vì vậy có thể rút ra quan điểm về tác phẩm văn học hay là tác phẩm đáp ứng được nhu cầu người đọc, giúp họ cảm nhận được nội dung chứ không phải chỉ người viết mới hiểu. Vậy quan điểm về một tác phẩm lớn có phải là tác phẩm văn học hay? Một tác phẩm văn học lớn được đánh giá là một tác phẩm không chỉ đem đến cho người đọc cái nhìn khái quát về thời cuộc mà còn cho ta hiểu thêm về lẽ đời, về con người về xã hội đang sống. Những tác phẩm ấy khiến độc giả phải suy ngẫm, thấu hiểu và thậm chí còn làm cho họ nhìn nhận lại bản thân thông qua những gì mà nhà văn viết, từ đó đọng lại trong tâm trí người đọc một cảm xúc nhất định. Rõ ràng tác phẩm văn học lớn đã hoàn toàn làm thỏa mãn được độc giả bởi vậy năm trong tác phẩm văn học hay có tác phẩm văn học lớn. Còn với tác phẩm khác thì sao?
Mỗi nhà văn khi sáng tác nghệ thuật, đặt bút từ những câu chữ đầu đầu tiên, đều tự đặt ra cho mình một trọng trách lớn lao, chịu trách nhiệm nuôi dưỡng nguồn sống cho những tác phẩm văn học sắp ra đời đồng thời tìm chỗ đứng cho mình trong lòng độc giả. Bằng những hình tượng văn học nhà văn dựng lên trong tác phẩm, độc giả đọc soi mình vào và tìm thấy những bài học có giá trị. Tức là cho họ thấy cái họ quan tâm, điều họ thắc mắc được lý giải đồng thời là những minh chứng thuyết phục họ. Chỉ cần tác phẩm văn học mang được thông điệp đẹp đẽ, cấp thiết mà nhiều người muốn nhận là nhà văn đã đem đến được cho đời một tác phẩm văn học hay để lại ấn tượng trong tâm trí người đọc.
Một tác phẩm văn học được viết bởi nhà văn có nội lực cháy bỏng tức là có vốn tiếng đa phong cách sẽ luôn mang đến được cho người đọc tác phẩm hay, những luồng cảm nhận phong phú, đa màu sắc truyền đạt thành công mọi vấn đề trong cuộc sống thường ngày. Với những tác phẩm như vậy trước khi ra đời chủ đề của nó đã được cân nhắc chọn lựa để có thể triển khai một cách hấp dẫn bằng những phác họa đầu tiên trong đầu rồi mới cẩn thận đặt bút viết.
Tác phẩm văn học ra đời theo cảm nhận của mỗi độc giả sẽ có hai thái cực hay hoặc không hay, có thể hay với người này nhưng với người khác lại không hay bởi mỗi người có một cách thấu hiểu khác nhau, mỗi người có một khuynh hướng tìm hiểu chủ đề khác nhau. Nhưng một khi đã được xuất bản ra đời thì tất cả đều đáng đọc.
Bài viết tham khảo: Ngôn ngữ báo chí là gì? Tính chất của ngôn ngữ báo chí
4. Thuật ngữ văn học là gì?
Hình tượng văn học Việt Nam
Thuật ngữ là một số từ vựng dùng trong một ngành khoa học, một lĩnh vực cụ thể dùng để chỉ những khái niệm hoặc để gọi tên một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó trong vấn đề nghiên cứu. Và thuật ngữ văn học cũng vậy, là những từ vựng dùng riêng trong lĩnh vày để gọi tên những vật thể cấu tạo nên một tác phẩm văn học hoặc liên quan tới tác phẩm văn học. Do đó sẽ có không ít những thuật ngữ khiến mọi người không biết được ý nghĩa của nó như: Văn bản học là gì? Sáng tạo văn học là gì? Hình tượng văn học?… Timviec365.vn sẽ lần lượt giải nghĩa cho bạn ngay sau đây.
– Văn bản học hay còn học là văn bản văn học là một loại hình sáng tác thể hiện dưới dạng văn bản nằm trong một hình thức nghệ thuật hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ. Văn học còn bao hầm cả các văn bản được nói ra hoặc được hát lên.
– Sáng tạo văn học là thể hiện cái khác biệt, cái mới trong mỗi tác phẩm để chúng không bị trùng nhau về ngữ nghĩa, dù trong cùng một chủ đề nhưng cách truyền đạt để người đọc cảm nhận lại khác nhau.
– Hình tượng văn học: là nét đặc trưng của các tác phẩm văn học kết hợp với ngôn ngữ nghệ thuật để mô phỏng lại hình ảnh của cuộc sống, của sự việc,… được thể hiện trong tác phẩm văn học. Một số ví dụ về hình tượng văn học mà nhà văn quan tâm lựa chọn trong tác phẩm văn học đã được ra đời như Chí Phèo, Nam Cao, Chị Dậu, Mị,… phân tích đặc điểm tính cách của những hình tượng này cho độ giả thấy được nét đặc trưng chung của một bộ phận con người thời bấy giờ, phản ánh bản chất cuộc sống lúc đó,…
Kết thúc chủ đề tìm hiểu “tác phẩm văn học là gì?” hôm nay, hy vọng những thông tin kiến thức mà timviec365.vn đã cung cấp cho độc giả trên đây sẽ là hữu ích để củng cố lấp đầy kho tàng tri thức của mỗi người. Chúc các bạn ngày mới vui vẻ!
Chia sẻ: