Tác dụng bất ngờ của củ ba kích ngâm rượu
Củ ba kích được biết đến với những công dụng nổi tiếng như: Bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến những công dụng của củ ba kích ngâm rượu. Chúng ta cùng tìm hiểu những công dụng của ba kích ngâm rượu trong bài viết dưới đây nhé để có thêm thông tin hỗ trợ điều trị chữa bệnh bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.
Củ ba kích tím tươi
Giới thiệu về củ ba kích
- Ba kích là một loại dược liệu mọc nhiều ở vùng núi phía bắc, tập trung nhiều ở Hòa Bình, Lạng Sơn
- Ngoài tên gọi là ba kích, chúng còn được gọi là: Dây ruột già, Chẩu phóng xì (Quảng Ninh), Ba kích thiên (Trung Quốc)
- Bộ phận sử dụng của cây ba kích: Củ – dùng để làm thuốc điều trị bệnh
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây ba kích
Các loại ba kích
- Củ ba kích tím
- Củ ba kích trắng
Củ ba kích tím và củ ba kích trắng đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên củ ba kích tím theo nghiên cứu được ưa chuộng hơn bởi công dụng mạnh hơn và điều trị bệnh tốt hơn.
Khi ngâm rượu ba kích tím sẽ ngon hơn và đẹp mắt hơn rượu ba kích trắng. Tất nhiên là giá thành củ ba kích tím cũng sẽ cao hơn củ ba kích trắng
Bộ phận dùng làm dược liệu
Hầu như các bộ phận của ba kích đều được sử dụng để làm vị thuốc, bao gồm:
- Hoa
- Lá
- Quả
- Rễ
Trong đó, rễ ba kích là bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất.
Thu hái – Sơ chế
Có thể thu hoạch ba kích sau khi trồng được khoảng 3 năm. Thời gian thu hoạch thường rơi vào tháng 10 – 11. Đào rộng xung quanh cây ba kích để lấy toàn bộ phần rễ, rửa sạch. Ba kích được chia làm 2 loại:
- Loại ba kích rễ to, khỏe, cùi dày, màu tía là loại tốt.
- Loại rễ nhỏ, cùi mỏng hơn, màu trong là loại vừa.
Sơ chế ba kích
- Rễ ba kích sau khi thu hoạch thì đem rửa sạch và phơi ráo nước.
- Dùng dao khía nhẹ vào phần lõi ba kích, sau đó tách lấy phần thịt ba kích và rút bỏ lõi.
- Chỉ sử dụng phần thịt ba kích để ngâm rượu và làm thuốc, còn phần lõi thì không dùng.
Tác dụng của củ ba kích
- Củ ba kích tím được biết đến với khá nhiều công dụng khác nhau, Đông y cũng như dân gian đã ghi nhận củ ba kích với những tác dụng phổ biến như:
- Củ ba kích giống củ sâm cau rừng, có tác dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý nam giới.
- Mọi người thường sử dụng củ ba kích ngâm rượu với mong muốn giúp kéo dài thời gian quan hệ.
- Củ ba kích giúp hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp cao.
- Ba kích ngâm rượu giúp lưu thông huyết áp, ổn đình đường huyết tốt cho người mắc bệnh huyết áp cao.
- Những người bị mệt mỏi, ăn ngủ kém, chập chờn dùng ba kích đều đặn giúp cải thiện tình trạng trên một cách rõ rệt
- Người già cũng có thể sử dụng ba kích giúp cải thiện tình trạng mỏi gối, giảm triệu chứng bệnh phong thấp, đau nhức chân tay, khớp gối.
- Phụ nữ đau bụng kinh, kinh nghuyệt không đều, lạnh tử cung, đến tuổi mãn kinh dùng ba kích sẽ giúp cải thiện dấu hiệu bệnh rõ rệt
- Sử dụng củ ba kích tốt cho người già hay mắc bệnh về xương
- Điều trị thận hư, dương suy là một trong những đặc điểm chung của ba kích tím và củ sâm cau rừng.
Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của ba kích- cây thuốc quý
Củ ba kích ngâm rượu
Bào chế ba kích
- Ngâm ba kích trong nước câu kỷ tử khoảng 1 đêm cho mềm, sau đó lấy ra ngâm với rượu khoảng 1 đêm. Vớt ba kích ra và đem sao vàng với cúc hoa, bảo quản trong lọ kín nắp để dành dùng dần.
- Giã dập cam thảo, sắc với nước, sau đó lọc bỏ phần bã. Tiếp đến, cho kích vào nấu cho đến khi ba kích mềm, xốp thì rút bỏ lõi và mang phần thịt đi phơi khô.
- Ngâm ba kích với rượu 1 đêm cho mềm rồi lấy ra cắt nhỏ, sấy khô và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, để tránh ẩm mốc.
- Trộn khoảng 1kg ba kích với 20g muối rồi đem lên hấp cách thủy cho đến khi rút được phần thịt ba kích, sau đó mang đi phơi khô và để dành dùng dần.
- Ba kích đem rửa sạch, ủ mềm, lột bỏ phần lõi, thái nhỏ rồi đem tẩm rượu và ủ khoảng 2 tiếng. Sao vàng hoặc nấu hỗn hợp này thành cao lỏng, bảo quản ở nơi thoáng mát.
Bảo quản
Ba kích sau khi phơi hoặc sấy khô thì cho vào trong lọ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát, tránh làm dược liệu bị ẩm mốc.
=> Sơ chế củ ba kích ngâm rượu
Cách ngâm rượu của củ ba kích tươi
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bình ngâm rượu nên chọn bình là vật liệu thủy tinh hoặc sành sứ.
- Chọn bình hợp lý để đủ thể tích.
- Củ ba kích tươi đã làm sạch và bỏ lõi
- Rượu ( nên chọn rượu ngon, 40 độ trở lên).
- 1kg ba kích tươi tương ứng với 5 lít rượu.
Hướng dẫn ngâm rượu củ ba kích tươi
- Rửa sạch bình rượu để ráo nước
- Củ bá kích nên được tráng qua 1 lượt rượu và để ráo nước.
- Sau khi sơ chế xong, chúng ta cho củ ba kích tím vào bình và đổ rượu đã được chuẩn bị ở trên, đóng kín rồi đem đi cất.
- Bảo quản bình rượu nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ khoảng 25 độ
Bình rượu ba kích
Cách ngâm rượu củ ba kích khô
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bình ngâm rượu nên chọn bình là vật liệu thủy tinh hoặc sành sứ.
- Chọn bình hợp lý để đủ thể tích.
- Củ ba kích khô đã làm sạch và bỏ lõi
- Rượu ( nên chọn rượu ngon, 40 độ trở lên).
- 1kg ba kích tươi tương ứng với 7-8 lít rượu.
Hướng dẫn ngâm rượu củ ba kích khô
- Rửa sạch bình rượu để ráo nước
- củ ba kích rửa sạch để ráo nước.
- Sau khi sơ chế xong, chúng ta cho củ ba kích vào bình và đổ rượu đã được chuẩn bị ở trên, đóng kín rồi đem đi cất.
- Bảo quản bình rượu nơi khô ráo thoáng mát, nhiệt độ khoảng 25 độ
Những lưu ý khi ngâm rượu ba kích
- Nên ngâm rượu ba kích từ 2 tháng trở ra mới nên dùng
- Tốt nhất nên ngâm từ 6 tháng trở ra sẽ giúp rượu ngon và bổ dưỡng nhất
- Khi ngâm rượu ba kích nếu bình rượu được hạ thổ sẽ ngon nhất
- Khi ngâm rượu ba kích cần sơ chế ba kích thật kĩ
Những lưu ý khi dùng rượu ba kích
Đông Y cho rằng cây ba kích có vị cay, ngọt, tính ấm. Thảo dược có rất nhiều tác dụng, tuy nhiên nếu rơi vào những trường hợp dưới đây thì tuyệt đối không nên dùng:
- Những người âm hư quá vượng, táo bón lâu ngày, nóng trong thì tuyệt đối không nên dùng
- Củ ba kích không dùng với phụ nữ rong kinh, kinh sớm
- Những người huyết áp thấp không nên sử dụng nhiều, khi dùng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc
- Khi sử dụng ba kích nên tham khảo cách chế biến ba kích- bỏ lõi ba kích để đảm bảo an toàn
Một số lưu ý khác khi sử dụng cây bá kích
- Không sử dụng ấm hoặc nồi kim loại để sắc thuốc vì nó có thể làm biến đổi dược tính của thuốc.
- Dùng ba kích theo liều lượng được chỉ định.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng ba kích.
- Tuân thủ liệu trình điều trị, không nên sử dụng ba kích trong thời gian dài.