TƯ DUY KHỞI NGHIỆP THẾ NÀO LÀ ĐÚNG? – CEO Nam Định Holding

Tư duy khởi nghiệp là những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của chúng ta sửa đổi và cải tạo thông qua hoạt động vật chất giúp cho chúng ta có nhận thức đúng đắn về khởi nghiệp và đưa ra hướng đi đúng đắn.

Khi khởi nghiệp, chắc chắn bạn phải có ý tưởng. Cùng với ý tưởng là thế mạnh và cả điểm yếu của bạn. Khởi nghiệp, bạn không nên lao vào làm hết mọi việc. Kể cả những việc không phải sở trường của mình. Hãy dành những việc đó cho người có sở trường.

KHÔNG CÓ TƯ DUY CŨ HAY MỚI, CHỈ CÓ TƯ DUY PHÙ HỢP HAY KHÔNG

Tư duy khởi nghiệp không có khái niệm mới hay cũ, chỉ quan trọng kết quả bạn tạo ra từ tư duy của mình. Miễn là chúng phú phù hợp với thị trường và đem đến lợi nhuận của bạn. Còn nếu không, hãy thay đổi chúng.

KHỞI NGHIỆP KHÔNG CẦN PHẢI LÀ ĐIỀU GÌ ĐÓ QUÁ LỚN LAO

Ý tưởng khởi nghiệp xuất phát những thứ xung quanh bạn, từ những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhất. Quan sát xung quanh mình, nhận ra những điều chưa ổn của cộng đồng và có mong muốn cải thiện nó. Khi đó, bạn làm được chính xác điều người khác cần.

ĐỪNG NGHĨ RẰNG BẠN KHÔNG ĐỦ VỐN ĐỂ KHỞI NGHIỆP

Những doanh nghiệp hoành tráng như Oppo, Samsung… họ cần cả quá trình dài để gây dựng và phát triển thương hiệu để có được như hiện tại. Và bạn cũng sẽ như vậy.

Bạn cần bắt đầu từ cái nhỏ để đi lên, đừng mắc sai lầm của những startup hiện nay vẫn nghĩ làm kinh doanh là phải làm những cái lớn lao, có văn phòng, nhân viên và làm ra những sản phẩm đắt tiền. Tất cả đều cần thời gian.

Kinh doanh có nghĩa là biến 1 thành 10 đừng nghĩ phải có 10 mới biến thành 10, điều đó đồng nghĩa rằng bạn lấy lãi để tiếp tục kinh doanh, chứ không phải lấy tiền về để tiêu xài. Không cần vốn mạnh để có thể duy trì doanh nghiệp, vốn mạnh chỉ cần để giải quyết khó khăn lúc ban đầu.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TÌM RA HƯỚNG GIẢI QUYẾT?

Khởi nghiệp là một hành trình giải quyết các vấn đề từ nhỏ đến lớn, đối với mỗi vấn đề, cách tìm ra phương án giải quyết hữu hiệu và nhanh nhất, đó chính là nói đề cho nhóm(các thành viên trong tổ chức) của bạn, thay vì chỉ bạn nghĩ cách giải quyết, khi chia sẻ vấn đề nhiều người sẽ giúp bạn giải quyết dễ dàng.

NHIỆT HUYẾT KHỞI NGHIỆP LUÔN CHÁY TRONG MÌNH

Không có gì bằng việc sống với đúng đam mê của mình, bạn hãy tận dụng điều đó vào kinh doanh. Khi bắt đầu khởi nghiệp, bạn hãy nỗ lực hết sức, không sợ sệt khi đối diện với những điều khó khăn nhất, bởi lẽ đó là kinh nghiệm quý báu cho lần khởi nghiệp sau.

KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI ĐẢM NHẬN TẤT CẢ VAI TRÒ CỦA 1 DOANH NGHIỆP

Thời gian gần đây, trong một số tài liệu và cả trong một số khóa đào tạo về khởi nghiệp, những người khởi nghiệp được khuyến khích hãy sẵn sàng lăn xả vào làm mọi việc, kiểu người khởi nghiệp phải đóng nhiều vai: giám đốc, bốc vác, kế toán, bán hàng, tiếp thị, giao nhận. Kết quả là trên 90% số bạn khởi nghiệp thất bại, phá sản, dù làm việc cật lực trong mọi vai trò được các chuyên gia khuyến khích.

Khởi nghiệp, bạn không nên lao vào làm hết mọi việc, kể cả những việc không phải sở trường của mình, mà hãy dành những việc đó cho người làm tốt hơn. Tất nhiên bạn sẽ phải làm choàng một số việc bên cạnh việc thuộc sở trường của mình, nhưng nếu ôm đồm hết mọi việc thì xác suất thất bại sẽ là 95%, và 5% còn lại chỉ là may mắn.

Nếu không thuê được ai vì không có tiền, bạn có thể mời người đó tham gia cổ đông. Hoặc hợp tác ăn chia theo cách hai bên cùng có lợi. Khởi nghiệp không phải cứ “lăn xả”, “cày cuốc”, hay “kiên cường, bất chấp” là sẽ thắng, cày đúng chỗ, cực đúng nơi mới là yếu tố giúp người khởi nghiệp thành công.

TẤT CẢ MỌI THỨ PHẢI DO BẠN QUYẾT ĐỊNH

Đây là điều cần thiết và quan trọng. Dự án, ý tưởng, tư duy khởi nghiệp này là của bạn. Bạn cần nắm rõ mọi thứ và quyền quyết định phải nằm ở bạn. Thực tế sẽ khác rất nhiều so với tưởng tượng. Học hỏi và lắng nghe luôn cần thiết với bạn.

Với kinh nghiệm 20 năm quản trị doanh nghiệp, 3 lần khởi nghiệp thất bại đã giúp cho thầy Ngô Minh Tuấn đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh, đặc biệt là về khởi nghiệp và quản trị. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ thực tiễn của thầy về Tư duy khởi nghiệp thế nào là đúng? để có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi khởi nghiệp, bạn nhé!

————

Để được tư vấn chuyên sâu hơn về Tư duy khởi nghiệp và học hỏi những bài học khởi nghiệp thực tiễn, quý khách hàng vui lòng liên hệ với CEO Nam Định Holding theo thông tin dưới đây. Cam kết sẽ khiến bạn hài lòng và dễ dàng thành công, hạn chế tối đa rủi ro khi khởi nghiệp.

Thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: