TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH AN TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC ATGT CHO HỌC SINH

TRƯỜNG TIỂU HỌC KHÁNH AN

VỚI NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN AN GIÁO DỤC TOÀN GIAO THÔNG

 

         

         Trường Tiểu học Khánh An thuộc địa bàn xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Trường nằm trên trục đường chính của xã, nằm bên cạnh trường Trung học cơ sở Khánh An, trước khuôn viên nhà trường có vỉa hè, rất thuận tiện cho việc học sinh ra vào trường lớp và phụ huynh đón học sinh.

Các con đường trong xã đều là đường bê-tông rất đảm bảo nhưng đường còn khá nhỏ, tầm nhìn khi tham gia giao thông đôi lúc còn bị hạn chế, có nhiều đoạn đường không có vỉa hè dành cho người đi bộ, người dân xây nhà  gần sát đường chính, có gia đình cửa nhà chỉ cách đường chính 50-70cm.….. Phương tiện tham gia giao thông của người dân trong xã rất đông, nhất là vào những giờ cao điểm từ 6 giờ 30 phút -7 giờ 30 phút, 16 giờ 30 phút –18 giờ hàng ngày. Khoảng thời gian này trùng khớp vời giờ học sinh đến trường và tan trường của cả 2 trường Tiểu học và Trung học cơ sở, gây ra rất nhiều nguy hiểm đối với học sinh.

Học sinh trường Tiểu học Khánh An được chia làm 3 nhóm tham gia giao thông chính: Học sinh đi bộ đến trường, học sinh đi xe đạp, học sinh được ông bà, bố mẹ đưa đến trường bằng các phương tiện giao thông (xe đạp, xe máy, ô tô).

          Với tình hình thực tế đó, trường Tiểu học Khánh An đã chủ động xây dựng kế hoạch Giáo dục An toàn Giao thông cho học sinh ngay từ những ngày đầu học sinh đến trường: Học sinh tất cả các khối lớp đều được học chương trình giáo dục An toàn Giao thông vào mỗi tuần. Chương trình sách giáo khoa An toàn Giao thông phù hợp với từng lứa tuổi học sinh, hình ảnh minh hoạ thiết thực, gần gũi với các em. Kết hợp với các buổi sinh hoạt, hoạt động tải nghiệm truyền tải nội dung An toàn Giao thông và xây dựng kế hoạch tuyên truyền đến phụ huynh học sinh về Luật An toàn Giao thông để đảm bảo sự an toàn khi tham gia giao thông cho học sinh.

          Những hoạt động cụ thể mà giáo viên, nhà trường đã tổ chức để dạy học và giáo dục luật giao thông cho học sinh cụ thể như sau:

Đối với cha mẹ học sinh:

       Tâm lí lứa tuổi học sinh  tiểu học luôn cho rằng cha mẹ, thầy cô là những tấm gương sáng, chuẩn chỉ nhất để các em noi theo. Vì thế, nhà trường đã bắt tay vào tuyên truyền Luật An toàn Giao thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh.

        Nội dung tuyên truyền cụ thể:

        Giáo viên phổ cập kiến thức An toàn Giao thông, một số hình ảnh người dân tham gia giao thông không

chấp hành Luật An toàn Giao thông và đặc biệt là hình ảnh những người tham gia giao thông có chở các em nhỏ không đội mũ bảo hiểm, lái xe bằng một tay…, và đưa ra những hậu quả của việc thiếu trách nhiệm khi tham gia giao thông của con người.

Tuyên truyền và yêu cầu phụ huynh học sinh lớp chấp hành một số nội dung như sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh khi tham gia giao thông:

          + Không cho học sinh đi xe đạp điện đến trường.

          + Khi ngồi sau xe đạp điện, xe máy tham gia giao thông học sinh phải đội mũ bảo hiểm tiêu chuẩn, vừa đầu, đúng quy định.

          + Xe đạp là phương tiện thô sơ, dễ đi, khá phổ biến ở học sinh lớp tôi nói riêng hay học sinh toàn trường nói chung. Khi các em đi xe đạp đến trường hay tham gia giao thông “nên” đi những chiếc xe đẹp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt, đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người. Và chỉ những học sinh nào thực sự đi xe đạp đã vững phụ huynh mới cho các em đi xe đạp tham gia giao thông.

          + Khi các bậc phụ huynh đưa học sinh đến trường phải trang bị cho người chở (phụ huynh) và học sinh đội mũ bảo hiểm đúng quy định và khi dừng xe cho học sinh vào trường cần phải táp vào vỉa hè, không cho học sinh xuống ở giữa đường hay giữa cổng trường. Khi đón học sinh ra về, mong phụ huynh cho gọn xe lên vỉa hè để chờ học sinh, không đứng dưới lòng đường, lề đường, không đứng trước cổng trường gây cản trở giao thông trước cổng trường gây mất trật tự An toàn giao thông và mỹ quan trường học.

          Đối với học sinh:

           

        – Tuyên truyền và giáo dục cho các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường khi quá đông người, không nên đùa nghịch đi hàng 2 hàng 3, lạng lách, đánh võng; sự nguy hiểm của việc tham gia giao thông mà không chấp hành đúng Luật giao thông

          – Yêu cầu các em được bố mẹ, ông bà đưa đến trường phải chấp hành đội mũ bảo hiểm 100%.  

          Nhà trường đã chỉ đạo phân luồng giao thông ngay từ trong khu vực sân trường để tránh ùn tắc giao thông nơi cổng trường bằng cách: Học sinh được cha mẹ đưa đón đi học bằng các phương tiện giao thông khác nhau và học sinh gần trường đi bộ đến trường được xếp hàng ra về trước. Sau khi học sinh đi bộ về trước hết thì mới đến học sinh đi xe đạp ra về. Tất cả các em đều được xếp thành 2 hàng, khi ra cổng trường các em di chuyển về hướng tay trái đi 1 hàng, di chuyển về hướng tay phải đi 1 hàng. học sinh đi xe đạp sẽ di chuyển ra sau và khi dắt xe trong sân trường cũng chia làm 2 hàng di chuyển về hướng tay trái đi 1 hàng, di chuyển về hướng tay phải đi 1 hàng. Điều này tránh được tình trạng học sinh ào ào ra khỏi trường học, chen lấn, xô đẩy nhau.

          Đối với giáo viên:

          Mỗi giờ học An toàn giao thông của học sinh được từng giáo viên soạn, giảng và chuẩn bị đầy đủ thiết bị đồ dùng minh họa cho tiết dạy đầy đủ.

          Kết hợp tổ chức cho học sinh vận dụng thực hành những bài học trong chương trình. Sân khấu hóa nội dung chương trình bằng cách tổ chức cho học sinh sắm vai, diễn tiểu phẩm, hát, đọc thơ…để các em có thể nhớ bài học kĩ càng hơn.

          Tổ chức giao lưu giữa các lớp trong khối để học sinh được củng cố các kiến thức, kĩ năng về An toàn Giao thông.

          Tôi tổ chức cho học sinh trong lớp theo dõi nhau, báo cáo lại những lỗi vi phạm của bạn, sau đó hướng dẫn học sinh đánh giá việc làm của mình, của bạn thông qua các bài học An toàn Giao thông.

         

        Từ vấn đề thiết yếu trên, hàng năm trường tiểu học Khánh An thường tổ chức các chuyên đề trải nghiệm về an toàn giao thông với sự có mặt của cả các bậc cha mẹ học sinh, các thầy cô giáo trong trường, các thầy cô giáo trong cụm và toàn thể học sinh trong trường. Trong các buổi trải nghiệm đó các em đã được gặp gỡ và trực tiếp giao lưu với các chú công an, được các chú công an hướng dẫn làm quen với các biển báo hiệu giao thông như đi, dừng lại, rẽ phải, rẽ trái,…; tìm hiểu về các tín hiệu đèn giao

thông, các em được hướng dẫn cách sử dụng và cách đội mũ bảo hiểm, biết cách chỉnh dây mũ cho vừa với mình; ý thức được việc đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính mình và người thân……từ đó học sinh thực hiện được các qui định về luật an toàn giao thông.

 

 

Cũng trong buổi giao lưu “Giáo dục kĩ năng tham gia giao thông an toàn” đó học sinh được tìm hiểu về luật giao thông đường bộ thông qua phần thi trả lời các câu hỏi của ban tổ chức với các hình thức lựa chọn đáp án đúng nhất do BTC đưa ra.

 

 

Các em được vẽ tranh bày tỏ mơ ước  về môi trường, về cổng trường về con đường đến trường….. an toàn của mình thông qua hình thức vẽ tranh đồng đội.

   

 

   

         Và đặc biệt, các em được trực tiếp xử lý, giải quyết các tình huống giao thông, học hỏi về kĩ năng tham gia giao thông, văn hóa ứng xử trong giao thông…. thông qua các tình huống giao thông do chính các em xây dựng và xử lý.

 

            

 

   

 

Một số hình ảnh về Hoạt động trải nghiệm về ATGT của HS Trường Tiểu học Khánh An